Một trong những cách để chính phủ thực hiện để phát triển nền kinh tế của một quốc gia đó là nới lỏng định lượng. Chính sách này nó sẽ đem lại cho nền kinh tế những lợi ích cũng như nhược điểm gì? Bài viết này sẽ đem đến cho bạn những nội dung về nới lỏng định lượng, hiểu được Quantitative Easing là gì, những thông tin cơ bản về Quantitative Easing sẽ được cập nhật trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Hiểu về Quantitative Easing
Quantitative Easing (hay còn gọi là nới lỏng định lượng) nó là một chính sách được ngân hàng trung ương thực hiện nhằm ổn định được giá cả thị trường, tình trạng lạm phát cũng như có thể kích thích được những công ty và các cá nhân vay và thực hiện chi tiêu nhiều hơn.
Quantitative Easing là một trong những chính sách tiền tệ được thực hiện. Những chính sách của tiền tệ là chính sách thắt chặt và chính sách nới lỏng, mở rộng. Chính sách nới lỏng được thực hiện khi quốc gia có chỉ số GDP tăng trưởng chậm, lúc này, NHTW sẽ thực hiện tăng cung tiền và thực hiện thêm biện pháp giảm mức lãi suất.
Khi lãi suất ở mức thấp thì nhiều nhà đầu tư sẽ tham gia đầu tư và lúc này dòng tiền trong nền kinh tế sẽ được tăng lên. Đến một lúc nào đó, lãi suất giảm đến còn 0% thì nhà đầu tư sẽ được xem xét được hỗ trợ, NHTW lúc này sẽ áp dụng chính sách Quantitative Easing.
2. Bản chất của Quantitative Easing
Chính sách Quantitative Easing được thực hiện bắt đầu từ hoạt động ngân hàng sẽ phát hành thêm tiền, tăng nguồn cung tiền trong nền kinh tế bằng biện pháp mua lại những tài sản chứng khoán, những trái phiếu của chính phủ,…
Việc mua lại này sẽ làm tăng được cung tiền của một trong những tài sản đó và có thể sẽ giảm được những chi phí giao dịch của tài sản đó và kích thích sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh ở hiện tại.
Khi lãi suất đã giảm xuống ở mức thấp thì NHTW sẽ sử dụng ít công cụ hơn để tác động và làm tăng sự phát triển kinh tế. Nếu chính sách Quantitative Easing không được thực hiện tốt thì chính phủ sẽ sử dụng phương pháp tài khóa để tăng cung tiền trong nền kinh tế.
Thực chất thì chính sách nới lỏng tiền tệ được thực hiện để cho dòng tiền chảy trong nền kinh tế được dễ dàng hơn và từ đó kinh tế sẽ được hoạt động nhanh chóng hơn. Mục đích là giữ được mức lãi suất hiện ở mức thấp và có thể kích thích được sự vay của nhiều nhà đầu tư vũng như kích thích chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế.
Khi tiền được tăng thêm trong nền kinh tế sẽ làm tăng lượng tiền trong các quỹ tài chính. Việc tăng thêm này sẽ tạo nên một lượng cung tiền lớn và rẻ hơn, nên lãi suất được thực hiện sẽ giảm và việc vay tiền cũng như tiêu tiền của các công ty, cá nhân sẽ nhiều hơn. Từ đó kinh tế sẽ được tăng trưởng.
3. Lợi ích của chính sách Quantitative Easing
Khi thực hiện chính sách thì đầu tiên chính phủ mong muốn các doanh nghiệp và các cá nhân sẽ vay nhiều hơn, và thực hiện chi nhiều hơn với những khoản vay đó
Thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn với những khoản vay này sẽ giúp nền kinh tế ổn định hơn và có một dòng tiền chảy ổn định hơn. Khi lãi suất được giảm thấp thì nhà đầu tư sẽ không hấp dẫn nhiều với những khoản tiền gửi tiết kiệm nữa.
Khi kinh tế được tăng trưởng thì việc tăng trưởng việc làm được nâng cao, do những công ty sẽ có nguồn vốn từ các khoản vay, họ sẽ tận dụng để phát triển doanh nghiệp của mình và qua đó có thể mở rộng quy mô kinh doanh thì cần thêm nhân công, tăng việc làm cho các lao động mới là điều hiển nhiên.
4. Những ảnh hưởng khi thực hiện chính sách Quantitative Easing
Thực tế khi thực hiện chính sách này thì nền kinh tế có thể dẫn đến bị lạm phát cao. Có khi chính sách được thực hiện nhưng việc tăng trưởng kinh tế lại không có nên việc xảy ra lạm phát ảnh hưởng đến kinh tế khá lớn.
Đôi khi được đánh giá là một chính sách không có lợi ích cao khi thực hiện để phát triển kinh tế. Khi tiền được tăng thêm trong nền kinh tế thì việc cạnh tranh của những sản phẩm ngày được tăng cao, trong khi đó các doanh nghiệp không thực hiện việc sản xuất thêm hàng hóa.
Việc làm đó dẫn đến việc sản phẩm được cung cấp thì ít nhưng mức cầu thì quá cao nên việc giá cả của các sản phẩm này sẽ tăng cao, lạm phát sẽ bắt nguồn từ đây nếu không được quản lý chặt chẽ.
Tỷ lệ nợ được tăng ngày càng lớn. Khi lãi suất được giảm thì người đi vay sẽ lớn, nếu họ vay quá mức mà hiệu quả trả nợ của họ không có thì điều này sẽ ảnh hưởng đến xấu đến sự phát triển kinh tế.
Quantitative Easing được áp dụng sẽ ảnh hưởng đến những thị trường đầu tư khác. Đặc biệt là thị trường chứng khoán, sẽ rất nhạy cảm với việc bất ổn của nền kinh tế.
Chính sách Quantitative Easing được thực hiện và xem như là một cách hoàn hảo để một nền kinh tế thoát khỏi được khủng hoảng, tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro khác nhau. Đặc biệt là với đồng tiền được sử dụng trong quốc gia đó.
Đồng tiền chảy trong quốc gia sẽ bị mất giá khi thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ được bắt đầu và không có hiệu quả. Có thể nó sẽ kích thích được sản xuất, đối với các doanh nghiệp có thể đem lại cho họ khi hàng xuất khẩu sẽ thấp hơn những sản phẩm được phân phối ở thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu những sản phẩm, hàng hóa sẽ mắc hơn và chi phí để sản xuất cũng như mức giá để người dùng trong nước sẽ tăng cao.
5. Ví dụ thực tế của Quantitative Easing
Thực tế thì chính sách này đã được một số quốc gia áp dụng và sử dụng chúng để phát triển nền kinh tế của mình.
Tại Nhật Bản thì đã áp dụng 2 lần năm 2001 – 2006 và được thực hiện vào năm 2012. Tuy nhiên, hiệu quả lúc thực hiện vẫn chưa được cao vì đồng tiền nước Nhật vẫn thấp hơn so với đồng USD của Mỹ.
Năm 2008 – 2014 thì Hoa Kỳ cũng đã áp dụng chính sách này để giải quyết được sự suy giảm của nền kinh tế, tình hình lạm phát được kiểm soát, tình trạng thất nghiệp được giảm thiểu đáng kể và đã phục hồi được sự phát triển trở lại của nền kinh tế.
Tại châu Âu vào năm 2015 – 2018 cũng đã thực hiện chính sách Quantitative Easing để tăng trưởng lại nền kinh tế, mặc dù nền kinh tế đã được ổn định, lượng người lao động có việc làm đã được tăng cao, mức lạm phát đã được kiểm soát nhưng những người dân tại đây thời điểm này vẫn phải chịu những vấn đề về việc lãi suất tăng cao.
6. Lời kết
Với những nội dung về Quantitative Easing được bài viết chia sẻ ở trên, chắc bạn cũng hiểu được Quantitative Easing là gì. Hiện tại thì chính sách này còn gây nhiều tranh cãi vì đôi khi có thể nó mang lại nhiều điều tích cực nhưng có khi nó được thực hiện nhưng không có hiệu quả với nền kinh tế hiện tại của một quốc gia, đôi khi có nhiều tiềm ẩn rủi ro về lạm phát hoặc sự mất giá của đồng tiền. Mặc dù vậy, nhưng khi sử dụng đúng chính sách này thì nền kinh tế cũng sẽ có được những hiệu quả nhất định.