Phương pháp tính giá trị thực của cổ phiếu hiệu quả

Xác định giá trị thực của các cổ phiếu có nghĩa là nhà đầu tư phải định giá được  giá trị thực  của cổ phiếu đó. Cùng tìm hiểu các cách tính giá trị thực của cổ phiếu, hiểu được vì sao cần định giá cổ phiếu để tìm ra giá trị thực của những cổ phiếu và cách nhận biết giá trị thực của các cổ phiếu trên thị trường trong bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm giá trị thực của cổ phiếu

Giá trị thực hay còn gọi là giá trị nội tại, nó đo lường giá trị của một khoản đầu tư trên thị trường dựa vào dòng tiền của nó. Giá trị thực sẽ cho bạn biết được giá trị của tài sản chứng khoán dựa trên các phân tích về hiệu suất tài chính thực tế của chúng.

Giá trị thực của cổ phiếu
Giá trị thực của cổ phiếu là gì

Giá trị thực khác với giá trị của thị trường, giá trị thị trường sẽ cho bạn biết được giá mà người mua trên thị trường sẵn sàng chi trả cho một tài sản đó.

Tuy nhiên có nhiều nhà đầu tư sẽ có ý kiến khác về giá trị thực tùy vào cách nhìn nhận khác nhau của họ đối với thị trường họ đầu tư. Ví dụ như:

  • Có thể là giá trị hiện tại của tiền mặt có thể lấy ra khỏi công ty tại thời điểm hiện tại
  • Giá trị thực cũng có thể được hiểu là giá trị hiện tại của tài sản chứng khoán dựa theo chiết khấu dòng tiền trong tương lai 

Và các phương pháp mà nhà giao dịch tìm ra giá trị thực của cổ phiếu cũng được hiểu là cách định giá của cổ phiếu đó trong hiện tại có giá trị là bao nhiêu. 

2. Lý do cần tính giá trị thực của các cổ phiếu?

Việc định giá giá trị thực của cổ phiếu trên thị trường có vai trò quan trọng, nó giúp các nhà đầu tư có thể dự đoán và xác định được cổ phiếu nào nên đầu tư và cổ phiếu nào có khả năng có được lợi nhuận cao nhất. 

Giá trị thực của cổ phiếu
Lợi ích khi xác định giá trị nội tại của cổ phiếu

Và khi xác định được giá trị thực của các cổ phiếu thì nhà đầu tư có thể mua được cổ phiếu với giá thấp hơn so với giá trên thị trường hiện tại. Do đó việc thu lại lợi nhuận cao là có thể xảy ra trong tương lai.

Giá trị thực tế của các cổ phiếu có thể được tính qua nhiều phương pháp khác nhau.  Kết quả khi xác định giá trị thực tế thường sẽ không chênh lệch nhiều so với giá trị cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên cũng có trường hợp kết quả cho giá trị nội tại cao hơn hoặc giá trị thị trường, do đó đây là một phương pháp phân tích hiệu quả cho các nhà giao dịch khi xác định cổ phiếu đầu tư.

3. Phương pháp tính giá trị thực của cổ phiếu

Có nhiều hơn một phương pháp để xác định được giá trị thực của một khoản đầu tư. Cùng tìm hiểu các phương pháp tính giá trị thực của các cổ phiếu ngày sau đây.

Giá trị thực của cổ phiếu
Các phương pháp tính giá trị nội tại của cổ phiếu

3.1 Dựa vào dòng tiền chiết khấu

Dòng tiền chiết khấu có thể được nhà đầu tư sử dụng để xác định được giá trị thực của các cổ phiếu u hoặc bất kỳ tài sản nào trên thị trường. Cùng tìm hiểu cách tính giá trị thực của công ty khi sử dụng dòng tiền chiết khấu:

Khi thực hiện phân tích dòng tiền chiết khấu thì nhà đầu tư cần làm theo các bước sau:

  • Xác định được tất cả các dòng tiền mà công ty có thể kiếm được tương lai
  • Xác định giá trị hiện tại của mỗi đồng tiền này
  • Thực hiện tính tổng các giá trị nội tại để có được giá trị thực của các  cổ phiếu 

Để thực hiện được bước đầu tiên thì nhà đầu tư cần phải nghiên cứu về các báo cáo tài chính của công ty hoặc doanh nghiệp mình phân tích. Nhà đầu tư cũng có thể hiểu thêm về về triển vọng tăng trưởng và phát triển của công ty để xác định dòng tiền thay đổi như thế nào trong tương lai.

Công thức tính giá trị nội tại dựa vào dòng tiền chiết khấu như sau:

Giá trị nội tại = (CF1)/(1 + r)^1 + (CF2)/(1 + r)^2 + (CF3)/(1 + r)^3 + … + (CFn)/(1 + r)^n

Trong đó: CF1:  là dòng tiền trong năm 1, CF2 là dòng tiền trong năm 2, …

                 r: là tỷ lệ lợi nhuận nhà đầu tư có thể nhận được tại các dòng tiền khác nhau

3.2 Sử dụng hệ số P/E

Nhà đầu tư có thể nhanh chóng và dễ dàng để xác định được giá trị nội tại dựa vào hệ số  giá trên thu nhập P/E. 

Cách sử dụng hệ số P/E như sau:

       Giá trị nội tại = Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) x (1 + r) x tỷ lệ P / E

Trong đó: r: là tỷ lệ tăng trưởng thu nhập dự kiến của công ty

3.3 Xác định giá trị nội tại dựa trên tài sản ròng

Đây là cách đơn giản mà nhà đầu tư có thể sử dụng để tính giá trị thực của các cổ phiếu  Ác trên thị trường. Công thức tính dựa trên tài sản ròng được thực hiện như sau:

        Giá trị nội tại = (Tổng tài sản của công ty, hữu hình và vô hình) – (Tổng nợ phải trả)

Tuy nhiên khi nhà giao dịch áp dụng cách tính giá trị nội tại dựa vào tài sản ròng sẽ không không phát hiện được các triển vọng tăng trưởng của công ty. Do đó đó đây có thể là phương pháp đem lại hiệu quả thấp khi thực hiện xác định giá trị nội tại, nhà đầu tư có thể tiếp cận nhiều phương pháp khác nhau để cho ra được kết quả cao hơn.

3.4 Dựa trên tỉ lệ P/B

Đây cũng là một phương pháp thường được sử dụng để xác định giá trị thực của các cổ phiếu. Tỷ lệ này cho bạn biết được giá của cổ phiếu sẽ lớn hơn bao nhiêu lần so với tài sản ròng được hiển thị trong các báo cáo tài chính của công ty.

Cách tính giá trị nội tại của các cổ phiếu dựa vào tỉ lệ P/B như sau:

   P/B = Giá trị thị trường của cổ phiếu tại thời điểm giao dịch / Giá trị của 1 cổ phiếu ghi trên sổ sách

Khi tính toán chỉ số P/B cho ra kết quả thấp đồng nghĩa với việc cổ phiếu của công ty đang bị định giá thấp. Ngược lại khi chỉ số này cao thì cổ phiếu của công ty đang bị định giá cao và sự phát triển của công ty được dự đoán trong tương lai là tốt.

Ngoài ra còn có nhiều cách để thực hiện định giá giá trị thực của các cổ phiếu ví dụ như bạn có thể định giá dựa trên phương pháp P/S, thực hiện dựa theo chiết khấu dòng cổ tức, hoặc dựa trên các chỉ số như EV/EBIT hoặc xác định giá trị nội tại theo phương pháp tính của Benjamin Graham,….

Xác định giá trị thực của các cổ phiếu rất quan trọng nó thường áp dụng cho tóc giao dịch đầu tư giá trị. Đó là tìm kiếm các cổ phiếu hiện đang được giao dịch trên thị trường với giá thấp hơn giá trị nội tại của chúng. Nếu nhà đầu tư mua được những cổ phiếu này thì họ có thể kiếm được một khoản lợi nhuận cao.

Tuy nhiên không phải tài sản nào cũng có dòng tiền, do đó không phải mọi tài sản đều có giá trị nội tại ví dụ như hàng hóa, vàng, bạc, tiền điện tử,…

4. Lời kết

Với những thông tin về giá trị nội tại của cổ phiếu của một công ty được nêu trong bài viết trên giúp bạn hiểu được giá trị thực của cổ phiếu là gì và cách tính giá trị thực như thế nào. Đây không phải là cách duy nhất để nhà giao dịch có thể định giá một doanh nghiệp nhưng đây được coi là phương pháp tiếp cận cơ bản để phân tích chứng khoán và nó rất phù hợp đối với các nhà đầu tư giá trị hiện nay.