Lạm phát là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát

Khi thị trường báo hiệu có giá của những hàng hóa tăng lên rất nhiều so với giá của thị trường chung thì đó là lạm phát. Vậy hiện tượng này là gì? Lạm phát xuất phát từ nguyên nhân nào? Có kiểm soát được hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Lạm phát là gì?

Để hiểu chi tiết về lạm phát (Inflation), ta có thể hiểu cụm từ này theo nhiều khía cạnh. Khi xét về khía cạnh kinh tế vĩ mô thì inflation có nghĩa là sự tăng giá nhanh của hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian làm cho đồng tiền bị mất giá trị. 

Nên khi có tình trạng lạm phát xảy ra thì có nghĩa là sức mua trên một đơn vị tiền tệ trong khoảng thời gian đó sẽ giảm. Do đó, khi nói về inflation theo vĩ mô thì đó được hiểu theo một nghĩa rộng hơn, mang quy mô quốc gia.

Xét về khía cạnh so sánh giữa các nước thì inflation sẽ là sự giảm giá trị của đồng tiền của nước này so với giá trị đồng tiền của nước so sánh. Nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của những nước đang sử dụng đồng tiền và có lạm phát kinh tế xảy ra.

Khi một chỉ số inflation nhỏ hoặc bằng 0 thì hiện tượng này là nền kinh tế đang hoạt động bình thường, có sự ổn định về giá cả hàng hóa. Và ngược lại, khi hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ không được đánh giá cao, thì sẽ có inflation xảy ra. 

Lạm phát
Lạm phát là gì?

2. Những đặc điểm nhận biết lạm phát

Dấu hiệu đầu tiên khi xác nhận ra được hiện tượng lạm phát đó là giá cả của hàng hóa sản phẩm, dịch vụ trong thị trường bị tăng lên đột ngột. Đây không phải là hiện tượng tự nhiên có. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp giá của những sản phẩm, hàng hóa chỉ có sự biến động tương đối chứ không kéo dài.

Khi có sự tăng giá đồng loạt của nhiều hàng hóa sản phẩm trong cùng một thời gian chứ không phải là riêng một hàng hóa hay sản phẩm, dịch vụ nào cả. Còn trong trường hợp như hàng hóa chỉ có biến động về giá tương đối thì nó thường xảy ra trong một số sản phẩm, hàng hóa nhất định nào đó.

Khi lạm phát xảy ra thì nền kinh tế của một nước sẽ có biến động rất lớn, nó ảnh hưởng kéo dài trong một khoảng thời gian có thể là vài năm.

3. Nhận biết các loại lạm phát

Yếu tố này khi xảy ra nó còn tùy thuộc vào mức độ và tính chất khi inflation xảy ra. Đối với mức độ thì sẽ được phân loại theo 3 cấp độ:

  • Từ 0% đến dưới 10%: khi có xảy ra inflation nằm trong khoảng này thì nền kinh tế vẫn chưa có sự biến động nhiều, kinh tế ít bị ảnh hưởng, đời sống con người không gặp nhiều khó khăn
  • Từ 10 % đến 1000%: khi nằm trong mức độ này thì giá cả hàng hóa, sản phẩm trong thị trường lúc này đang tăng rất nhanh và nó gây ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh trong nền kinh tế. Trong trường hợp này thì con người sẽ có những xu hướng như tích trữ những hàng hóa, sản phẩm hoặc những bất động sản ngày một nhiều.
  • Nếu từ 1000% trở nên thì nền kinh tế của quốc gia này sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng, nó để lại một hậu quả rất nghiêm trọng và có thể nước đó sẽ rất khó có thể phục hồi lại nền kinh tế. Thực tế, hiện tượng siêu lạm phát này đã xuất hiện và nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế trong một khoảng thời gian rất dài

Do đó, để một quốc gia có sự ổn định về nền kinh tế thì tỉ lệ inflation phải nằm trong khoảng dưới 5%, lúc đó tiền mới có giá trị và đời sống của người dân sẽ không gặp nhiều khó khăn.

Nếu xét về khía cạnh tính chất thì sẽ có inflation dự kiến và inflation không dự kiến. Chủ yếu là xuất phát từ những dự đoán ban đầu về sự tăng trưởng của thị trường, giá cả hàng hóa trong tương lai.

Lạm phát
Các loại lạm phát trong nền kinh tế

4. Những nguyên nhân chính gây ra lạm phát

Khi nói về inflation, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một số những nguyên nhân chính quan trọng và ảnh hưởng đến inflation như là:

  • Do cầu kéo: được hiểu là khi thị trường có sự gia tăng về nhu cầu của một hàng hóa, sản phẩm nào đó và khi này, giá của những hàng hóa, sản phẩm sẽ tăng lên. Khi đó, những người tiêu dùng họ phải bỏ ra nhiều tiền hơn để sở hữu được những sản phẩm đó.

VÍ dụ cụ thể như: Khi giá xăng của một nước tăng, thì khi đó, giá của một chuyến xe khách, xe ôm sẽ cao hơn, giá hàng hóa như trái cây, rau củ, thịt sẽ đồng loạt tăng lên,… người mua sẽ phải chi nhiều tiền hơn để hở hữu và sử dụng chúng.

  • Do chi phí đẩy: có nghĩa là những chi phí như là tiền lương trả cho nhân viên, giá tiền khi phải chi trả cho việc chuẩn bị máy móc thiết bị hay những nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc chi phí thuế,… Khi giá tăng cao thì những doanh nghiệp sản xuất họ cũng sẽ tăng giá những thành phẩm họ tạo ra để có thể đem lại được lợi nhuận và có hiệu quả cao trong kinh doanh.
  • Do cơ cấu: khi doanh nghiệp thực hiện kinh doanh những ngành không có hiệu quả nhưng chi phí chi trả tiền công nhân vẫn có nên doanh nghiệp buộc phải tăng giá thành của những sản phẩm họ làm ra để có lợi nhuận
  • Do xuất khẩu: khi tỷ trọng xuất khẩu của một nước tăng cao thì việc tổng cầu sẽ cao hơn so với tổng cung là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Khi đó, thị trường hàng hóa sẽ tập trung nhiều hơn cho vấn đề xuất khẩu thì lượng hàng hóa trong nước tồn ít, mà khi này cầu cao hơn cung, dẫn đến việc giá cả của những hàng hóa này sẽ tăng cao nhanh chóng.
  • Do nhập khẩu: ngược lại với xuất khẩu, thì khi nhập khẩu, thuế cao, giá của hàng hóa trên thế giới đều tăng thì dẫn đến việc hàng hóa nhập khẩu sẽ bị tăng giá cao hơn, lạm phát sẽ xảy ra.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác có thể kể đến như là do tiền tệ, do cầu thay đổi,…. Nó cũng sẽ làm cho nền kinh tế của một quốc gia bị inflation.

Lạm phát
Lạm phát được gây ra bởi nhiều nguyên nhân

5. Những ảnh hưởng của lạm phát

Inflation có hai mặt, có mặt có lợi và mặt có hại. Về mặt lợi thì inflation kích thích tiêu dùng nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong một quốc gia.

Về mặt tiêu cực thì inflation ảnh hưởng rất nhiều, nó làm tăng lãi suất và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều yếu tố khác trong nền kinh tế. Thu nhập của người lao động cũng sẽ bị ảnh hưởng và có sự phân biệt, mức thu nhập không đồng đều,…

Thực tế thì khi inflation xảy ra thì nó sẽ vừa có lợi và vừa có hại, quan trọng là quốc gia đó có thể phân bổ, duy trì cũng như là điều tiết được tỷ lệ này ở mức độ ổn định và vừa phải thì nền kinh tế sẽ phát triển ổn định và bền vững hơn.

6. Lời kết

Với những thông tin về lạm phát được bài viết chia sẻ ở trên, giúp bạn hiểu được lạm phát là gì, những nguyên nhân cũng như là ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế của một quốc gia. Tóm lại là khi có sự gia tăng về giá của hàng hóa, dịch vụ trong thị trường một cách nhanh chóng thì khi đó lạm phát xảy ra. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có được những thông tin hữu ích.