Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, một vấn đề kinh tế ảnh hưởng đến quốc gia đó đó là lạm phát. Nó có thể ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển này. Cùng tìm hiểu cụ thể lạm phát là gì, nó có tác động đến sự phát triển kinh tế như thế nào, nguyên nhân nào gây ra tình trạng lạm phát,.. Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.
1. Lạm phát là gì?
Trong thị trường hàng hóa, lạm phát (Inflation) là một hiện tượng tăng giá quá mức của một hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian liên tục và một đơn vị tiền tệ nào đó cũng sẽ bị mất giá trị theo và làm giảm sức mua.
Khi giá trị của tiền tệ giảm có nghĩa là một đơn vị tiền tệ được sử dụng chỉ có thể mua được ít hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ hơn khi chưa có Inflation xảy ra.
Inflation sẽ làm tăng giá bán của một sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ, khách hàng cần thực hiện chi trả nhiều sản phẩm hơn cho một số lượng sản phẩm hay hàng hóa đó. Khi một hàng hóa có giá tăng cao thì những hàng hóa khác cũng sẽ tăng giá tương tự như vậy. Và khi có hiện tượng đó xảy ra, đó là hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế.
Một trong những dấu hiệu để nhận biết đó là chỉ số giá tiêu dùng. Mặc dù dựa vào yếu tố giá cả hàng hóa, sản phẩm, tuy nhiên không phải mọi hàng hóa, sản phẩm nào cũng đều sẽ tăng giá như vậy. Giá tăng liên tục gây ra Inflation sẽ dựa vào mức giá trung bình được đưa ra của tất cả những hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đó.
Lạm phát sẽ làm giảm đi sức mua khi giao dịch với một đơn vị tiền tệ. Nó có thể được hiểu là khi bạn muốn mua một chai nước chỉ có 5000 đồng, khi Inflation xuất hiện thì 5 nghìn bạn bỏ ra có khi chỉ bằng 1 nửa giá chai nước bạn mua trước kia.
2. Các cấp độ của lạm phát
Hiện bạn có thể nhận biết những cấp độ của Inflation qua những mức như sau:
- Lạm phát tự nhiên sẽ diễn ra trong khoảng từ 0% đến dưới 10%
- Lạm phát phi mã sẽ diễn ra và được xác định trong khoảng 10% đến dưới 1000%
- Siêu lạm phát sẽ xuất hiện khi xảy ra trên 1000%
Trong thực tế thì đã có quốc gia xuất hiện hiện tượng Inflation và quốc gia đó có tỷ lệ Inflation đang nằm trong mức độ rất cao. Đó là đất nước Venezuela, khi nhắc đến tỷ lệ Inflation của đất nước này vào đầu thế kỷ thứ 21 trong những năm 2014 – 2015, tỷ lệ Inflation tăng lên 112%. Và thời kỳ tăng cao nhất tại nước này là năm 2019, tăng đến đến 2600000%. Một con số rất lớn đã được thống kê
Khi đó thì tổng thống của đất nước này đã ra mắt một đồng tiền mới và làm đổi mới giá trị của đồng tiền cũ. Vấn đề Inflation xảy ra ở nhiều quốc gia khác nhau. Để có được sự ổn định và có được sự phát triển kinh tế tốt thì cần phải thực hiện kiểm soát tốt mức Inflation chỉ dưới 5% là mức đẹp cho sự tăng trưởng này.
3. Nguyên nhân xuất hiện lạm phát
Có nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến tình trạng Inflation. Một trong những nguyên nhân đó là do cầu kéo, do cơ cấu thị trường, do chi phí đẩy, xuất khẩu hoặc nhập khẩu,…
Lạm phát có thể xuất phát từ hiện tượng cầu kéo, có nghĩa là nhu cầu mua sản phẩm của khách hàng trong thị trường hiện đang tăng lên. Nếu nhu cầu của một hàng hóa hay sản phẩm đó tăng cao thì nhất định trong khoảng thời gian trong tương lai giá của hàng hóa này sẽ tăng cao, từ đó, nhiều sản phẩm, dịch vụ khác cũng sẽ có giá tăng theo.
Ví dụ thực tế về hiện tượng Inflation do cầu kéo, trong thị trường thực phẩm, khi nhu cầu về thịt heo tăng cao, khiến cho nguồn hàng trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết, lúc này, giá thịt sẽ tăng mạnh và khi thịt tăng thì những sản phẩm có liên quan cũng sẽ tăng cao
Inflation xuất hiện do chi phí đẩy, những yếu tố như là chi phí máy móc, chi phí nguyên vật liệu, thuế,…Khi những yếu tố hàng máy móc, nguyên vật liệu để sản xuất cũng tăng thì doanh nghiệp sẽ tăng giá của những sản phẩm, hàng hóa họ muốn bán
Lạm phát do cơ cấu có nghĩa là khi doanh nghiệp kinh doanh có được lợi nhuận cao thì họ có thể tăng lương cho những nhân viên của họ và ngược lại. Nếu trong trường hợp, doanh nghiệp kinh doanh không tốt, để thực hiện chi trả đầy đủ lương cho nhân viên thì buộc doanh nghiệp cần phải thực hiện tăng giá những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó sản xuất.
Trong xuất khẩu và nhập khẩu, khi hàng hóa xuất khẩu tăng thì tổng cầu tăng, cầu trong nước không được cải thiện nên sẽ bị mất cân bằng. Với tình trạng nhập khẩu với giá tăng cao thì giá của sản phẩm đó cũng sẽ tăng cao, hiện tượng Inflation xuất hiện
Ngoài ra nguyên nhân gây ra tình trạng này còn do ảnh hưởng bởi nhu cầu thay đổi hoặc do lạm phát của tiền tệ.
4. Những ảnh hưởng của lạm phát
Khi tình trạng lạm phát tăng cao, có rất nhiều ảnh hưởng, nền kinh tế của một nước sẽ có những thay đổi lớn. Những ảnh hưởng tiêu cực mà Inflation gây ra với nền kinh tế đó là:
- Ảnh hưởng đến thu nhập của con người trong xã hội, những người có thu nhập cao, khi họ thực hiện quy đổi một khoản tiền đó ra những sản phẩm dịch vụ có giá trị thấp
- Lãi suất ngân hàng sẽ bị tác động, trong trường hợp lãi suất ngân hàng tăng cao thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, bị suy thoái và khi đó, những người lao động không có việc làm sẽ ngày càng nhiều hơn.
- Khi đó, trong xã hội, phân chia thu nhập không đồng đều dẫn đến hiện trạng có sự phân hóa giàu nghèo trong các tầng lớp xã hội
- Ảnh hưởng đến một quốc gia, nợ của quốc gia đó sẽ trở nên nhiều hơn do đồng tiền của họ bị mất giá, số tiền quy đổi ra những mệnh giá tiền nước ngoài sẽ tăng cao hơn.
- Đối với những nhà đầu tư thì khi Inflation xuất hiện, lợi nhuận của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng, có thể giảm xuống đáng kể và khi thực hiện đầu tư, những khoản lãi họ thực nhận sẽ không có giá trị vốn có như trước đây.
Những thông tin trên là những ảnh hưởng mang tính tiêu cực của Inflation diễn ra trong đời sống xã hội. Có những trường hợp ngược lại là khi Inflation bằng 0 hoặc có hiện tượng giảm phát xuất hiện. Nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Khi giảm phát xuất hiện, có thể bạn sẽ nghĩ khi này giá hàng hóa giảm, bạn sẽ mua được nhiều sản phẩm, hàng hóa hơn nhưng hậu quả nó đem lại không gì tốt đẹp cả.
Khi có Inflation tình trạng thất nghiệp tại một quốc gia có thể gia tăng, làm do doanh nghiệp không thể xoay vòng vốn và tồi tệ nhất là doanh nghiệp này sẽ đóng cửa. Do đó, kiểm soát tình trạng này là điều kiện cần thiết chứ không nên loại bỏ và triệu tiêu chúng.
5. Lời kết
Với những thông tin về lạm phát được bài viết chia sẻ ở trên giúp bạn hiểu được lạm phát là gì. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia và ảnh hưởng đến những người lao động trong quốc gia đó. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và giúp bạn có được những kiến thức bổ ích.