Trong thời gian vừa qua, đại dịch covid 19 bùng nổ gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Nhật Bản. Vậy nền kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng như thế nào? Tình hình tăng trưởng kinh tế hiện nay ra sao? Tìm hiểu bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ những thắc mắc trên để có câu trả lời chính xác nhất.
Tổng quan về kinh tế Nhật Bản
Nhật Bản là một đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, diện tích tương đối nhỏ nhưng nền kinh tế lại rất phát triển. Đặc biệt, thủ đô Tokyo có khoảng 36 triệu công nhân làm việc và đây cũng chính là khu đô thị lớn nhất trên toàn thế giới.
Mặc dù Nhật Bản là một hòn đảo nhưng mọi vấn đề về hợp tác, phát triển,… không thua kém gì các nước có diện tích lớn trên toàn cầu. Cho đến nay, đất nước mặt trời mọc vẫn đang đứng đầu về tuổi thọ con người cao nhất thế giới. Cuộc sống nơi đây phát triển về mọi mặt, đặt biệt là nền kinh tế. Vào năm 2011, Nhật lọt vào top 3 các nước phát triển kinh tế.
Điều đáng nói, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tuy nhiên, đất nước này lại có mặt hạn chế là nhiều núi và núi lửa nên vấn đề khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên bị hạn chế. Để khắc phục được điều đó, Nhật Bản đã đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng và nâng cao năng suất lao động.
Đây cũng là lý do vì sao Nhật Bản lại là đất nước luôn thu hút nhiều người đi xuất khẩu lao động như hiện nay. Năm 2019 dịch Covid 19 bùng phát đầu tiên tại Trung Quốc và nhanh chóng lây lan sang nhiều khu vực khác kể cả Nhật Bản. Covid 19 ngày càng phức tạp và làm nhiều người chết, đồng thời kéo theo nền kinh tế suy giảm.
Các công ty, doanh nghiệp đình trệ, thậm chí là phải phá sản. Cổ phiếu liên tục giảm sâu làm cho các nhà đầu tư chứng khoán phải bán tháo cổ phiếu để giữ vốn. Mặc dù vậy, ngay khi có vacxin thì dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, nền kinh tế Nhật Bản cũng nhanh chóng cải thiện. Vậy Nhật Bản bị ảnh hưởng và đi lên như thế nào trong dịch covid 19? Mời bạn đọc tiếp tục tìm hiểu nội dung dưới đây.
Nền kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng như thế nào trong dịch covid 19?
Theo số liệu mà chính phủ Nhật Bản công bố vào ngày 18/5/2020, nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái trong quý đầu năm. Trước đó, kinh tế Nhật Bản cũng liên tiếp tăng trưởng ở mức âm giảm 3,4% so với trước đó. Chưa dừng lại ở đó, GDP giảm 7,3% trong quý IV năm 2019. Kể từ năm 2015 đến nay, đó cũng là thời điểm mà Nhật Bản bị suy thoái sau 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp.
Không chỉ các công ty kinh doanh mà những lĩnh vực như: Du lịch, sản xuất hay tiêu dùng,… cũng bị giảm sút không kém. Vào đầu năm 2020 cũng là lúc đại dịch bùng phát mạnh nhất, lúc này người dân hạn chế ra đường ăn uống vui chơi để phòng dịch bệnh.
Do đó, Nhật Bản giảm 0,7% mặt hàng tiêu dùng cá nhân, xuất khẩu giảm 6% và chi tiêu giảm 0,5%. Ngay khi nhận thấy tình hình phức tạp, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã quyết định cấm nhập cảnh và kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu.
Kèm theo đó, chính phủ Nhật đã ra quy định về việc ban hành gói hỗ trợ kinh tế lên đến 108.000 tỷ Yên tương đương 989 tỷ USD. Số tiền này vừa hỗ trợ vừa động viên những gia đình và doanh nghiệp phải đóng cửa kinh doanh. Đây cũng là biện pháp hữu hiệu nhất để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh và bắt đầu phát triển kinh tế trong bối cảnh lúc bấy giờ.
Tình hình nền kinh tế Nhật Bản hiện nay
Tuy dịch bệnh chưa chấm dứt nhưng kinh tế Nhật Bản có chiều hướng hồi phục rất tích cực. Mặc dù trong tháng 7 vừa qua các ngành như: Xe động cơ, máy móc thiết bị điện tử có giảm sút nhưng không đáng kể, với mức từ 3,1% đến 3,9% so với trước đó. Còn về công nghiệp đang tăng lên nhưng còn chậm với 11,6%.
Tuy nền kinh tế có hồi phục nhưng còn chậm cũng đủ để đánh giá tốc độ tăng trưởng của đất nước mặt trời mọc này. Nhất là về mặt nhập khẩu, do nhu cầu sử dụng trong nước tăng nhanh nên 6 tháng đầu năm 2021. Tăng nhanh nhất có thể kể đến là nhiên liệu khoáng sản tăng 79,8%, xăng dầu tăng 116% và 41,9% thuộc LNG.
Tính đến thời điểm hiện tại, dịch covid 19 chưa được kiểm soát, nhiều biến thể mới xuất hiện. Thế nhưng, nền kinh tế của Nhật Bản vẫn đang có xu hướng tăng trưởng rõ rệt. Chính phủ Nhật bắt đầu cho phép mở cửa xuất khẩu lao động từ nước ngoài. Đây cũng là tín hiệu vui mừng không riêng Nhật Bản mà còn nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Kinh tế Nhật Bản phục hồi như thế nào trong đại dịch?
Không ai có thể dự đoán chính xác thời gian chấm dứt đại dịch. Vì thế, các quốc gia trên thế giới đã nhanh chóng tìm ra các biện pháp phòng ngừa kèm theo chính sách phục hồi về kinh tế, trong đó có Nhật Bản. Chính phủ Nhật đã đưa ra các phương án thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong tất cả mọi khía cạnh.
Theo đó, trong quý 2 năm nay, thống kê chỉ số GDP của Nhật có tăng lên 1,3% khi mà cùng kỳ năm ngoái chỉ tăng 0,3%. Phục hồi mạnh mẽ nhất vẫn là ngành tiêu dùng và các hoạt động xuất khẩu. Đáng kể nhất, kim ngạch xuất khẩu tăng 0,8%, vốn chi tiêu tăng 1,7% và nhập khẩu tăng 5,1%. Đặc biệt, Nhật Bản trích ra số tiền khá lớn để mua vacxin covid với mục tiêu 100% người dân đều được tiêm phòng kể cả du học sinh và lao động nước ngoài.
Hơn nữa, do dịch đang hoành hành nên BOJ đã ra quyết định hạ lãi suất ngắn hạn xuống mức âm 0,1% và trái phiếu chính phủ giảm lãi suất 0% để duy trì lãi suất vay vốn ngân hàng hỗ trợ công ty, gia đình vay sản xuất.
Theo thông tin từ văn phòng Nội các Nhật Bản, trong quý I/2021 ước tính nền kinh tế giảm 5,1% nhưng thực tế giảm 3,9%. Trong khi đó, chi tiêu đầu tư giảm 1,2% thấp hơn dự kiến. Đây là dấu hiệu khả quan để giúp Nhật Bản phục hồi kinh tế cũng như kinh doanh sản xuất.
Nhìn chung, Nhật Bản chú trọng vào vấn đề mua và sản xuất vacxin nên đã chi một khoản tiền không nhỏ. Đổi lại, dịch bệnh được kiểm soát hơn, số người tử vong giảm rõ rệt. Trong vòng 6 tháng đầu năm, nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu tăng trưởng mạnh nhất, kim ngạch xuất khẩu tăng, các mặt hàng tiêu dùng cũng được cải thiện rõ rệt.
Gần đây nhất, Nhật đã ra quyết định mở cửa xuất khẩu lao động từ các nước. Nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố chống dịch như cách lý y tế và xét nghiệm covid trước và sau khi đến Nhật. Đây cũng là tin vui cho nhiều nước có lao động đang chờ đi Nhật.
Kết luận
Kinh tế Nhật Bản được phục hồi nhanh chóng nhờ vào chính sách phát triển đúng đắn của chính phủ Nhật Bản. Cùng với đó là ý thức của người dân để chống dịch và cải thiện kinh tế. Các gói hỗ trợ của Nhật Bản phần nào thúc đẩy tinh thần vượt qua đại dịch của nhân dân, tạo điều kiện phát triển để đưa kinh tế đi vào hồi phục.
Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay. Hy vọng, với những kiến thức tổng hợp trên sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan về đất nước mặt trời mọc này.