SDR hay còn gọi là quyền rút vốn đặc biệt, là một trong những loại tài sản đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại và đầu tư của các quốc gia thành viên IMF. SDR có nhiều tính năng đặc biệt. Đồng thời, nó có vai trò quan trọng trong việc điều phối vốn đầu tư của các nước thành viên. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu SDR là gì? SDR có những thông tin quan trọng nào?
1. SDR là gì?
SDR được hiểu là tổng hợp những loại tài sản dự trữ quốc tế, do IMF thiết lập nhằm bổ sung vào kho tài sản ngoại hối. SDR có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thanh toán các giao dịch cho các nước thành viên IMF. Ngoài ra, một khi có khủng hoảng kinh tế, SDR sẽ bật “chế độ” hỗ trợ cho các nước thành viên.
Loại tài sản dự trữ này được ra đời vào năm 1966, do quỹ IMF sáng lập. Trong suốt ngần ấy năm hoạt động chủ yếu ở các quốc gia phát triển của quỹ IMF, SDR đã trở thành “cánh tay đắc lực” cung cấp tính thanh khoản và giảm những yếu kém của các phương thức thanh toán truyền thống.
2. Đặc điểm của SDR
Một số đặc điểm nổi bật làm nên SDR như sau:
- SDR do IMF thiết lập quy định và chỉ hoạt động tại các quốc gia thành viên của quỹ này.
- Mọi hoạt động của SDR sẽ được tiến hành thông qua tài khoản ngân hàng.
- Chức năng chính của quỹ tài sản dự trữ này là cung cấp tính thanh khoản và khắc phục toàn bộ những hạn chế của các phương thức thanh toán truyền thống như: vàng, đô la Mỹ, v.v. Thông qua SDR, các quốc gia chấp nhận SDR có nhiều lợi ích khi bổ sung nguồn lực cho ngân hàng.
- Giá trị của SDR là trung bình cộng giá trị của các đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn nhất trong quỹ IMF như: đô la Mỹ, Yên Nhật, Euro, v.v.
- Ngân hàng nhà nước là đơn vị quản lý hoạt động của SDR.
- Ngoài tác động về thanh khoản, SDR còn có vai trò thắt chặt quan hệ ngoại giao của các nước thành viên trong quỹ IMF.
3. Vai trò của SDR
Như đã nhắc đến SDR là gì ở trên, SDR có vai trò chính là cung cấp tính thanh khoản và giảm thiểu tối đa hạn chế của các phương thức thanh toán truyền thống. Có thể nói, nhờ có SDR mà việc thanh toán dịch vụ quốc tế của các nước thành viên được thuận lợi hơn nhiều. Đây cũng là cơ sở để các nước nhanh chóng vượt qua khủng hoảng kinh tế.
Trước đây, thay vì các quốc gia thành viên phải lệ thuộc rất nhiều vào biến động của đồng đô la Mỹ thì từ khi có SDR xuất hiện, đồng đô la không còn ảnh hưởng quá nhiều đến nhu cầu mua bán, lạm phát kinh tế của các quốc gia.
Theo một số dự đoán của các chuyên gia tài chính trên thế giới, đồng đô la Mỹ không còn “ngông cuồng” như trước đây từ khi có SDR. Và trong tương lai, SDR sẽ ảnh hưởng sâu và rộng hơn nữa đến quỹ tài sản của các quốc gia khác nhau.
4. Hướng dẫn cách tính SDR chính xác nhất
Cách tính SDR cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần tính trung bình cộng các đồng tiền trong giỏ. Số lượng tiền tệ cũng được tính theo tỷ giá hối đoái niêm yết trên sàn Luân Đôn.
5. Một số thông tin khác về SDR
Thực tế, SDR đang làm tốt chức trách của mình trong việc cung cấp thanh khoản và cán cân thanh toán. Các quốc gia thành viên chấp thuận quỹ SDR đã biết chủ động hơn mỗi khi có lạm phát hay khủng hoảng kinh tế xảy ra. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì SDR còn tồn tại nhiều yếu kém như:
- Tính ổn định của các phương thức thanh toán truyền thống ổn định hơn
- Phạm vi ảnh hưởng của SDR chỉ tại các quốc gia trong quỹ IMF. Mặc dù có tiềm năng nhưng chưa có “đất” để thể hiện.
- Bản chất của SDR khá trừu tượng. Các nhà đầu tư muốn tìm hiểu về SDR cần phải tham khảo nhiều ý kiến khác nhau từ các chuyên gia hoặc website uy tín như: https://toptradingforex.com/.
Trên đây là những thông tin quan trọng nhất về quỹ dự trữ SDR. Hy vọng đây là những kiến thức bổ ích cho các nhà đầu tư khi tìm hiểu về SDR. Chúc bạn thành công!