Private Equity là gì? Tổng hợp thông tin về Private Equity

Nhắc đến khái niệm Private Equity sẽ có rất nhiều cần tìm hiểu. Đây là một trong những loại quỹ đầu tư tư nhân đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Vậy Private Equity là gì, khái niệm quỹ đầu tư này có đặc điểm như thế nào? Quy trình vận hành ra sao? Câu trả lời chi tiết sẽ được tổng hợp trong bài viết này.

Private Equity là gì?

Private Equity (viết tắt là PE) được gọi là quỹ đầu tư tư nhân được đóng góp bởi các nhà đầu tư. Hiểu đơn giản đây là 1 lớp tài sản đầu tư tích lũy thay thế và có tính chất mạo hiểm hướng đến doanh nghiệp có tiềm năng phát triển hoặc đang gặp khó khăn tài chính.

Trong thời điểm nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay việc tìm giải pháp phát triển doanh nghiệp là rất cần thiết. Chính vì vậy loại quỹ này nhận được sự quan tâm đặc biệt. Điển hình là những tập đoàn đang gặp khó khăn nhưng muốn củng cố vị thế trên thị trường.  

Quỹ Private Equity trên thực tế lại hướng đến những công ty nhỏ nhưng được trang bị hệ thống công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, quỹ PE khá chú trọng đến doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ,…

Private Equity
Ảnh 1: Quỹ đầu tư tư nhân Private Equity được nhiều người quan tâm

Thông thường thời gian đầu tư của quỹ PE sẽ từ 3 đến 7 năm. Sau đó quỹ này sẽ thoái vốn và có lợi nhuận. Có thể nói mục đích đầu tư của Private Equity không giống với đầu tư kiểu chiến lược. Ở nước ta, phần lớn quỹ PE đầu tư theo dạng nắm giữ cổ phần thiểu số. Hạn mức phổ biến dao động từ 5-50 triệu USD.

Quỹ đầu tư tư nhân có đặc điểm gì?

Quỹ Private Equity là gì với những thông tin trên mọi người phần nào đã hiểu. Thực chất đây là vốn cổ phần tư nhân sở hữu nhiều ưu điểm. Thế nhưng xét trên các phương diện cũng có nhiều mặt hạn chế. 

Ưu điểm của quỹ Private Equity

  • Quỹ PE giúp doanh nghiệp tạo được lòng tin cũng như mang đến cái nhìn khả quan cho nhà đầu tư. Đây chính là điều mà các công ty cần góp phần thúc đẩy phát triển và củng cố hoạt động. Điều này giúp hạn chế thấp nhất việc cổ đông rút vốn một cách ồ ạt khi doanh nghiệp gặp khó khăn.
  • Các công ty đang cần sự giúp đỡ, quỹ Private Equity sẽ giúp họ có củng cố sức mạnh để có được vị trí vững chắc trên thị trường
  • Có thể nói rằng PE như một làn gió mới để mang đến nhiều ý tưởng hay, đưa doanh nghiệp vươn lên
  • Quỹ đầu tư tư nhân sở hữu đội ngũ nhân lực trình độ cao. Công việc đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng tài chính, marketing,.. 
  • Tất cả các quỹ PE gắn với bảo mật thông tin. Đầu tư vào Private Equity cả bên mua và bán có thể yên tâm về độ bảo mật. 
Private Equity
Ảnh 2: Quỹ Private Equity mang đến cơ hội để doanh nghiệp giải quyết khó khăn

Nhược điểm của PE là gì?


Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của quỹ Private Equity mọi người cần xem xét đến những hạn chế của nó. Đầu tiên nếu sử dụng vốn của PE doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng chiến lược riêng. Điều này khiến các doanh nhân phải cân nhắc kỹ.

Bên cạnh đó, các công ty phải xem xét các yếu tố khác như nhân sự, mục tiêu,… Lợi nhuận cao đồng nghĩa với rủi ro sẽ cao hơn. Đây là điều rất khó tránh, có nhiều thương vụ đã thất bại. Quỹ Private Equity phải đấu tranh với doanh nghiệp rất gay gắt.

Quỹ Private Equity vận hành theo quy trình như thế nào?

Tìm hiểu chu trình hoạt động của quỹ PE là điều quan trọng. Các bước được thực hiện ra sao và bên nào phải đảm nhiệm chức năng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết quy trình đầu tư ngay sau đây.

Giai đoạn 1: Tìm kiếm doanh nghiệp thực hiện cấu trúc thương vụ (deal sourcing)

Để chọn được nơi đầu tư có tiềm năng việc tìm kiếm rất quan trọng. Trong số rất nhiều doanh nghiệp có mặt trên thị trường không phải tất cả đều có thể đầu tư. Phải cân nhắc lựa chọn nơi có nền tảng tốt, có lý do để bỏ vốn vào đó.

Việc cần làm là tìm hiểu quyền sở hữu cũng như hệ thống quản lý doanh nghiệp. Lãnh đạo có thoải mái trong việc chia sẻ quyền làm chủ của mình không? Nếu có thể phải thay đổi cơ cấu công ty mà ảnh hưởng đến lợi ích riêng họ có sẵn sàng không?

Private Equity
Ảnh 3: Quy trình hoạt động của quỹ PE như thế nào?

Tiếp đến, tìm hiểu kỹ thuật rất cần thiết nếu không muốn gặp khó khăn khi hợp tác giữa 2 bên. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải rõ ràng, minh bạch có như vậy mới dễ dàng thuyết phục được quỹ đầu tư Private Equity.

Giai đoạn 2: Thoái vốn, hiện thực hóa lợi nhuận (exit strategy)

Sau khi đã thực hiện cấu trúc thương vụ, đây mới chỉ là 1 phần trong chu trình của quỹ Private Equity. Chiến lược thoái vốn tiếp tục được thực hiện và có thể nói đây là nội dung chủ chốt. Đặc biệt ở những thị trường mới, tính thanh khoản chưa ổn định nêu đầu tư vào đó.

Quỹ PE có thể thoái vốn theo phương án như:

  • Tiến hành bán phần vốn góp cho nhà đầu tư khác
  • Thực hiện phát hành cổ phần ra thị trường lần đầu tiên hay niêm yết cổ phiếu của mình.

Có thể thấy rằng quỹ đầu tư tư nhân có tiềm năng trong việc thu lợi nhuận. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro cần xem xét nghiên cứu một số vấn đề. Môi trường đầu tư, doanh nghiệp nào, lĩnh vực gì,… Tất cả đều phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ.

Lợi ích khi thu hút vốn từ PE đối với các doanh nghiệp

Quỹ Private Equity hoạt động với mục đích cơ bản là thu lợi nhuận. Điều này khiến các công ty, tập đoàn lo ngại về sự bền vững khi sử dụng vốn của PE. Đặc biệt sau những sự kiện lớn trên thế giới như The Kafe – Cassia Investments rất nhiều người nhận định không hay về loại quỹ này.

Họ cho rằng quỹ đầu tư tư nhân mục tiêu cướp quyền sở hữu doanh nghiệp. Thế nhưng đánh giá này không hề đúng. Nếu nhìn nhận một cách toàn diện, quỹ PE mang đến nguồn vốn để xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Điều này giúp tăng cường tiềm lực vốn để mở rộng thị trường và sản xuất.

Private Equity
Ảnh 4: Kêu gọi đầu tư từ quỹ PE là điều mà các doanh nghiệp nên tham khảo

Không những vậy, Private Equity còn góp phần thay đổi cách quản lý cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên gia tài năng, nhiều kinh nghiệm của PE sẽ giúp đưa ra chiến lược phù hợp. Có thể nói rằng các doanh nghiệp được nhận đầu tư vốn từ quỹ này sẽ có cơ hội phát triển.

Bí quyết gọi vốn từ các quỹ đầu tư tư nhân

Để được nhận đầu tư từ quỹ Private Equity các doanh nghiệp phải hiểu rằng sẽ có quy định chặt chẽ. Không phải đầu tư ngẫu nhiên, có ràng buộc với nơi nhận đầu tư mục đích để bảo vệ quyền lợi.

Do đó để thu hút vốn từ PE cần chú ý những vấn đề:

  • Doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu tổ chức, đơn giản hóa, thân hiện sẽ thu hút được các nhà đầu tư. Nếu thấy cơ cấu phức tạp, không rõ ràng thì trước tiên hãy cân nhắc thay đổi
  • Năng lực quản trị của đội ngũ lãnh đạo quyết định một phần không nhỏ đến quyết định đầu tư của quỹ Private Equity
  • Quỹ đầu tư tư nhân có tỷ suất lợi nhuận yêu cầu cao. Giá cả và rủi ro tỉ lệ thuận nên hãy cân nhắc
  • Cơ sở định giá: Nếu có lợi nhuận hay dòng tiền khá ổn định thì người ta sẽ định giá theo số lần Ebitda của tổ chức hay giao dịch của điểm giống.

Không những vậy, các doanh nghiệp nên tính toán kỹ trước khi kêu gọi vốn đầu tư từ PE. Có thể thấy rằng những yêu cầu đó rất khó. Tuy nhiên cơ hội để doanh nghiệp được Private Equity đầu tư không phải là không có. Mong rằng thông tin vừa rồi sẽ giúp ích được mọi người.

Tổng hợp: kinhnghiemchungkhoan.com