Với tư cách là một nhà đầu tư, lịch kinh tế là công cụ không thể thiếu để theo dõi thông tin thị trường. Với các phần sau, chúng ta cùng tìm hiểu cách theo dõi biến động và phân tích chỉ số trên lịch hỗ trợ các trader có sự thành công trong đầu tư của mình.
Khái niệm lịch kinh tế là gì?
Lịch kinh tế hay Economic calendar là lịch trình thông báo những sự kiện về chính trị và tài chính, có thể ảnh hưởng đến mức giá của sản phẩm hoặc của toàn bộ thị trường. Hiện nay, bạn có thể theo dõi lịch miễn phí ở các website tin tức về thị trường và tài chính.
Các thương nhân và nhà đầu tư thường xem lịch để thiết lập giao dịch có kế hoạch, phân bổ hợp lý phần vốn, sắp xếp lại các danh mục đầu tư nếu có sự tác động từ những sự kiện đang diễn ra ảnh hưởng đến biểu đồ cụ thể của một thị trường. Từ đó, nhà giao dịch sẽ đưa ra sự quyết định mua hay bán. Chẳng hạn như các sự kiện quyết định cắt giảm lãi suất, chỉ số GDP mới, lịch trình Cuộc Họp Báo Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (ECB – European Central Bank),… Đây đên là những sự kiện thường niên và rất quan trọng, được công bố trên lịch vào mỗi thời điểm, hoặc có khi là vào giai đoạn cao điểm nào đó trong năm.
Không những thế, còn có những yếu tố khác tác động vào thị trường Forex như bài phát biểu và thông tin từ cuộc họp của ECB, báo cáo về kinh tế,… Thông thường, những sự kiện đó sẽ không giống nhau về mức độ quan trọng và được phân chia 3 loại: cao, trung bình và thấp. Trường hợp sự kiện càng quan trọng thì mức độ biến động sẽ được dự kiến diễn ra cao hơn sau khi xác nhận. Đây cũng là điều mà các nhà đầu tư Forex quan tâm và tính toán “đường đi nước bước” trong quá trình giao dịch trong thị trường ngoại hối để có thể thu về lợi nhuận.
Hướng dẫn các nhà đầu tư sử dụng lịch kinh tế đúng cách
Lịch kinh tế không quá khó để học và đọc, được trình bày theo dạng bảng với những cột và hàng được phân bổ hợp lý. Cấu trúc của lịch gồm những thành phần quan trọng cần thiết cho các nhà giao dịch Forex. Thêm nữa, thường thì lịch hiển thị dưới hình thức bảng theo ngày/tuần/tháng với một năm cụ thể. Trong đó, với mỗi sự kiện diễn ra sẽ phân bổ phụ thuộc vào website mà trader truy cập.
Trong quá trình theo dõi lịch, nhà đầu tư mới có thể quan tâm đến những sự kiện hay thông tin được phân loại theo thời gian, đất nước, tên sự kiện và mức độ quan trọng. Cùng đó là những giá trị giai đoạn trước, giá trị giai đoạn hiện tại và giá trị dự đoán ở tương lai.
- Những sự kiện nhỏ ít có khả năng tác động đến thị trường được xếp hạng là “Thấp” hoặc không có bất cứ biểu hiện đặc biệt nào.
- Những sự kiện có khả năng tác động vào thị trường được xếp hạng “Trung bình”, thường mang ký hiệu ngôi sao vàng hoặc dấu chấm vàng nằm cạnh sự kiện đó.
- Một dữ liệu hay bảng tin quan trọng có sự tác động đáng kể vào thị trường sẽ được xếp hạng “Cao” và có ký hiệu dấu chấm đỏ hoặc ngôi sao đỏ.
Những thông tin cần lưu ý khi theo dõi Economic calendar
Với nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm, họ thường kiểm tra lịch mỗi ngày nếu đang dự đoán biến động của cặp tiền tệ nào đó. Do vậy, họ luôn có động thái đi trước những công bố sự kiện quan trọng và thực hiện hành động theo sự hiểu biết của bản thân. Vì thế, vào một thời điểm có thông báo thị trường, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc ước tính giá trị cặp tiền tệ mà bản thân đang đầu tư.
Bên cạnh đó, như đã nói ở trên thì tất cả những thông tin sẵn có trong lịch kinh tế được sắp xếp một cách hợp lý theo bảng với cột và hàng. Điều cần lưu ý ở đây chính là từng quốc gia sẽ có tầm ảnh hưởng và sự quan trọng khác nhau trên thị trường thế giới. Cụ thể như Mỹ chiếm đa số giao dịch tiền tệ toàn cầu, việc này dẫn đến những sự kiện về kinh tế có sức ảnh hưởng ở Mỹ sẽ tác động không nhỏ đến thị trường tài chính tiền tệ. Thậm chí, sự kiện này còn tác động tới những cặp tỷ giá khác.
Không những thế, khi xem lịch kinh tế thì các nhà đầu tư cũng cần theo dõi và kiểm tra những danh mục có vai trò lớn và hỗ trợ đắc lực trong quá trình giao dịch.
- Thời gian: vừa hiển thị sự kiện tương lai vừa tổng hợp các sự kiện đã xảy ra, nếu quan tâm đến dữ liệu hay tìm xu hướng trước đó thì bạn có thể chọn danh mục này.
- Loại tiền tệ nào bị tác động, chẳng hạn như sắp có công bố tin tức liên quan đến khu vực đồng Euro (Eurozone) thì đồng Euro sẽ biến động đáng kể.
- Giá cả trong quá khứ, giá thực tế và giá dự báo: khi giá thực tế lớn hơn giá dự báo, thì điều này nghĩa là tăng giá và phụ thuộc vào sự giao dịch của loại tiền tệ đó. Với hợp đồng chênh lệch ngoại hối, khi báo cáo thể hiện sự suy yếu của loại tiền nào đó thì nên đặt lệnh bán và ngược lại.
Phân loại những sự kiện quan trọng khi xem lịch kinh tế
Có 2 loại sự kiện quan trọng khi theo dõi lịch mà các nhà đầu tư nên lưu ý là sự kiện dẫn dắt và sự kiện đi sau. Bên cạnh việc đánh dấu bằng trọng số là cao, thấp và trung bình thì thỉnh thoảng những sự kiện về kinh tế cũng phân cấp dựa vào Volatility – mức biến động có thể xảy ra.
- Sự kiện dẫn dắt là những biến động lớn về điều chỉnh tài chính và kinh tế, được sử dụng nhằm dự đoán xu hướng trong tương lai của thị trường, chẳng hạn như Retail Sales (chỉ số bán lẻ) thuộc loại sự kiện này.
- Sự kiện đi sau là những sự đổi thay sẽ được phát hiện sau xu hướng đã hình thành trên thị trường, thường là chỉ số hiệu suất trong quá khứ của nền kinh tế, chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp.
Lợi ích từ việc xem lịch kinh tế với nhà đầu tư
Với những phân tích ở trên, lịch kinh tế thường chú trọng vào các báo cáo tài chính và kinh tế của một quốc gia như: thay đổi lãi suất vay, tỷ lệ thất nghiệp, báo cáo thường niên từ ECB, các khảo sát thị trường kinh tế,… Khi đó, các nhà đầu tư sẽ dựa trên những sự kiện này để hướng đến các mục đích cụ thể là:
- Giúp đưa ra nhận định chính xác về thị trường;
- Giúp tìm kiếm dễ hơn các cơ hội giao dịch;
- Giúp quản lý rủi ro có sự hiệu quả hơn;
- Giúp lên kế hoạch giao dịch ở tương lai.
Khi quan sát kỹ trên sàn giao dịch, có thể thấy nhà đầu tư thường mua vào hay bán ra khớp lệnh lớn ứng với giai đoạn công bố của một sự kiện bất kỳ, hoặc trước lịch trình thông báo sự kiện quan trọng. Thêm nữa, lịch kinh tế với thị trường Forex rất có lợi cho nhà đầu tư theo kiểu Short position – Quyền Chọn Ngắn. Nếu trader dự đoán chuẩn xác sự biến động thị trường sau một công bố sự kiện, có thể mở ra vị thế giao dịch ngoại hối ngay tức khắc trước thông báo, sau đó đóng vị thế lại sau vài tiếng đồng hồ và thu về lợi nhuận tức thời.
Phân tích các dữ liệu khi xem lịch kinh tế như thế nào?
Hiện nay, các trader thường so sánh dữ liệu trong giai đoạn hiện tại, dữ liệu giai đoạn quá khứ và tham khảo những phân tích cho một dữ liệu cụ thể trên biểu đồ. Nếu tổng hợp được cả ba yếu tố này, trader sẽ có được nhận định về sự kiện kinh tế mà bản thân đang chú ý có sự ảnh hưởng đến thị trường như thế nào, sau đó có thể ra quyết định cho bước tiếp theo.
Thêm vào đó, nhiều nhà giao dịch sử dụng lịch kinh tế nhằm theo dõi và quan sát thông báo về chính trị và kinh tế, bởi yếu tố này có thể ảnh hưởng đến cặp tỷ giá bất kỳ trong thời gian rất ngắn. Hơn nữa, có thể nhận ra được sự biến động nhanh hơn về giá cả, hành động kịp thời và nhanh chóng hơn các trader khác cùng giao dịch chung cho cặp tỷ giá này trong thị trường ngoại hối.
Không những thế, nếu trader biết có thông báo nào đó sắp tới, việc trước tiên cần làm sẽ xác định sự ảnh hưởng và biến động của công bố đó cho vị thể của mình là thấp hay cao. Phụ thuộc vào vị thế mà bản thân đang mở ra sao mà cân nhắc mua vào hoặc tiến hành đặt lệnh cắt lỗ hay dùng cho phù hợp. Thế nên, quá trình theo dõi những sự kiện dẫn dắt có trên lịch là việc vô cùng cần thiết và quan trọng hơn hết với các trader. Bởi người nào nắm trước thông tin và dự đoán đúng là người có lợi thế hơn khi kiếm lợi nhuận.
Kết luận
Ở trên là những thông tin quan trọng mà các trader cần nắm để có thể theo dõi và quan sát lịch kinh tế hiệu quả nhất. Nếu đang hướng đến trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn nên tập thói quen và dành ra thời gian phù hợp để xem lịch mỗi ngày. Từ đó, bạn sẽ tăng thêm sự hiểu biết thị trường để áp dụng vào kế hoạch và chiến lược giao dịch của bản thân, đem về được lợi nhuận như mong muốn bạn nhé.