Khủng hoảng kinh tế là gì? Giải pháp vượt qua hiệu quả

Khủng hoảng kinh tế là vấn đề đang được các nhà đầu tư trên toàn thế giới quan tâm. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế đất nước. Vậy khủng hoảng kinh tế là gì? Có những cuộc khủng hoảng nào? Và làm cách nào để vượt qua được khủng hoảng này gây ra? Hãy theo dõi bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết nhất.

Khủng hoảng kinh tế là gì?

Theo Mác – Lênin, khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các vấn đề về kinh tế trong thời gian dài, làm suy thoái trong chu kỳ kinh doanh. Hay nói cách khác, đây là sự giảm sút của các hoạt động kinh tế của đất nước trong một thời gian nhất định.

Cuộc khủng hoảng về kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng về vấn đề tài chính cũng như đời sống nhân dân. Nghiêm trọng hơn là hàng loạt công ty bị phá sản, nhiều công nhân thất nghiệp, thậm chí là đói kém nếu khủng hoảng nặng nề. 

Bản chất của cuộc khủng hoảng xuất phát từ những khó khăn trong vấn đề tài chính, sản xuất, kinh doanh. Trên thị trường, quy luật cung cầu luôn hiện hữu và tương trợ lẫn nhau. Thế nhưng, khi nguồn cung yếu đi thì cầu cũng bị ảnh hưởng và mất cân đối. Lâu dần khủng hoảng kinh tế sẽ nghiêm trọng và gây thiệt hại nặng nề hơn.

Do đó, khi kinh tế bị khủng hoảng đồng nghĩa với việc mọi hoạt động, sản xuất cũng bị ngưng trệ. Quan trọng hơn, các tầng lớp nhân dân xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp gay gắt.

Mặt khác, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khủng hoảng về kinh tế. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chính đó chính là khủng hoảng kinh tế Mỹ. Khi kinh tế của nước mỹ có chiều hướng giảm sút đồng nghĩa với việc xảy ra tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

Nhưng xét theo chiều hướng tích cực, cuộc khủng hoảng này đánh dấu cho sự thay đổi và phát triển. Hứa hẹn một diện mạo mới trong công cuộc phát triển và xây dựng lại kinh tế toàn cầu.

Kinh tế bị khủng hoảng
Tìm hiểu về khủng hoảng kinh tế là gì?

Phân loại khủng hoảng kinh tế 

Tính đến thời điểm hiện tại, khủng hoảng về kinh tế gồm có 3 khủng hoảng chính: Khủng hoảng thừa, khủng hoảng thiếu và khủng hoảng nợ. Để hiểu hơn về các loại khủng hoảng mời bạn đọc tìm hiểu tiếp từng phần sau đây.

Khủng hoảng thừa

Khi đồng thời diễn ra khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản và tài chính toàn cầu thì được gọi là khủng hoảng thừa. Hoặc nói theo cách dễ hiểu hơn, khi hàng hóa được sản xuất và cung ứng cho thị trường nhiều hơn mặt hàng tiêu thụ của con người thì khủng hoảng thừa xảy ra.

Đồng thời, mức giá thị trường tăng cao làm cho giá hàng hóa giảm mạnh. Nhiều nhà đầu tư trắng tay, công ty hay doanh nghiệp phá sản.

Khủng hoảng thiếu

Ngược lại với khủng hoảng thừa, trong khi nhu cầu tiêu dùng của con người tăng nhanh. Mà nguồn cung cấp hàng hóa không đủ hoặc giảm sút sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng thiếu.

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như: dân số tăng nhanh, tác động xấu từ môi trường làm thiếu hụt lương thực, thực phẩm,… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Kiến cho hàng hóa thị trường tăng lên chóng mặt, có khi vượt mức cao nhất.

Khủng hoảng nợ

Tương tự như hai cuộc khủng hoảng trên, nếu các khoản nợ vay vốn trước đó không được trả sẽ được gọi là khủng hoảng nợ. Tuy nó có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của các quốc gia nhưng lại không nguy hiểm bởi đây là vấn đề giữa bên nợ và chủ nợ.

Tìm hiểu các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 

Khủng hoảng tài chính là điều không thể tránh khỏi. Tính đến nay, thế giới đã phải trải qua nhiều cuộc khủng hoảng từ nhỏ đến lớn. Gây ra nhiều hậu quả nặng nề rất khó để khắc phục và lấy lại cân bằng nếu không có thời gian. Vậy trên thế giới có những cuộc khủng hoảng nào?

  • Khủng hoảng hoa tulip tại Hà Lan vào năm 1637.
  • Năm 1772 xảy ra khủng hoảng tín dụng của nước Anh.
  • Khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu tại phố Wall của Mỹ trong thời điểm 1929 – 1939.
  • Năm 1973 Mỹ phải chịu một cuộc khủng hoảng về giá dầu từ OPEC do Mỹ cung cấp vũ khí cho Israel.
  • Khủng hoảng kinh tế toàn khu vực Châu Á từ năm 1997.
  • Trong giai đoạn 2007 – 2008 tài chính Mỹ bị sụt giảm do bong bóng nhà đất. Lúc này, thị trường tài chính Việt Nam cũng bị tác động.
Kinh tế bị khủng hoảng
Các cuộc khủng hoảng trên thế giới

Nguyên nhân chính gây ra các cuộc khủng hoảng 

Có rất nhiều nguyên nhân làm có kinh tế bị khủng hoảng. Dưới đây là những nguyên nhân chính có tác động mạnh mẽ nhất mà chúng tôi đã liệt kê bạn có thể tham khảo.

  • Chính sách tín dụng của nền kinh tế Mỹ không đạt chuẩn.
  • Nhà nước chưa thật sự nghiêm ngặt trong quá trình quản lý, đặc biệt là trong ngành bất động sản.
  • Các cuộc khủng hoảng về kinh tế của Mỹ cũng tác động không nhỏ đến kinh tế của các nước trong và ngoài khu vực.
  • Thị trường tài chính còn tồn tại nhiều nợ xấu dẫn đến mất kiểm soát và quan trọng hơn là nhiều ngân hàng phá sản.
  • Lạm phát tăng nhanh, làm cho nền kinh tế suy thoái.
  • Thị trường chứng khoán luôn biến động về giá cả, nhiều nhà đầu tư vì tham lam mà mạnh tay chi tiền. Cuối cùng, không những không có lợi nhuận mà còn phải vay thế chấp ngân hàng để bù thua lỗ.

Giải pháp khắc phục và vượt qua khủng hoảng kinh tế hiệu quả

Khủng hoảng tài chính kinh tế gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Dễ thấy nhất đó là người lao động thất nghiệp, nhân dân đói kém, các doanh nghiệp phá sản, kinh tế đất nước giảm sút trầm trọng,… Để giải quyết được các vấn đề đó, cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước cần đưa ra các biện pháp ngăn chặn ngay khi xuất hiện. Đồng thời, có giải pháp để vượt qua khủng hoảng nhanh chóng và hiệu quả. 

Giải pháp ngăn ngừa khủng hoảng xảy ra

  • Mở ra các tài sản giao dịch trên sàn chứng khoán uy tín và hợp pháp như: HNX, Hose hay Upcom,…
  • Khi thị trường có biến động về kinh tế, bạn nên sử dụng các CFD để đảm bảo lợi nhuận thu về nếu xảy ra khủng hoảng.
  • Mua cổ phiếu để đầu tư từ những công ty cổ phần đại chúng.

Cách khắc phục nền kinh tế hiệu quả khi khủng hoảng

Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, mỗi cá nhân, doanh nghiệp và cả nhà nước phải thật bình tĩnh. Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng và vạch ra phương hướng xử lý nhanh chóng, tốt nhất. Dưới đây là một số cách khắc phục ban đầu:

  • Nhà nước cần nâng cao giá trị hàng hóa, sản phẩm kể cả thị trường trong nước và quốc tế. Trước hết, nhanh chóng khai thác thị trường trong nước, tìm ra những cơ hội mới để xây dựng, phát triển và vươn xa hơn.
  • Giám sát chặt chẽ đối với các chính sách đầu tư trên thị trường chứng khoán, địa ốc, ngoại tệ,…. Bởi vì, đây là những thị trường tiên phong luôn đứng đầu và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia.
  • Nền kinh tế nước nhà phát triển theo hướng bền vững, không nên chạy đua với kinh tế thế giới như vậy khủng hoảng sẽ dễ dàng xảy ra. Hơn nữa, bên cạnh kim ngạch xuất khẩu sản xuất cũng cần quan tâm đến hạ tầng giao thông, đô thị,…
  • Mỗi người đều chung tay góp sức xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển.
Kinh tế bị khủng hoảng
Giải pháp ngăn ngừa và khắc phục kinh tế khủng hoảng

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết khủng hoảng kinh tế là gì? Nguyên nhân và các hình thức ngăn ngừa, khắc phục hiệu quả. Với những thông tin đó, hy vọng sẽ giúp bạn nắm bắt thị trường nhanh chóng để có hướng đầu tư phù hợp.