Thặng dư vốn cổ phần là một phần quan trọng trong vốn của chủ sở hữu. Trong những bản báo cáo tài chính chúng ta sẽ thấy nó thường chiếm một phần lớn. chúng ta cùng tìm hiểu xem thặng dư vốn là loại tài khoản gì và cách tính nó như thế nào ở bài viết dưới đây.
Thặng dư vốn cổ phần là gì?
Thặng dư vốn cổ phần là khoản tiền tăng lên nhờ sự chênh lệch giữa giá hiện tại và mệnh giá của cổ phiếu trong quá trình công ty phát hành thêm cổ phần, khoản thặng dư này sẽ được hạch toán tại tài khoản thặng dư vốn của chủ sở hữu.
Nó có tên đầy đủ là thặng dư vốn trong công ty cổ phần và được hình thành nên thông qua việc phát hành thêm cổ phần của các công ty cổ phần, sau đó khoản thặng dư này sẽ được chuyển thành cổ phần, và cuối cùn nó sẽ được kết chuyển vào nuồn vốn đầu tư của chủ sở hữu trong tương lai. Tuy nhiên với khoản thặng dư này, công ty chưa thể coi là vốn cổ phần. Chỉ sau khi chuyển đổi thành cổ phần và kết chuyển vào nguồn vốn đầu tư thì nó mới được coi là nguồn vốn của chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu thặng dư là khoản chênh lệch giữa giá mua tài sản và giá trị ghi sổ của vốn chủ sở hữu đó. Nó thường được tính toán hàng năm vì nó liên quan đến bảng cân đối tài khoản của một công ty. Vốn chủ sở hữu thặng dư không phải là một dạng vốn chủ sở hữu bổ sung cho những gì công ty đã có, mà nó là một dạng vốn chủ sở hữu hiện có mà công ty không cần thêm nữa vì nó đã sở hữu tất cả hoặc đủ cổ phần để kiểm soát công ty. Thuật ngữ “thặng dư vốn cổ phần” ngụ ý rằng công ty có đủ tài sản (vốn chủ sở hữu) để đáp ứng các nghĩa vụ của mình (nợ phải trả).
Thặng dư vốn có thể âm hoặc dương, nhưng đối với bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào thặng dư vốn dương hoặc tài sản có giá trị lớn hơn giá trị sổ sách bao nhiêu. Việc tích tụ thặng dư vốn trong hệ thống ngân hàng là một vấn đề mà chính phủ phải giải quyết. Nó sẽ tiếp tục trở thành một vấn đề lớn hơn nếu nó không được xử lý sớm. Chính phủ phải tìm mọi cách để giữ số dư này trong tầm kiểm soát, cho dù điều đó có nghĩa là tăng lãi suất hay giảm nợ. Vốn chủ sở hữu thặng dư vượt trội còn tồn đọng là một ví dụ về vốn chủ sở hữu của công ty vượt quá mức cần thiết để đáp ứng các mục tiêu và nợ hiện tại.
Cách tính thặng dư vốn cổ phần
Như những gì đã nói bên trên, thặng dư vốn cổ phần chính là số tiền mà công ty thu được khi giá thực tế của cổ phiếu vượt quá mệnh giá của nó lúc phát hành. Chính vì thế nên chúng ta có thể đúc kết ra được cách tính thặng dư vốn như sau:
Thặng dư vốn CP = (Giá bán ra – Mệnh giá ban đầu) * Số lượng cổ phiếu bán ra
Và để mọi người dễ dàng hơn trong việc áp dụng công thức tính thặng dư vốn vào thực tế, chúng ta cùng tham khảo về ví dụ sau đây về cách tính thặng dư vốn trong một công ty cụ thể:
Trường hợp ví dụ với công ty cổ phần OH chuyên kinh doanh sản xuất các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao cấp xuất khẩu và phân phối trực tiếp tại các cửa hàng đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp ở thị trường Châu Âu. Từ tháng 4 năm 2021 do tình hình dịch bệnh tại Việt Nam và các nước Châu Âu có phần gia tăng khiến hàng hóa không thể xuất đi được, công ty không có doanh thu. Nên vào cuối tháng 9 năm nay, công ty quyết định kêu gọi vốn đầu tư để duy trì hoạt động sản xuất. Nên Công ty Cổ phần OH đã quyết định phát hành 200.000 cổ phiếu với giá niêm yết là 50.000 đồng. Dự kiến Oh sẽ thu về được 100 tỷ đồng.
Tuy nhiên đến đầu tháng 11 do tỷ lệ bao phủ vacxin ở Việt Nam tăng mạnh khiến tình hình dịch bệnh đã giảm xuống, Nhà nước đã cho các hoạt động sản xuất trở lại cũng như mở cửa để hàng hóa có thể xuất khẩu dễ dàng hơn, cùng với đó là như cầu mua sắm tăng mạnh sau thời gian giãn cách dài ne OH cùng nhận được nhiều đơn đặt hàng lớn từ các thị trường quốc tế. Công ty dự đoán rằng các nhà đầu tư sẽ bị thu hút hơn nhờ lợi thế này của OH nên đã quyết định tăng giá cổ phiếu lên 60.000 đồng trên mỗi cổ phiếu. Sau khi 200.000 cổ phiếu phát hành bán hết thì OH đã thu về tổng cộng 120 tỷ đồng.
Như vậy chúng ta thấy rằng cổ phiếu của OH có giá ban đầu so với giá sau khi điều chỉnh là khác nhau trong khi lượng cổ phiếu bán ra vẫn giữ nguyên. Phần chênh lệch thu được sau khi bán hết 200.000 cổ phiếu này là 20 tỷ đồng. Và số tiền 20 tỷ đồng này chính là thặng dư vốn cổ phần của công ty cổ phần OH.
Quy định về thặng dư vốn cổ phần
Như vậy có thể thấy rằng việc thay đổi vốn cổ phần là điều không hề hiếm gặp tại các công ty cổ phần. Các công ty sẽ tăng giảm giá của cổ phiếu khi chịu tác động của nền kinh tế hay bất kỳ tác động bên ngoài nào từ thị trường và cũng có thể là những thay đổi trong công ty. Vậy các công ty có thể tùy ý điều chỉnh giá cổ phiếu nhằm tăng giá trị vốn cổ phần được không hay tăng giảm vốn điều lệ của công ty phải tuân theo quy định như thế nào? Điều này đã được Bộ tài chính quy định rất rõ ràng và cụ thể tại thông tư 19/2003/TT-BTC. Cụ thể thông tư này quy định như thế nào về vốn cổ phần chúng ta cùng theo dõi những nội dung sau đây.
Theo đó Bộ tài chính quy định các khoản tăng khi giá phát hành cổ phiếu mới lớn hơn mệnh giá của nó phải được hạch toán tại tài khoản thặng dư vốn của công ty mà không được hạch toán vào bất kỳ khoản thu nhập tài chính nào của công ty. Bên cạnh đó tổng giá trị thặng dư này sẽ không phải tính thuế giá trị gia tăng và doanh nghiệp cũng không phải nộp thuế thu nhập đối với khoản thặng dư này.
Trong trường hợp giá phát hành cổ phiếu mới nhỏ hơn so với mệnh giá phát hành của nó khiến cho thặng dư vốn là giá trị âm. Thì khoản chênh lệch giảm này công ty cũng sẽ không được hạch toán vào bất kỳ khoản chi phí nào. Và công ty cũng không được sử dụng khoản lợi nhuận trước thuế để bù vào khoản chênh lệch mà chỉ được dùng các khoản vốn thặng dư khác để bù vào. Nếu các nguồn vốn thặng dư khác không đủ thì có thể dùng các quỹ của công ty hoặc lợi nhuận sau thuế bù vào.
Kết luận
Bài viết trên đây chính là những kiến thức căn bản nhất về thặng dư vốn cổ phần mà mình đã tìm hiểu và tổng hợp lại được, từ khái niệm thế nào là thặng dư vốn cho tới cách tính và những quy định của Nhà nước mà chúng ta cần biết về thặng dư vốn. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã có cái nhìn tổng quát nhất về vốn thặng dư từ đó sẽ tự tin hơn trong quá trình nghiên cứu và đầu tư chứng khoán của mình.