Khái niệm phân tích chứng khoán và những điều cần biết về nó

Phân tích chứng khoán không còn xa lạ với những nhà nghiên cứu, đầu tư tài chính. Nhưng nếu bạn là người mới đang tìm hiểu về chứng khoán thì khi nghe về những bước phân tích này sẽ thấy rất trừu tượng khó hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nó.

Phân tích chứng khoán là gì?

Phân tích chứng khoán là quá trình áp dụng toán học – thống kê để phân tích sự biến động tăng giảm về giá trị và số lượng của chứng khoán trong quá khứ. Từ đó có thể phán đoán được xu hướng của thị trường trong tương lai để có được những quyết định đầu tư hợp lý.

Đối với những nhà phân tích, đầu tư vào chứng khoán thì việc Phân tích chứng khoán là bước không thể thiếu được trong quá trình đầu tư chứng khoán, nó là một trong những bước quan trọng phải làm trước khi dẫn đến quyết định có đầu tư lợi chứng khoán này hay không là thời điểm nào nên đầu tư hay thoái vốn. Có thể nói rằng quá trình bạn phân tích đúng hướng đi trong tương lai của chứng khoán chiếm tỷ trọng khá lớn trong việc bạn có phải là người thắng cuộc trong cả quá trình đầu tư chứng khoán của bạn hay không.

phân tích chứng khoán
Phân tích chứng khoán

Mục tiêu của quá trình phân tích cổ phiếu chính là giúp cho các nhà đầu tư biết được là nên đầu tư vào loại chứng khoán nào, thời điểm nào thì nên bỏ vốn vào đầu tư hay thời điểm nào thì cần phải rút vốn ra an toàn và hợp lý nhất để tối ưu được lợi nhuận và đảm bảo mức lỗ là thấp nhất.

Hiện nay trong lĩnh vực phân tích chứng khoán thì chúng ta có thể biết được rất nhiều phương thức tiếp cận và phân tích khác nhau. Việc chúng ta dùng loại phương thức nào để phân tích còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tùy vào loại chứng khoán bạn đang quan tâm và trình độ tư duy của bạn sẽ lại có các phương thức phân tích riêng. Tuy nhiên hiện nay trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, phần lớn các nhà đầu tư sử dụng hai phương thức phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là chủ yếu. Vậy hai phương thức này là như thế nào và chúng có những điểm mạnh yếu gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở những phần dưới đây của bài viết.

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản hay tiếng anh là Fundamental Analysis hay còn gọi là phân tích giá trị. Phân tích cổ phiếu cơ bản là phương pháp phân tích tất cả các yếu tố có ảnh hưởng tới công ty phát hành chứng khoán, cụ thể là hoạt động kinh doanh hay xu hướng phát triển của công ty trong tương lai. Các yếu tố mà chúng ta cần phải tìm hiểu và phân tích trong quá trình phân tích cơ bản có thể là những yếu tố vi mô như năng lực nhà lãnh đạo, tầm nhìn của công ty hay là cả những yếu tố vĩ mô đến từ nền kinh tế như lạm phát, trạng thái nền kinh tế hay các yếu tố toàn cầu.

Để bắt đầu phân tích cơ bản chúng ta có các cách tiếp cận riêng tùy vào hoàn cảnh mỗi nhà đầu tư. Chúng ta có thể phân tích đi từ những yếu tố lớn dần đến những yếu tố nhỏ hơn hoặc đi từ cái nhỏ rồi dần tới cái lớn, chúng ta cũng có thể kết hợp phân tích hỗn hợp tất cả các yếu tố cùng lúc miễn là phù hợp và dễ dàng nhất. Với cách tiếp cận phân tích chứng khoán cơ bản, những yếu tố chúng ta cần phân tích đầu tiên chính là những yếu tố vĩ mô nhất của nền kinh tế xã hội ảnh hưởng tới kinh tế quốc gia hay phạm vi toàn cầu. Tiếp theo là phân tích lĩnh vực ngành trong nền kinh tế, cuối cùng mới là phân tích công ty.

phân tích chứng khoán
Phân tích cơ bản chứng khoán là gì?

Trong đó những yếu tố liên quan đến Vĩ mô của nền kinh tế chúng ta cần qua tâm là tình hình kinh tế – Chính trị – Xã hội, các biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp tới xu hướng nền kinh tế của một quốc gia hay phạm vi toàn cầu trong tương lai. Ví dụ như chúng ta cần xem xét xem trong tương lai đất nước này có ổn định phát triển hay không, năng lực của bộ máy lãnh đạo như thế nào, nền kinh tế của họ đang trong đà phát triển hay suy thoái…

Tiếp theo chính là phân tích ngành, phân tích ngành cũng là bước quan trọng trong quá trình phân tích cơ bản.  Đối với quá trình phân tích ngành thì chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố nhỏ hơn như xu hướng của ngành trong tương lai, hệ số tài chính của ngành, mức sinh lời hay hệ số rủi ro của ngành. Những yếu tố này chịu tác động trực tiếp từ các yếu tố vĩ mô và tại tác động tới chính công ty.

Cuối cùng trong phân tích chứng khoán cơ bản chứng khoán chính là phân tích công ty. Tại đây chúng ta cần phải quan tâm cả về những vấn đề nổi bật nhất và đi sâu vào những vấn đề nội bộ quan trọng của công ty. Ví dụ như năng lực của bộ máy quản lý, tiềm lực của công ty, các báo cáo tài chính gần đây hay những hoạt động, dự án sắp tới của công ty.

Phân tích kỹ thuật

Khác với phân tích cơ bản sử dụng những yếu tố về môi trường kinh tế để phân tích, phân tích kỹ thuật lại sử dụng các kiến thức liên quan đến toán học như xác suất thống kê, đồ thị để phân tích. Cụ thể với phương thức phân tích kỹ thuật chứng khoán này, chúng ta phải dựa vào các dữ liệu về giá cả và khối lượng của chứng khoán cả trong quá khứ và hiện tại thu thập được của thị trường để dự đoán được giá cả trong tương lai của chứng khoán. Từ đó giúp cho các nhà đầu tư có cơ sở để có thể mua vào hay bán ra kịp thời. 

Đối với phân tích chứng khoán kỹ thuật thì lại cũng có nhiều biện pháp phân tích khác nhau, nhà đầu tư có thể sử dụng các biện pháp riêng hoặc sử dụng kết hợp tham khảo nhiều biện pháp cùng lúc để đưa ra kết quả chính xác nhất. Và công cụ không thể thiếu khi chúng ta phân tích kỹ thuật chính là biểu đồ phân tích kỹ thuật. Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong biểu đồ phân tích kỹ thuật mà chúng ta phải chú ý đó là biến động về giá của cổ phiếu qua các phiên. Vậy biến động giá cổ phiếu qua các phiên là gì?

phân tích chứng khoán
Phân tích chứng khoán kỹ thuật

Như chúng ta đã biết thì giá của một cổ phiếu sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ thị trường và nền kinh tế dẫn đến nó sẽ có lúc tăng lúc giảm qua từng thời kỳ. Những giai đoạn tăng giảm này chính là biến động giá cổ phiếu qua các phiên giao dịch. Trong lĩnh vực phân tích kỹ thuật ngành chứng khoán thì người ta sẽ chia các biến động về giá cổ phiếu qua các phiên thành hai loại là biến động dập dềnh và biến động có xu thế. Đơn giản là nếu cổ phiếu đang trong giai đoạn biến động dập dềnh thì sau đó nếu là biến động tăng thì chúng ta nên mua vào còn sau đó nếu là biến động giảm thì chúng ta nên bán ra để tránh lỗ.

Kết luận

Bài viết trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực phân tích chứng khoán mà mình đã tìm hiểu và tổng kết lại được. Đây chính là những kiến thức nền tảng nhất bắt buộc bạn phải nắm được nếu muốn thành công khi bước chân vào thị trường đầy hứa hẹn nhưng cũng không thiếu những rủi ro đang rình rập có thể kéo bạn xuống bất kể lúc nào. Hi vọng với những chia sẻ trên phần nào giúp bạn đọc có thể tự tin hơn trong con đường chinh phục thị trường này.