Khi mắc phải hội chứng FOMO thì có thể bạn sẽ gặp những rủi ro. Đây là hội chứng gây nguy hiểm cho các nhà đầu tư. Nó liên quan đến một tâm lý lo sợ, sợ bị bỏ lỡ một điều gì đó. Làm cách nào để nhận ra bạn đã mắc phải hiệu chứng FOMO, nguyên nhân gây ra hội chứng tâm lý này và cách để phòng tránh hội chứng FOMO là gì? Cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé.
1. FOMO là gì?
Trong tiếng Anh, FOMO là tên gọi tắt của Fear Of Missing Out, đây là một hội chứng tâm lý thường gặp, nó thể hiện một tâm lý lo sợ, bất an, sợ cảm giác bị bỏ lại phía sau, sợ bị bỏ lỡ điều gì đó. Bạn sẽ thường thấy FOMO trong đầu tư kinh doanh tài chính.
Trong thị trường chứng khoán, hội chứng FOMO được biểu hiện khi giá của một cổ phiếu bất chợt tăng cao trong khoảng thời gian rất ngắn. Khi giá trị tăng cao thì có thể nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán sẽ nghĩ đến một khoản lời, FOMO xuất hiện, nếu họ mua trong khoảng thời gian này sẽ kiếm được một khoản tiền rất lớn và từ đó bạn sẽ hành động mua vào nhiều hơn.
Khi đó, bạn đã mắc phải hội chứng tâm lý FOMO. FOMO sẽ khiến bạn có cảm giác bỏ lỡ một điều gì đó. Nên bạn sẽ thực hiện những hành động có thể gây ra rủi ro cao. Nhưng trong thị trường chứng khoán, nếu bạn không phân tích giao dịch mà thực hiện theo cảm tính thì chắc chắn sẽ rất rủi ro. Giá có thể giảm mạnh ngay sau khi bạn thực hiện mua ở giá đạt ngưỡng cao gây thua lỗ rất lớn. Khi này FOMO đã xuất hiện.
Trong quá trình thực hiện đầu tư, có thể bạn ra quyết định chốt lời và cắt lỗ quá sớm. Nên hiệu quả chốt lời không cao, đôi khi còn gây thua lỗ. Khi giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại chỉ giảm tạm thời nhưng nhà đầu tư bị FOMO sẽ thực hiện giao dịch bán ngay sau đó vì sợ giá sẽ giảm sâu, khiến cho kết quả đầu tư không như mong muốn.
FOMO là hội chứng có thể gây ra ở bất kỳ người nào, có thể là những nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đầu tư chứng khoán.
2. Nguyên nhân của FOMO
Tại sao bạn lại dễ mắc phải hội chứng FOMO? Những nguyên nhân khiến bạn bị hội chứng tâm lý này đó là:
- FOMO là sợ bị bỏ lỡ, khi bạn có tâm lý sợ bị bỏ lỡ, đôi khi bạn bị thành công ám ảnh khiến bạn không còn kiểm soát được cảm xúc, và những suy nghĩ hành động đầu tư không có chắc chắn được thực hiện khiến kết quả có thể đi sai hướng so với những dự định ban đầu. Sợ bị bỏ lỡ một điều gì đó là một trạng thái tâm lý hàng đầu, là nguyên nhân chính dẫn đến FOMO
- Khi nhà đầu tư chủ quan quá vào những gì thị trường đang tăng và dự đoán rằng trong tương lai sẽ tăng cao hơn nữa. Do đó, nhà đầu tư ra quyết định thực hiện giao dịch làm cho thua lỗ và lại làm mồi cho những thị trường lớn. Đây cũng là một nguyên nhân gây hội chứng FOMO
- Nhà đầu tư có thể không kiên nhẫn và tự tin với năng lực và kiến thức của mình nên có những hành động ra quyết định đầu tư thiếu chính xác. Thị trường chứng khoán luôn luôn biến động, tuy nhiên cũng không nên quá tự ti, khi tự ti sẽ không có bản lĩnh và dễ dàng chịu ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO vì không biết mình nên hành động gì tiếp theo.
- FOMO khiến nhà đầu tư luôn nghĩ đến lợi nhuận lớn, điều này sẽ khiến nhà đầu tư có lòng tham, dễ dàng bị cuốn vào các giao dịch đầu tư lớn. Tuy nhiên, không có lợi nhuận nào kéo dài mãi. Do đó, khi đầu tư bạn cần có kế hoạch đầu tư cụ thể.
- Hoặc trong trường hợp nhà đầu tư đã chịu những mất mát quá nhiều thì họ mong muốn có lại được những chiến thắng. Đôi khi chỉ mải mê tìm kiếm cách thực hiện để có được chiến thắng thì bạn đã bị hội chứng FOMO làm ảnh hưởng và khiến bạn chịu tổn thất nặng nề.
- Ngoài ra thì có những trường hợp nhà đầu tư còn nghi ngờ về bản thân, chưa có những kiến thức về đầu tư chứng khoán. nên khi có những gợi ý từ đám đông thì sẵn sàng thực hiện mà không chịu trau dồi kiến thức cho mình và bẫy FOMO sẽ dễ dàng gặp phải.
Khi nhà đầu tư đã bị FOMO thì họ luôn ở trong trạng thái lo lắng, bất an, tinh thần không ổn định. Lúc nào cũng nghe ngóng thông tin từ người khác, từ thị trường và hành động theo số đông như thế. Kết quả là gặp những rủi ro không đáng có, FOMO gây ra tác hại rất lớn.
Đặc biệt là với những nhà đầu tư mới tham gia tìm hiểu về thị trường chứng khoán, họ chưa có sự hướng dẫn cụ thể nên chưa có được những chiến lược đầu tư đúng đắn, nên rất dễ bị hội chứng FOMO khi thực hiện những giao dịch mua bán chứng khoán
3. Phương pháp tránh hội chứng tâm lý FOMO
Một khi bị hội chứng FOMO thì nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến cả sức khỏe tinh thần và cả tài chính khi thực hiện đầu tư. FOMO có thể hoàn toàn khắc phục được nếu như bạn biết được những phương pháp sau trước khi thực hiện đầu tư trong thị trường chứng khoán.
- Trước khi tham gia, nên nghiên cứu kỹ thị trường đầu tư, nắm được những kiến thức về đầu tư, về cổ phiếu bạn lựa chọn, tình hình kinh tế thị trường, doanh nghiệp liên quan đến mã cổ phiếu bạn thực hiện. Từ đó có thể xây dựng được một chiến lược đầu tư hiệu quả để giao dịch thành công
Nghiên cứu thị trường cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn không bị FOMO điều khiển
- Tâm lý giao dịch trong thị trường chứng khoán, có nghĩa là nhà đầu tư phải nắm được cảm xúc của mình. Không nên để cảm xúc chi phối, khi nghe những thông tin từ đám đông cũng nên sàng lọc, lựa chọn một quyết định đầu tư an toàn để tránh những rủi ro và tránh được hội chứng FOMO.
- Lên kế hoạch, chiến lược đầu tư cho mã cổ phiếu mình muốn thực hiện, khi có sự thay đổi của thị trường thì nhà đầu tư cũng nên xem xét lại những chiến lược đầu tư xem có phù hợp hay không và thực hiện thay đổi để có hiệu quả cao. Một chiến lược đầu tư hiệu quả là chiến lược này phải phù hợp với sự thay đổi của thị trường, thích ứng được với thị trường, từ đó tránh được FOMO
- Học cắt lỗ kịp thời, phân tích kỹ thuật chứng khoán và cắt lỗ kịp thời sẽ giúp bạn kiếm được lợi nhuận cao. Khi thị trường có những chuyển biến xấu thì để tránh những rủi ro về tài sản thì bạn nên thực hiện cắt lỗ đúng lúc để tài sản của bạn được bảo toàn. Không nên sợ bị bỏ lỡ và bị hội chứng FOMO chi phối.
Đầu tư vào thị trường chứng khoán cần rất nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, cần cả một khoảng thời gian dài để nhà đầu tư rút ra được những bài học để thực hiện giao dịch đúng đắn và tránh những hội chứng tâm lý như là FOMO
4. Lời kết
Với những thông tin về hội chứng FOMO được bài viết chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về hội chứng này và rủi ro khi mắc phải FOMO. Nó sẽ là những cản trở, gây rủi ro cho tài sản của bạn nếu như bạn không né tránh kịp thời. Do đó, cần thực hiện những biện pháp để phòng tránh FOMO và tránh những hậu quả nặng nề hội chứng này gây ra.