CE là gì trong chứng khoán không chỉ là một câu hỏi có thể giải đáp ngắn gọn và xúc tích mà cần phải dành nhiều thời gian nghiên cứu và tìm hiểu một cách chi tiết nhất có thể. Hôm nay Top Trading Forex sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về các câu hỏi CE là gì trong chứng khoán cũng như cách tính, ý nghĩa và vận dụng con số này như thế nào để giúp bạn có những chiến lược phát triển và thành công vượt bậc ở thị trường ngày càng phát triển này.
1. CE là gì trong chứng khoán?
Định nghĩa của CE là khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau, điển hình trong thị trường giao dịch chứng khoán, CE đóng vai trò là giá trần, viết tắt của Ceiling, con số này rất quen thuộc vì nó thường xuất hiện trong bảng giá chứng khoán.
Giá trần được hiểu đơn giản là mức giá tối đa mà người bán chứng khoán không được phép bán vượt qua con số giá trần đó. Vì giá trần được ban hành và quy định cụ thể của Sở giao dịch chứng khoán, do đó người bán bắt buộc phải tuân thủ theo Nhà Nước. Trong trường hợp mặc dù nếu người bán muốn giá cao hơn giá trần thì sẽ vi phạm luật này theo quy định.
Mỗi loại chứng khoán hay cổ phiếu khác nhau thì sẽ có mức giá trần khác nhau, vì thế để trả lời cho câu hỏi CE là gì trong chứng khoán thì nói dễ hiểu nhất là nhìn vào CE, nhà đầu tư sẽ hiểu được giá trị của chứng khoán đó như thế nào.
Thuật ngữ “tăng trần” hay “giảm trần” thường hay được các trader nói đến nhiều. Có nghĩa là việc tăng hoặc giảm của giá trần (CE) của một mã cổ phiếu hay chứng khoán cụ thể nào đó. Việc tăng giá chứng khoán lên một mức biên độ nhất định nào đó thì sẽ gọi là tăng trần và ngược lại.
2. Ý nghĩa của CE trong chứng khoán là gì?
Vậy thì tại sao Nhà Nước lại tham gia vào việc quy định mức giá trần này nhằm mục đích gì? Nguyên nhân chắc chắn phải rất quan trọng thì mới có thể giúp ích được cho sự ổn định của thị trường chứng khoán.
– Giúp thị trường ổn định hơn: Như chúng ta đã biết thì mỗi mã chứng khoán và cổ phiếu thì sẽ có mức giá trần khác nhau và người bán không được vượt qua ngưỡng giá đó. Chính vì vậy, quy định này sẽ tránh được rất nhiều trường hợp người bán bán với giá quá cao và xuất hiện nhiều mức giá khác nhau trên thị trường cho một mã cổ phiếu. Việc đưa ra một mức giá trần như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho thị trường bình ổn và cân bằng hơn.
– Tạo ra một sự nhất quán, minh bạch và cân bằng: Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển với sự xuất hiện tràn lan của không ít các sàn giao dịch và sự đổ xô đầu tư của các trader, chính vì thế, nếu nhà nước không có bất cứ quy định nào về giá trần thì chắc hẳn sẽ có sự hỗn loạn, thả giá, đẩy giá và lên xuống thất thường, không có sự nhất quán nào cả. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cả nhà đầu tư và tình trạng thị trường chung.
– Bảo vệ quyền lợi các trader: Để tránh được các tác động từ các phía bên ngoài của thị trường gây ảnh hưởng đến giá chứng khoán thì mức giá trần CE khiến cho vấn đề này giảm đáng kể. Ngoài ra, dựa vào con số này cũng giúp được các trader phân tích và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn cho phiên giao dịch, giúp họ có thêm cơ sở để biết được nên đầu tư vào cổ phiếu nào trong thời điểm tương ứng.
Tóm lại, ý nghĩa của CE trong chứng khoán rất quan trọng, giúp cả thị trường, người mua và người bán biết rõ hơn giá trị của chứng khoán và đầu tư đúng cách nhất.
3. Cách tính và vận dụng CE trong chứng khoán là gì?
3.1 Cách tính CE
Biên độ dao động cùng với giá tham chiếu của các sàn giao dịch chứng khoán là các đơn vị để tính CE – giá trần.
Cụ thể, CE có công thức tính như sau:
Giá trần = Giá tham chiếu * (1 + Biên độ giao động)
Những chỉ số trong công thức trên nhà đầu tư đều có thể dễ dàng biết được. Trong bảng giá điện tử chứng khoán, màu vàng là giá tham chiếu. Còn đối với chỉ số biên độ giao động thì con số này giúp các trader biết được tỷ lệ tăng giảm giá cổ phiếu của phiên giao dịch. Chỉ số này không chỉ phụ thuộc vào sự tăng giảm giá, mà còn phụ thuộc phần lớn vào sàn giao dịch.
Mỗi sàn giao dịch chứng khoán sẽ quy định chỉ số biên độ giao động khác nhau. Giá trần CE thông thường thì nhà đầu tư sẽ không phải tự tính toán vì nó sẽ được hiển thị trên bảng giá điện tử để các trader dễ dàng nắm bắt.
3.2 Cách làm tròn CE
Giá trần sau khi được tính toán và ra được kết quả cuối cùng thì thường là số lẻ và chỉ số này có riêng cách làm tròn số để dễ dàng phân tích và tính toán hơn. Để làm tròn giá trần thì giá trị biên độ phải phù hợp với quy định bước giá chia hết và làm tròn giá trị biên độ khi nhân với phần trăm biên độ của từng sàn phải nhỏ hơn biên độ lý thuyết.
3.3 Vận dụng CE trong chứng khoán
CE trong chứng khoán được ví như một con số biết nói, vì nó giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán chứng khoán trong một thời điểm nhất định.
Giá trần CE thường sẽ dao động thay đổi lên xuống tùy theo từng ngày và từng thời điểm khác nhau, do đó dựa vào giá trần và so sánh với giá tham chiếu, các trader sẽ phần nào lựa chọn được cổ phiếu, chứng khoán nào không nên và nên mua vào thời điểm đó.
Đối với những người bán thì dựa vào mức giá trần trên bảng giá điện tử thì đòi hỏi người bán phải luôn theo dõi giá trần CE và các cột khác để quyết định xem nên bán vào thời gian nào để sinh lời tốt nhất có thể.
Ngoài ra, khi so sánh giữa hai con số giá tham chiếu và CE thì nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán ngay trong ngày cũng như giảm thiểu tình trạng bị cháy tài khoản. Thêm vào đó, hai con số đó còn biết được tình hình giá cổ phiếu của các ngày tiếp theo tăng hay giảm, dựa vào mấu chốt này, nhà đầu tư cũng dễ dàng hơn trong việc quyết định có nên bán cổ phiếu mình đang có trong tay hay không.
Việc vận dụng giá trần vào việc mua bán cổ phiếu thì sẽ không dễ dàng chút nào đối với các nhà đầu tư vừa mới tập tành bước chân vào thị trường này. Để thành công và có được lợi nhuận tốt thì đòi hỏi các nhà đầu tư này phải tìm hiểu hết tất cả các chỉ số quan trọng như giá trần. Bạn càng tìm tòi học hỏi và có nhiều kiến thức thì càng dễ dàng thành công trên thị trường chứng khoán này.
4. Kết luận
Như vậy thì bài viết trên đã trả lời được thắc mắc của bạn về CE là gì trong chứng khoán cũng như ý nghĩa, cách tính toán cũng như cách vận dụng CE trong chứng khoán là gì. Hy vọng, qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và hành trang trên con đường thành công ở thị trường chứng khoán này. Chúc bạn thành công! Đọc thêm nhiều bài viết khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về chứng khoán nhé!n nhé!