Bic code là gì? Tìm hiểu đặc điểm và chức năng của mã Bic

Bic code được xem là thuật ngữ sử dụng phổ biến trong hệ thống giao dịch tài chính ngân hàng. Vậy Bic code là gì? Đặc điểm và chức năng như thế nào? Nếu bạn là một nhà đầu tư đang tìm hiểu về mã định danh ngân hàng thì bài viết sau đây dành cho bạn. Đừng bỏ qua, chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Tìm hiểu Bic code là gì?

Bic code hay còn gọi Bic là mã định danh ngân hàng có tên đầy đủ trong tiếng Anh gồm Bank Identifier Code. Bic được dùng bằng mã số để sử dụng cho việc thanh toán quốc tế hay hệ thống chuyển tiền quốc tế – swift code. Vì vậy, mỗi ngân hàng sẽ sở hữu một mã Bic khác nhau.

Nhờ mã định danh Bic code mà các nhà giao dịch có thể xác định được thông tin ngân hàng. Đặc biệt trong lĩnh vực chuyển tiền quốc tế để hạn chế tối đa sai sót khi giao dịch. Đối với thị trường Việt Nam, mã Bic còn có tên gọi khác tương tự là Swift code. Tuy tên gọi khác nhau nhưng ý nghĩa, đặc điểm và cách sử dụng hoàn toàn giống nhau.

bit code
Hình 1: Tìm hiểu chi tiết về mã Bic là gì?

Tìm hiểu chi tiết về Bic code trong hệ thống giao dịch quốc tế

Để giúp bạn hiểu hơn về mã giao dịch này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết thông qua nội dung dưới đây.

Nguồn gốc của Bic code hay Swift code

Theo như thị trường Việt Nam thì Swift code được thành lập bởi hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (S.W.I.F.T). Đây chính là hệ thống duy nhất dùng để chuyển tiền quốc tế giữa các ngân hàng trên thế giới với nhau thông qua mã Bic. Đồng thời, quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng và chính xác tuyệt đối.

Mặt khác, mỗi khách hàng sẽ có dãy ký tự định danh hay còn gọi Iban khi mở tài khoản tại ngân hàng châu Âu. Nếu bất kỳ ngân hàng nào có nhu cầu giao dịch quốc tế đều phải đăng ký. Sau khi được hiệp hội S.W.I.F.T phê duyệt thì ngân hàng đó được cấp một mã Bic code.

Từ đó, bất cứ khi nào muốn chuyển tiền hay nhận tiền ngoại tệ cũng cần sử dụng đến mã này. Bên cạnh đó, mã Bic không chỉ dùng để nhận tiền, chuyển tiền mà còn để mua bán, liên lạc, giao dịch liên ngân hàng toàn cầu.

Chưa hết, Bic code được phép sử dụng để các nhà giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Hay gửi tiền, trao đổi ngoại tệ,…

Đặc điểm nổi bật của hệ thống Bic code 

Từ khi ra đời cho đến nay, hầu hết mọi giao dịch tiền tệ đều được thực hiện qua hệ thống Bic code. Bởi Swift code hay Bic có tốc độ phủ sóng mạnh, liên kết nhanh và đặc biệt giao dịch dễ dàng, thuận lợi. 

Không những thế, mặc dù đây là hệ thống giao dịch quốc tế nhưng chi phí giao dịch khá thấp. Mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và chưa bao giờ xảy ra tình trạng đánh cắp thông tin và tài khoản. Cụ thể Bic code hội tụ những ưu điểm sau đây:

  • Chỉ sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng, tổ chức tài chính chứng khoán nên độ truyền tải nhanh và an toàn tuyệt đối.
  • Có thể truyền tải thông tin liên tục với số lượng lớn: Một trong những điểm nổi bật nhất của Bic là thời gian giao dịch nhanh chóng, thậm chí thời gian chỉ tích bằng tích tắc. Kèm theo đó Bic code có khả năng xử lý được khối lượng giao dịch lớn.
  • Chi phí giao dịch thấp: So với giao dịch bằng thư tín hay các phương tiện truyền thông khác thì Swift code có chi phí giao dịch thấp hơn rất nhiều. Hơn nữa, khi thanh toán bằng Bic code còn giúp các điện toán ghi nhận và xử lý dữ liệu hiệu quả.
  • Hệ thống bảo mật cao: Mọi giao dịch đều phải trải qua 2 hình thức xác thực để đảm bảo an toàn, không cho phép các hacker hay những người giao dịch không uy tín đánh cắp tài sản khách hàng.
bit code
Hình 2: Đặc điểm nổi bật của Bic code

Mẫu quy ước và chức năng chính của mã Bic code 

Như đã nói ở trên, Bic code hay Swift code dùng để nhận diện một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào đó. Vì thế, mã Bic có các mẫu quy ước và chức năng riêng để thuận tiện trong việc giao dịch.

Những nội dung có trong Bic code 

Thông thường, mã Bic bắt buộc phải có 8 ký tự và 11 ký tự. Đối với mã có 8 ký tự được hiểu đây là mã của các hội sở chính và tổ chức tài chính của ngân hàng. Còn mã 11 ký tự để ký hiệu cho những chi nhánh của các ngân hàng hay tổ chức tài chính nào đó mà cùng chung một hệ thống.

Trong đó, mỗi ký tự của Bic code đều có ý nghĩa riêng. Nó tượng trưng cho tên của ngân hàng, tốt chức, quốc gia và mã chi nhánh. Trong bất kỳ giao dịch quốc tế nào cũng cần sử dụng mã này thì giao dịch mới thành công.

Mẫu quy ước của mã Bic code bạn cần nắm rõ

Mỗi ngân hàng hay tổ chức nào đó sẽ có mã Swift code riêng biết. Tuy nhiên, trong chuyển tiền quốc tế thì mã quy ước đều sử dụng theo hình thức dưới đây: AAAA BB CC XXX, nội dung cụ thể được hiểu như sau:

  • AAAA: Đây là 4 ký tự viết tắt bằng tiếng Anh của các ngân hàng nhà nước dùng để nhận diện với các ngân hàng khác. Đối với một số ngân hàng trên thế giới sẽ có mã này giống nhau nhưng không được ký hiệu bằng chữ số.
  • BB: 2 ký tự tiếp theo là tên quốc gia mà ngân hàng đó đăng ký. Ví dụ, nếu các ngân hàng tại Việt Nam thì sẽ ký hiệu là VN,…
  • CC: Kế tiếp là 2 ký tự để nhận biết địa phương mà ngân hàng đó đang hoạt động. Đối với mã này cho phép các ngân hàng sử dụng cả ký tự chữ và số để đặt mã. Mỗi ngân hàng sẽ có quy ước khác nhau để đặt mã sao cho phù hợp.
  • XXX: Cuối cùng là 3 ký tự để nhận biết chi nhánh của ngân hàng tham gia giao dịch. Tùy theo từng quy ước của ngân hàng để có mã chi nhánh dễ nhận biết nhất.

Chức năng của mã Bic là gì?

Trong giao dịch tiền ngoại tệ, mã Bic được xem là điều kiện để các ngân hàng thực hiện giao dịch thành công. Vì thế, chức năng chính của Bic code là để hệ thống nhận diện tên, vị trí và chi nhánh của ngân hàng giao dịch gửi và nhận tiền tệ một cách chính xác.

Hiểu một cách cụ thể hơn, trong bất kỳ giao dịch gửi hay nhận tiền liên ngân hàng bạn đều phải cung cấp thông tin người nhận. Gồm họ tên, số tài khoản, tên ngân hàng và mã Bic. Trong quá trình giao dịch, nếu hệ thống phát hiện thông tin không trùng khớp thì ngay lập tức Bic code sẽ giúp bạn kiểm tra và thực hiện lại.

bit code
Hình 3: Chức năng của mã Swift code

Một số ngân hàng Việt Nam sử dụng Bic code 

Tính đến thời điểm này, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam sử dụng mã Swift code. Tuy nhiên, để bạn có thể hiểu một cách chi tiết nhất về mã này cũng tôi chỉ điểm qua một số ngân hàng phổ biến dưới đây.

  • Ngân hàng Á Châu (ACB): Có mã Bic code là ASCBVNVX.
  • Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV): BIDVVNVX
  • Ngân hàng quân đội (MB): MSCBVNVX
  • Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank): VBAAVNVX.
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank): SGTTVNVX.
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank): NAMAVNVX.
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương (SaiGonbank): SBITVNVX.

Ngoài những ngân hàng mà chúng tôi đã đề cập trên còn rất nhiều ngân hàng có mã Bic code. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của bạn để lựa chọn ngân hàng giao dịch sao cho phù hợp.

Hy vọng rằng, bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu Bic Code là gì và những đặc điểm, chức năng của mã Swift code. Để giao dịch thành công đòi hỏi bạn phải ghi nhớ chính xác mã Bic của từng ngân hàng mà bạn giao dịch.