Benchmark là gì? Vì sao phải Benchmark trong kinh doanh?

Hiện nay, Benchmark được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp, Giúp cải thiện và thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh tốt hơn. Vậy Benchmark là gì? Vì sao phải sử dụng thuật ngữ này trong kinh doanh? Để hiểu hơn về tầm quan trọng và lợi ích mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Benchmark là gì?

Benchmark hay còn gọi điểm chuẩn, đây là một tiêu chí để đánh giá, so sánh tình hình hoạt động của các công ty với nhau trên cùng một lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, Benchmark còn dùng để đánh giá giữa các bộ phận trong cùng một công ty, doanh nghiệp.

Đối với các ngành khác, Benchmark dùng để đánh giá sức mạnh và tính năng trong mọi lĩnh vực khác nhau. Nhưng đối với chứng khoán đây được xem là điểm chuẩn để so sánh hoạt động của công ty nhằm đưa ra phương pháp, chiến lược hoạt động hiệu quả nhất.

Benchmark
Tìm hiểu Benchmark là gì?

Mặt khác, thông qua Benchmark để các doanh nghiệp xem xét những ưu điểm và hạn chế của công ty mình so với đối thủ. Từ đó, học hỏi thêm để đưa ra chiến lược kinh doanh ngắn hạn, dài hạn cho phù hợp.

Có thể nói, Benchmark không chỉ dùng để so sánh mà còn đo lượng mọi mặt trong doanh nghiệp từ chi phí, hiệu suất hay chu kỳ thời gian của mỗi đơn vị. Kể cả vấn đề tính toán hiệu quả sản xuất, đầu ra cho sản phẩm trong sản xuất kinh doanh.

Tìm hiểu các cấp độ của Benchmark trong kinh doanh

Mặc dù Benchmark có vai trò rất quan trọng đối với công ty, doanh nghiệp. Thế nhưng, tùy vào quy mô hoạt động của từng đơn vị để phân chia cấp độ Benchmark khác nhau. Hiện tại Benchmark được chia thành 3 cấp độ chính bao gồm: Cấp độ hoạt động, chức năng và chiến lược. Cụ thể:

  • Đối với cấp độ hoạt động phù hợp cho những công ty kinh doanh riêng lẻ với quy mô nhỏ và vừa.
  • Cấp độ chức năng thường được áp dụng Benchmark để đánh giá hiệu quả công việc của các bộ phận trong doanh nghiệp.
  • Cấp độ chiến lược: Nếu muốn đạt hiệu quả cao và lâu dài đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng cấp độ chiến lược khi Benchmark. Có nghĩa, xây dựng chiến lược kinh doanh dựa theo định hướng phát triển và mục tiêu để ra.

Vì sao phải Benchmark trong kinh doanh?

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp việc Benchmark có vai trò rất quan trọng. Giúp đánh giá những điểm chuẩn trong kinh doanh nhằm nắm bắt chặt chẽ toàn bộ quá trình hoạt động của công ty. Nếu áp dụng Benchmark thành công sẽ giúp công ty vạch ra kế hoạch đầu tư trong tương lai hiệu quả.

Không những vậy, khi thực hiện Benchmark thường xuyên giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Dựa vào đó, xây dựng chiến lược kinh doanh trong tương lai và dự đoán xu hướng thị trường để đầu tư đúng đắn. Cụ thể những lợi ích của Benchmark đối với doanh nghiệp như sau:

  • Kiểm tra hiệu năng: Xem xét tình hình hiện tại để lập kế hoạch cho tương lai tùy vào từng mục tiêu mà các doanh nghiệp vạch ra. Tương tự, Benchmark giúp kiểm tra hiệu năng hoạt động trong doanh nghiệp.
  • Nắm bắt tỷ lệ cạnh tranh với đối thủ: Benchmark cũng giúp bạn đánh giá tình hình phát triển của công ty mình so với đối thủ cùng ngành. Giúp doanh nghiệp áp dụng các chiến lược cạnh tranh hiệu quả để nâng cao tốc độ tăng trưởng.
  • Cải tiến liên tục: Nhờ vào yếu tố cải tiến của Benchmark nên nhiều doanh nghiệp đã cải thiện được những mặt còn hạn chế trong kinh doanh.
  • Nâng cao hiệu quả công việc: Như đã nói ở trên, Benchmark không chỉ là điểm chuẩn để so sánh giữa các công ty với nhau mà còn dùng để đánh giá tốc độ, năng lực làm việc giữa các bộ phận hay phòng ban với nhau. Việc này tác động trực tiếp lên tâm lý nhân viên nhằm khích lệ và giúp nhân viên hiểu rõ hơn tầm quan trọng của mình. Nhờ đó, kết quả công việc cũng được cải thiện đáng kể.
  • Nắm rõ lợi thế của doanh nghiệp: Nếu bạn muốn biết vị thế của doanh nghiệp hay năng lực bản thân ở mức độ nào thì Benchmark chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Benchmark đánh giá chính xác về năng lực công việc trong bất kỳ thời điểm nào mà bạn muốn.
Benchmark
Vai trò của điểm chuẩn trong đầu tư

Các đối tượng tham gia vào Benchmark 

Tính đến thời điểm hiện tại, có 3 bên tham gia vào Benchmark gồm:

  • Bộ phận kinh doanh: Bộ phận này có nhiệm vụ tìm kiếm và xây dựng kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp với công ty. Hơn nữa, cải thiện mọi hoạt động mua bán, giao dịch và tìm kiếm khách hàng để nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Đối với công chúng: Công chúng được xem là người sử dụng cuối cùng khi doanh nghiệp cung cấp ra thị trường. Vì vậy, bộ phận công chúng khi thực hiện Benchmark có nhiệm vụ thống kê, tổng hợp tỷ lệ hài lòng và không hài lòng của khách hàng để có hướng khắc phục.
  • Đối với các nhà cung cấp dịch vụ theo nhu cầu khách hàng: Họ có nhiệm vụ Benchmark với mục đích cuối cùng là làm hài lòng tất cả các khách hàng. Đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất cả về chi phí lẫn chất lượng.

Quy trình thực hiện Benchmark chuẩn nhất hiện nay

So với các phương pháp phân tích khác, để thực hiện Benchmark đòi hỏi phải có quy trình rõ ràng, theo thứ tự từng bước cụ thể. Vậy quy trình Benchmark của một doanh nghiệp như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo theo quy trình dưới đây để vận dụng cho hiệu quả.

Lập kế hoạch Benchmark 

Bước đầu tiên trước khi Benchmark là lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Trong suốt quá trình Benchmark thì đây là bước quyết định trực tiếp đến đến kết quả thực hiện. Trước hết, hãy xác định rõ ràng mục tiêu Benchmark và lập kế hoạch chi tiết cho mục đích này.

Dựa vào đây bạn có thể tìm ra những điểm hạn chế cần bổ sung, sửa đổi để đưa doanh nghiệp phát triển hơn. Đồng thời, liệt kê các đối thủ cạnh tranh, so sánh kết quả hoạt động và học hỏi ưu điểm từ đối phương.

Thu thập, phân tích dữ liệu

Để phân tích dữ liệu thông qua Benchmark bạn cần thu thập mọi hoạt động của doanh nghiệp từ ưu điểm cho đến nhược điểm. Khi đã nắm bắt được cụ thể từng thông tin này mới có thể đưa ra các giải pháp khắc phục hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tất cả thông tin thu thấp phải thật chính xác thì quá trình đánh giá mới có hiệu quả như mong muốn.

Tiến hành thực hiện Benchmark 

Sau khi thực hiện xong 2 bước trên, bạn có thể dựa vào kế hoạch và dữ liệu vừa tổng hợp được để tiến hành Benchmark. Tốt nhất, cần theo dõi sát mọi thông tin cập nhật được để thực hiện và đưa ra kết luận kèm theo chiến lược hoạt động mới cho doanh nghiệp.

Benchmark
Quy trình thực hiện điểm chuẩn trong kinh doanh

Giám sát quá trình Benchmark 

Đây là bước cuối cùng khi thực hiện Benchmark và cũng là bước quan trọng không kém so với lập kế hoạch. Để đạt được hiệu quả tối đa bạn cần theo dõi kỹ càng trong suốt quá trình thực hiện Benchmark. Đồng thời, nhanh chóng sửa đổi những tình huống không mong muốn xảy ra tránh gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện Benchmark

Tổng kết

Benchmark đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi nó mang đến những lợi ích vượt trội. Theo thống kê cho thấy, doanh nghiệp nào áp dụng đúng Benchmark sẽ thu lại được lợi nhuận gấp nhiều lần so với vốn đầu tư bỏ ra. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đòi hỏi phải có thời gian lâu dài. Không được nóng vội và phải theo dõi sát sao cả quá trình thực hiện Benchmark.

Hy vọng rằng, qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về Benchmark là gì và lý do sử dụng Benchmark trong kinh doanh. Điểm chuẩn này là phương pháp hữu hiệu nhất để đánh giá và thay đổi chiến lược kinh doanh của công ty. Vì vậy, bạn nên sử dụng thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt trong kinh doanh cũng như đầu tư.