KYC là gì? Ý nghĩa của KYC và tại sao nó quan trọng?

Chắc hẳn khi bạn làm kinh doanh một công ty hoặc một doanh nghiệp thì bạn có thể biết đến thuật ngữ KYC là gì. Khái niệm này được gọi là hiểu về khách hàng của bạn, đồng thời bảo vệ khách hàng cũng như là cố vấn đầu tư. Cùng tìm hiểu chi tiết về KYC, quy trình chuẩn của KYC là gì, tại sao hiểu về khách hàng lại quan trọng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. KYC là gì?

KYC được viết tắt của từ know your customer, tiếng Việt là biết khách hàng của bạn. Khái niệm này được các tổ chức doanh nghiệp tài chính kiểm soát những dịch vụ tài chính áp dụng cho khách hàng hiện tại và khách hàng mới để có thể xác định rủi ro và tránh chúng.

KYC có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc loại bỏ những rủi ro liên quan đến những những hành vi như rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận hoặc tham nhũng, và những hoạt động không hợp pháp. Đặc biệt trong lĩnh vực chứng khoán khi thực hiện giao dịch với khách hàng trong quá trình thực hiện mở và duy trì tài khoản.

Những quy trình của KYC yêu cầu những doanh nghiệp công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính xác minh danh tính của khách hàng hiểu được những giao dịch của họ đồng thời đánh giá rủi ro một cách hiệu quả.

KYC liên quan đặc biệt trong mối quan hệ giữa người dùng và khách hàng với công ty doanh nghiệp và đây cũng là một bước đầu tiên trong việc thiết lập mối quan hệ khách hàng với một công ty.

Và với công nghệ nghệ internet phát triển như hiện nay là điều cần thiết để có thể xác định được những tiêu chuẩn KYC giúp phòng chống gian lận trực tuyến. 

Quy tắc KYC rất quan trọng trong việc bắt đầu thực hiện một mối quan hệ với khách hàng hàng để thực hiện những sự kiện thiết yếu như là hỗ trợ khách hàng trong việc xử lý tài khoản một cách hiệu quả.

KYC
Thông tin về KYC

2. Ai là người bị ảnh hưởng bởi quy tắc KYC?

Những quy định KYC về khách hàng được áp dụng cho những công ty, doanh nghiệp, những nhà cung cấp dịch vụ tài chính như là ngân hàng, công ty thanh toán, các công ty về đầu tư, và giao dịch tiền điện tử công ty bảo hiểm hoặc công ty cho vay nợ,…

Khi biết những quy tắc KYC thì các tổ chức tài chính sẽ phát hiện ra những rủi ro và họ có thể gặp phải ở trong tương lai với những quy trình thực hiện kiểm soát mà họ có thể áp dụng khi mở tài khoản cho khách hàng mới. Và khi biết KYC rất quan trọng đó là bước đầu tiên của những những việc làm chống lại việc rửa tiền cũng như là phòng ngừa những rủi ro tiềm ẩn việc hiểu được khách hàng chính mình.

Vì sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật ngày càng hiện đại hơn do đó kỹ thuật của tội phạm và những rủi ro có thể thay đổi. Do đó, những doanh nghiệp cũng như là những tổ chức tài chính cần tuân theo những quy định của KYC để có thể phát hiện được và ngăn ngừa tội phạm khi sử dụng công nghệ.

Nếu những doanh nghiệp và tổ chức không thực hiện những quy định của KYC và AML thì thì rất dễ bị các tội phạm tài chính tấn công và bị những cơ quan quản lý trừng phạt vì đã phạm phải những điều lệ trên.

Những chính sách của KYC đều có chức năng thiết yếu và có nhiệm vụ chống lại những tội phạm tài chính. Do đó bạn có thể thấy tại Liên minh châu Âu, KYC cũng được nêu trong những chỉ thị và trong những đề xuất của Financial Action Task Force

3. Tại sao KYC lại quan trọng?

Hằng năm trên thị trường tài chính có hàng triệu đô la của việc rửa tiền và những tội phạm về tài trợ khủng bố được thông qua. Những hoạt động rửa tiền sẽ đảm bảo về sự phát triển của những tổ chức khủng bố và tổ chức về tội phạm trong thị trường và tài chính.

Do đó những cơ quan quản lý trên toàn thế giới hiện đang làm việc cũng như là ngăn chặn sự rửa tiền và tài trợ khủng bố của những tội phạm này bằng KYC. Và những tổ chức tài chính cũng nên thực hiện tích cực trong việc chống lại những tội phạm tài chính.

Như đã nói ở trên, KYC là khâu quan trọng được thực hiện, những tổ chức tài chính cần phải xác minh danh tính của khách hàng bằng KYC khi khách hàng sử dụng dịch vụ và phân loại khách hàng và quản lý khách hàng được tốt hơn.

KYC
KYC rất quan trọng trong thị trường tài chính

4. Một quy trình chuẩn của KYC

Trước khi tìm hiểu quy trình chuẩn của KYC thì bạn nên biết được những ai cần thực hiện những yêu cầu mà KYC đưa ra. Những người có nhu cầu mở một tài khoản giao dịch tại ngân hàng, những người mở tài khoản giao dịch trong thị trường chứng khoán, những người muốn mở tài khoản tín dụng, những người muốn mở tài khoản giao dịch ngân hàng trực tuyến hoặc tài khoản trên các trang mạng điện tử. 

Và tiếp sau đó là bạn cần cung cấp một số thông tin cá nhân như là CMND, CCCD, hoặc sử dụng hộ chiếu và những giấy tờ quan trọng khác. Những giấy tờ được yêu cầu bạn cung cấp cần rõ ràng và có đầy đủ thông tin, không bị mờ,…

KYC
Quy trình tiêu chuẩn của KYC

Quy trình thực hiện xác minh KYC

  • Sau khi các tổ chức tài chính phân chia được khách hàng thì bắt đầu tiến hành thu thập những thông tin cá nhân của khách hàng sử dụng dịch vụ. Ví dụ như là tên, số điện thoại, ngày tháng năm sinh, địa chỉ,…
  • Bắt đầu thu thập những thông tin về dịch vụ mà khách hàng mong muốn thực hiện, ví dụ như mở tài khoản ngân hàng hay tài khoản tín dụng. Đồng thời khi thực hiện mở tài khoản khách hàng phải chứng minh định danh. Sau đó thực hiện thao tác thẩm định thông tin để biết được thông tin được cung cấp có chính xác hay không.

Nếu thông tin không chính xác thì bạn sẽ bị từ chối và không được thực hiện giao dịch. Do đó, bạn cần kiểm tra và chia sẻ thông tin một cách chính xác nhất.

5. KYC liên quan gì đến ngành tài chính?

Một trong những ngành có mối quan hệ khách hàng phức tạp nhất nhất đó là ngành công nghiệp về ngân hàng và tài chính. Những tổ chức ngân hàng và các tổ chức về tài chính họ thường liên tục gặp những rủi ro về việc lừa tiền hoặc là tài trợ khủng bố

Quy trình KYC trong ngân hàng: tiêu chuẩn bảo mật KYC theo yêu cầu mà pháp luật đưa ra sẽ cao hơn so với những quy định của các lĩnh vực khác

Quy định KYC trên thế giới: Quy trình này đòi hỏi những khu vực tài chính trên khắp thế giới đều phải tuân thủ theo quy định của KYC. Tuy nhiên KYC cũng có những nhược điểm đó là mức độ bảo mật còn thấp và khác xa so với những tiêu chuẩn về bảo mật pháp lý đối với những nhận dạng khách hàng chính thức theo quy định khắt khe nhất trong lĩnh vực này.

Mặc dù rất quan trọng và KYC có thể đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng có những nhược điểm như khi không tuân thủ quy định và không chủ động sửa những lỗi về người dùng hoặc cam kết với những thủ tục được thực hiện chất lượng. 

Trong thời gian tới, có thể KYC sẽ siết chặt hơn để đảm bảo an toàn hơn cho những người tham gia và tránh những rủi ro do kẻ xấu lợi dụng.

6.Lời kết

Hi vọng với những thông tin về KYC được bài viết chia sẻ ở trên giúp bạn hiểu được KYC là gì gì, những thông tin liên quan đến KYC rất quan trọng trong thị trường đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực tài chính nên bạn có thể chia sẻ để nhiều người biết hơn nữa nhé.