Trên thị trường, đôi khi nhiều nhà giao dịch sẽ thắc mắc tại sao có nhiều công ty được niêm yết và phát hành chứng khoán ở trên sàn chứng khoán lớn nhưng có những công ty lại không được niêm yết. Vậy hoạt động niêm yết diễn ra như thế nào, những điều kiện được đặt ra để thực hiện giao dịch cổ phiếu trên sàn là gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những nội dung cơ bản nhất về chứng khoán và các hoạt động giao dịch tại những công ty giao dịch trên sàn tại Việt Nam.
1. Hoạt động niêm yết là gì?
Niêm yết là hoạt động những công ty chứng khoán có những mã cổ phiếu được giao dịch trên một sàn giao dịch chứng khoán nhất định. Tất cả những sàn giao dịch hoạt động đều có những điều kiện cụ thể đối với những công ty đăng ký niêm yết mã chứng khoán tài các sàn.
Hiện nay, ngày càng có nhiều công ty chứng khoán muốn được niêm yết trên sàn chứng khoán lớn như sàn chứng khoán HOSE hoặc sàn HNX. Đôi khi, có nhiều công ty không đủ yêu cầu để thực hiện phát hành chứng khoán trên sàn khi đăng ký, nên sẽ bị hủy cho đến khi công ty chứng khoán có được đủ điều kiện.
Hầu hết thì công ty nào cũng muốn doanh nghiệp của mình được niêm yết trên sàn chứng khoán lớn vì những lợi ích khi được niêm yết tại sàn là rất lớn. Những sàn giao dịch này có tính thanh khoản cao nên việc hiển thị những cổ phiếu của công ty trên sàn giao dịch được cao nhất.
2. Những lợi ích khi công ty được lên sàn
Lợi ích mang lại khi được lên sàn là rất lớn nên việc nhiều công ty mong muốn niêm yết trên những sàn giao dịch này.
Khi được lên sàn thì các công ty, doanh nghiệp sẽ có được những lợi ích sau:
- Những công ty và doanh nghiệp này sẽ được huy động vốn để thực hiện những mục tiêu của họ một cách nhanh chóng và có thể thực hiện huy động trong dài hạn. Các công ty có thể thực hiện mở rộng quy mô và phát triển công ty.
- Khi được niêm yết thì những công ty này cũng khẳng định được vị thế của mình, vì khi đủ được điều kiện thì cũng chứng minh được là công ty có một sự phát triển lớn, vốn điều lệ cao.
- Từ đó, công ty có thể khẳng định được thương hiệu của mình và được nhiều nhà đầu tư tin tưởng, tăng sự uy tín của doanh nghiệp trên thị trường,
- Khi được lên sàn thì các cổ phiếu của doanh nghiệp được thực hiện sẽ có được tính thanh khoản cao và nhà đầu tư có thể thực hiện việc mua bán dễ dàng.
- Mới được lên sàn thì giá của những cổ phiếu này sẽ không cao nhưng vè lâu dài thì giá sẽ được ổn định và cao hơn thời điểm ban đầu.
3. Những hạn chế của niêm yết
Để được lên sàn thì các công ty phải thực hiện việc đăng ký niêm yết cho công ty của mình, và sẽ mất một khoản chi phí để thực hiện hoạt động này.
Nhiều công ty hoạt động, muốn được lên sàn nhưng vẫn chưa đủ điều kiện nên sẽ phải tốn nhiều khoảng thời gian và sẽ gây áp lực đối với những nhà quản lý công ty và phải chịu áp lực làm sao để có thể nâng cao được những hiệu quả về sản xuất kinh doanh như vậy.
Những công ty phải thực hiện việc báo cáo các thông tin, thu thập dữ liệu cho các sàn để xem xét trước khi được lên sàn.
Nếu được lên sàn, công ty sẽ phát hành chứng khoán và có được nhiều nhà đầu tư thực hiện giao dịch thì bộ máy công ty có thể sẽ bị thay đổi, cổ phần khác nhau sẽ có những sự quản lý khác nhau với những nhà đầu tư mới.
4. Những yếu tố bắt buộc trước khi công ty được lên sàn
Hiện nay thì tại Việt Nam có 3 sàn chứng khoán lớn mà được nhiều nhà giao dịch đầu tư và nhiều công ty muốn cổ phiếu của mình được lên sàn này. Ngoài ra, không chỉ có 3 sàn lớn mà còn nhiều sàn giao dịch khác được thành lập từ những công ty chứng khoán khác.
Với sàn HOSE thì điều kiện để các công ty, doanh nghiệp được lên sàn là:
- Đầu tiên để xét về độ lớn của công ty thì vốn điều lệ của công ty đó phải ít nhất 120 tỷ đồng.
- Những công ty có số năm hoạt động phải trên 2 năm
- Công ty phải có tối thiểu 300 cổ đông được thực hiện biểu quyết và số cổ phiếu đó tối thiểu là 20%
- Về kết quả hoạt động kinh doanh thì với kết quả có được trong 2 năm gần đây phải có được lãi và không có nợ quá thời hạn trên 1 năm. Việc hoạt động phải được thực hiện theo những gì pháp luật được quy định và kết quả hoạt động không có lỗ lũy kế. Tất cả các kết quả được tính đến thời điểm công ty thực hiện việc đăng ký được lên sàn.
- Ngoài ra thì những con số, kết quả hoạt động của công ty phải được báo cáo trên những trang mạng truyền thông.
- Hồ sơ để công ty thực hiện đăng ký được lên sàn phải được hợp lệ theo những gì sàn giao dịch quy định.
Với sàn HNX, đây là sàn lớn thứ 2 chỉ sau sàn HOSE nên việc đăng ký được lên sàn sẽ có những điều kiện sau:
- Vốn điều lệ để được đáp ứng là 30 tỷ đồng
- Khoảng thời gian tính từ lúc công ty bắt đầu hoạt động là trên 1 năm
- Với cổ đông thì ít nhất phải là 15% cổ phiếu được quyền biểu quyết.
- Tình hình sản xuất kinh doanh thì công ty chứng minh được là có lãi và mức lợi nhuận ít nhất có 5% trên mức vốn chủ
- Công ty không có nợ xấu bị quá hạn hơn 1 năm
- Các công ty trong thời gian hoạt động cũng phải đáp ứng được đủ nhu cầu và hoạt động đúng với những gì pháp luật quy định.
Ngoài ra còn thực hiện những điều kiện khác như hồ sơ phải được thực hiện đúng, việc chuyển nhượng cần thực hiện theo quy định, và việc công bố các khoản nợ sẽ không cần được công bố.
Với sàn UPCOM thì không cần nhiều điều kiện như hai sàn chứng khoán trên, và những công ty được lên sàn chứng khoán này thường sẽ chưa đủ điều kiện đáp ứng để niêm yết trên 2 sàn chứng khoán kia.
- Vốn điều lệ sẽ không cần nhiều như 2 sàn trên, chỉ cần đủ 10 tỷ đồng, nhưng việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng cần có lãi tính cho năm trước đó.
- Hiện nay thì điều kiện để được lên 2 sàn chính ở trên thì những công ty này phải đủ điều kiện để thực hiện giao dịch tại sàn UPCOM ít nhất 2 năm. Nên do đó, có nhiều công ty mới đầu muốn tham gia thì phải tham gia lên sàn UPCOM trước.
Với mỗi sàn chứng khoán khác nhau sẽ có những yêu cầu để các công ty được lên sàn khác nhau, nếu thỏa mãn được những điều kiện niêm yết chứng khoán thì các cổ phiếu của công ty được nhà đầu tư thực hiện giao dịch.
5. Lời kết
Với những thông tin về giao dịch chứng khoán được bài viết chia sẻ ở nội dung trên, đặc biệt là hoạt động niêm yết, chắc hẳn bạn cũng hiểu được niêm yết là gì, những lợi ích cũng như những hạn chế của công ty được lên sàn đem lại cho các công ty. Qua đó biết được điều kiện niêm yết chứng khoán ở những sàn khác nhau là như thế nào. Hy vọng với những nội dung bài viết chia sẻ, bạn nắm được để thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp lên sàn được thành công.