Tự doanh chứng khoán là gì và những quy định của pháp luật

Nếu đã là một người có nhiều kinh nghiệm giao dịch và làm việc thâm niên trên thị trường chứng khoán bạn có thể đã hiểu rõ về các hình thức hoạt động của mô hình thị trường này, trong đó có cả tự doanh chứng khoán. Nhưng với những người mới vào thị trường thì có lẽ bạn chưa hiểu rõ hình thức này có cách hoạt động như thế nào. Vì vậy để cùng tìm hiểu thêm về thuật ngữ thường được sử dụng này trong thị trường thì chúng tôi mời các bạn hãy nén một chút thời gian để đọc qua bài viết sẽ được trình bày một cách cặn kẽ, đầy đủ và chi tiết dưới đây các bạn nhé!

1. Tự doanh chứng khoán là gì?

tự doanh chứng khoán
Tự doanh là gì trong thị trường chứng khoán?

Theo như những hiểu biết của cá nhân tác giả cũng như đã được quy định rất rõ ràng trong luật Chứng khoán của nước ta ở khoản 30 điều 4 thì tự doanh chứng khoán là hành động khi mà chính các công ty chứng khoán thanh gia kinh doanh bằng cách tự mua chưa khoán cho mình.

Nhờ vào khả năng nắm bắt nguồn tin từ thị trường các nhà đầu tư và có khả năng điều khiển cuộc chơi cho nên khi tham gia vào các hoạt động có hình thức như thế này thì chính bản thân các công ty chứng khoán lại là bên có nhiều ưu thế hơn trong thị trường giao dịch. Chẳng hạn như họ các nhiều nguồn dữ liệu hơn để có thể tiên đoán được một cách tương đối gần như là chính xác theo từng nhịp chuyển động của thị trường.

Ngoài ra họ là bên làm việc với các nhà đầu tư và cả phía công ty cổ phần nên có nhiều hơn dự kiện mua bán và tình hình. Hơn thế nữa như các bạn cũng đã biết thì chi phí chính là kẻ thù của các nhà giao dịch. Vì vậy khi mà một công ty chứng khoán bất kỳ tham gia giao dịch tự doanh chứng khoán thì họ sẽ không bị thu phí từ chính sàn giao dịch của mình. Vì thế mà lại càng có thêm ưu thế hơn so với các nhà đầu tư lớn nhỏ khác trên thị trường.

Hình thức tự doanh trong việc giao dịch chứng khoán này của các công ty chứng khoán có thể được xem là một trong những định chế tài chính quan trọng trong thị trường để điều tiết được mốt quan hệ cung cầu trên thị trường và giữ nó ở mức phát triển càng ổn định càng tốt để bình ổn giá cả tránh xảy ra hiện tượng lạm phát. Bên cách đó thì không thể không nhắc đến rằng dẫu cho có chức năng như thế nào thì luôn luôn mục đích cơ bản của các công ty chứng khoán khi nhảy vào thị trường này chính là để có thể đem lại thêm một phần nguồn thu nhập cho chính tổ chức, công ty của mình. Điều này thật cũng dễ hiểu bởi lẽ đâu ai cho không ai thứ gì các bạn thấy có đúng không?

Nói tóm lại theo một cách đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu đó là các hoạt động giao dịch tự doanh này bởi các công ty chứng khoán là để nhằm mục đích chính kiếm thêm nguồn thu nhập cho công ty mình. Nói đơn giản hơn nữa thì đây là hành động mua và bán chứng khoán để lợi dụng chênh lệch về giá các loại cổ phiếu kiếm lời bởi các công ty chứng khoán được cấp phép trên thị trường.

Các hành động mua bán giao dịch được thực hiện dưới hình thức tự doanh này theo quy định của luật Chứng khoán nước ta thì phải được hoàn thành các thủ tục ở trực tiếp tại Sở Giao dịch chứng khoán (thường hay được viết tắt là SGD) và dưới hình thức là OTC. Bên cạnh hoạt động giao dịch tự doanh này của các công ty chứng khoán thì ở Sở Giao dịch chứng khoán còn thực hiện nhiệm vụ xử lý các giao dịch khác của những nhà đầu tư cá nhân.

2. Các quy định của nhà nước về các hoạt động tự doanh thị trường chứng khoán

tự doanh chứng khoán
Những quy định của nhà nước

Theo như được nhà nước quy định rất rõ ràng và cụ thể theo bộ Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 được ban hành vào năm 2019 có chỉ định rất rõ ràng như sau tại điều 72:

“2. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.

3. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.”

Ngoài ra, các quy định trên là dành cho những công ty chứng khoán được cấp phép để xử lý các giao dịch trên thị trường chứng khoán. Còn với những công ty chứng khoán được cấp phép để thực hiện nhiệm vụ mối giới giao dịch thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư thì cũng được quy định về những loại hình tự doanh này tại điều 86 như sau:

“2. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được giao dịch chứng khoán trên tài khoản tự doanh chứng khoán và được đầu tư, góp vốn, phát hành, chào bán các sản phẩm tài chính.”

3. Những đặc trưng trong hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán

tự doanh chứng khoán
Các đặc trưng của tự doanh

Điều đầu tiên phải nói đề và không thể chối cãi đó là các hoạt động tự doanh chứng khoán được triển khai bởi các công ty chứng khoán được thực hiện một cách rất chuyên nghiệp với độ chuyên môn cao. Điều này thì cũng chẳng có gì gọi là bất ngờ mà cũng khá là dễ hiểu thôi bởi vì đội ngũ các nhân sự làm việc tại các công ty chứng khoán luôn là những nhân sự cao cấp có nhiều kinh nghiệm giao dịch trên thị trường này, có nền tảng kiến thức kính tế tài chính đủ sâu và vững chắc để đưa ra được những phân tích chính xác về tình hình của thị trường cùng với khả năng đưa ra quyết định chuẩn xác.

Quy trình giao dịch được cụ thể hóa thành từng bước với các điều khoản ràng buộc chặt chẽ càng giúp cho từng bước trong các hoạt động tự doanh này của những công ty chứng khoán càng đạt được hiệu suất lợi nhuận cao và giảm thiểu đi rất nhiều khả năng thua lỗ cho từng giao dịch riêng lẻ bất kỳ.

Điều thứ hai cũng rất quan trọng mà chúng ta cần xét tới đó là những công ty chứng khoán thì chắc chắn sẽ có số vốn cực kỳ lớn và với cách hoạt động chuyên nghiệp như đã đề cập ở trên thì quy mô thị trường họ chọn để đầu tư vào hứa hẹn sẽ rất lớn cũng như là đa dạng trong cách chọn các danh mục đầu tư. Nắm vững quy tắc không bao giờ bỏ tất cả trứng vào một rổ cho nên các công ty chứng khoán này sẽ đổ dòng vốn khổng lồ của mình vào nhiều thị trường, nhiều ngành nghề với nhiều khẩu vị đầu tư khác nhau nữa. 

Tuy vậy, dù chiếm nhiều ưu thế là vậy nhưng chẳng có gì gọi là đảm bảo khi chinh chiến trên thị trường tài chính đầy tính khốc liệt này. Các công ty chứng khóa khi thực hiện các hoạt động tự doanh chứng khoán thì vẫn có tỉ lệ mắc phải các rủi ro trên thị trường như bao nhà đầu tư lớn nhỏ khác. Hơn thế nữa với lượng tài sản khổng lồ của mình thì đôi khi chỉ cần sai một li thôi là sẽ dẫn đến toàn bộ tổ chức đi xa vạn dặm dưới đáy biển. Do đó khi tham gia bất kỳ một lệnh giao dịch nào thì những công ty chứng khoán này cũng đều tự trang bị cho mình những công cụ phòng vệ cho an toàn hơn.

4. Lời kết

Trên đây là một số thông tin cơ bản về các hoạt động tự doanh chứng khoán. Xin cám ơn các bạn vì đã bỏ thời gian đọc bài viết này của chúng tôi.