GDP danh nghĩa là thuật ngữ rất phổ biến trong ngành kinh tế, mà chắc hẳn các nhà nghiên cứu thậm chí là ai tìm hiểu qua cũng đều biết về nó. Vậy nó mang những đặc điểm gì và có ý nghĩa thế nào đối với nền kinh tế? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
GDP danh nghĩa là gì?
GDP danh nghĩa (Nominal Gross Domestic Product viết tắt Nominal GDP) là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ tính theo giá thị trường được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Nó bao gồm những thay đổi về giá do lạm phát và phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản thì nó chính là tổng giá trị của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ được làm ra trên một phạm vi lãnh thổ và khoảng thời gian nhất định và tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ đó được tính theo giá thị trường hiện tại. Đối với mỗi quốc gia thì GDP sẽ bao gồm cả những sản phẩm dịch vụ mà các công ty nước ngoài có trụ sở tại quốc gia đó cung cấp ra thị trường. Người ta thường tổng kết lại GDP danh nghĩa nói riêng và GDP nói chung theo từng quý, từng năm hoặc khi cần mức độ chi tiết thì có thể tính GDP theo từng tháng một.
GDP nói chung có thể tính là tổng giá trị của các khoản chi tiêu, tổng giá trị các khoản tiêu dùng hay gia tăng của nền kinh tế. Nếu theo cách tính lý thuyết, ở một điều kiện lý tưởng thì chúng ta dù tính theo cách nào cũng sẽ đều ra một kết quả GDP là giống nhau.Tuy nhiên do sự bỏ sót, sai số nhầm lẫn và một số yếu tố nhác trong quá trình thống kê sẽ làm cho kết quả giữa các cách tính có sự sai số nhẹ. tuy nhiên sự sai số này vẫn có thể chấp nhận được tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Đặc điểm của GDP danh nghĩa
Cũng chính bởi vì được tính theo giá hiện tại nên chúng ta cũng có thể hiểu GDP danh nghĩa tính luôn cả lạm phát hay tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong đó. Vì thế người ta hay lấy nó để đánh giá sự tăng lên của giá các loại hàng hóa. Nếu xảy ra lạm phát tức là khi mức giá đồng thời tăng học giảm thì cũng đều làm cho loại GDP này tăng. tuy nhiên điều này lại là tác động tiêu cực đến cả người mua và các doanh nghiệp vì nó làm giảm sức mua và tỷ lệ tiết kiệm trong nền kinh tế.
Ví dụ trong trường hợp nếu lạm phát xảy ra làm ảnh hưởng đến mức giá chung của hàng hóa, khiến giá trị của nó tăng lên 5% thì tức là người tiêu dùng sẽ cũng phải bỏ ra thêm 5% số tiền chi tiêu để mua hàng hóa. Nếu trong trường hợp này nguồn thu nhập của người mua cũng chỉ tăng ở mức 5% thì tức là bằng mới mức tăng 5% của lạm phát thì tức là sức mua cá nhân trong trường hợp này lag không thay đổi.
Trong trường hợp nền kinh tế của một quốc gia đang suy thoái hay GDP tăng trưởng âm, giá thị trường giảm với tốc độ nhanh hơn mức tăng trưởng sản xuất, lúc này một trong những hạn chế lớn nhất của GDP danh nghĩa chính là nó sẽ không thể phản ánh thực trạng nền kinh tế đó đang tăng trưởng âm. Khi ấy nếu theo tính toán GDP âm sẽ phải phản ánh sự đi xuống của nền kinh tế nhưng trong thực tế thì giá trị sản xuất lại tăng trưởng ở mức dương.
GDP danh nghĩa và GDP thực tế
GDP thực tế
Cũng giống như GDP danh nghĩa, hiểu theo cách đơn giản thì GDP thực cũng là tổng sản phẩm dịch vụ quốc nội được làm ra trong một thời gian cụ thể. Tuy nhiên tổng giá trị này chỉ được xác định sau khi đã loại bỏ lạm phát. Chính vì thế chúng ta cũng có thể hiểu người ta đo lường tính toán giá trị của nó với mức giá tham chiếu tại thời điểm bấy giờ trong quá khứ. Nên trong giới nghiên cứu tài chính khi muốn đánh giá mức độ tăng trưởng thực sự của một nền kinh tế người ta sẽ sử dụng giá trị GDP thực. Công thức để chúng ta tính được GDP thực thông qua GDP tiền tệ là hãy lấy GDP tiền tệ trừ đi các yếu tố làm ảnh hưởng đến giá qua các thời kỳ.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng cả GDP thực và danh nghĩa đều có giá trị là thước đo tài chính để các chuyên gia, nhà nghiên cứu tài chính đánh giá sự tăng trưởng của một phạm vi lãnh thổ, có thể là một vùng miền, một tỉnh thành hay là sự tăng trưởng của cả một quốc gia. Khi nền kinh tế được tính toán theo giá hiện tại thì nó cho ra GDP danh nghĩa hay GDP tiền tệ, còn khi tính toán với mức giá không thay đổi thì nó sẽ thể hiện GDP thực hay GDP giá cố định.
Giá trị GDP thực khá quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, Chính phủ thường đưa ra giá trị GDP thực để điều chỉnh giá trị của đồng tiền qua đó có đánh giá chính xác nhất về giá trị của tổng hàng hóa hay dịch vụ được tạo ra.
So sánh GDP danh nghĩa và GDP thực
Nhìn chung thi cả GDP danh nghĩa và GDP thực đều thể hiện sự lớn mạnh của nền kinh tế. Tuy nhiên trong đó GDP thực được các nhà phân thích, nghiên cứu về kinh tế sử dụng để đánh giá quy mô nền kinh tế nhiều hơn bởi nhìn vào GDP thực chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra sự chênh lệch của nền kinh tế giữa các năm. Những khác nhau về cơ bản của GDP thực và danh nghĩa chủ yếu là
- GDP tiền tệ thì phản ánh tổng sản phẩm của một vùng lãnh thổ nhất định tính theo giá thị trường của thời điểm hiện tại. Trong khi GDP thực thì sẽ phản ánh giá trị tổng sản phẩm dịch vụ của vùng lãnh thổ đó theo mức giá năm cơ sở không đổi.
- Xét về tổng giá trị thì GDP tiền tệ sẽ không phải chịu tác động điều chỉnh của lạm phát hay giảm phát của thị trường, trong khi GDP thực sẽ chịu ảnh hưởng và chi phối của hai yếu tố này.
- Chính vì một bên chịu ảnh hưởng của lạm phát và giảm phát còn một bên thì không nên giá trị của GDP danh nghĩa sẽ cao hơn giá trị của GDP thực.
- Cũng vì thế mà công việc phân tính, tính toán GDP thực sẽ khó khăn hơn vì còn phải tính toán loại bỏ lạm phát.
- Khi nhìn vào GDP thực sẽ giúp chúng ta có cái nhìn thực tế nhất về sợ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, điều này sẽ không đúng đối với GDP tiền tệ (Danh nghĩa)..
- Cuối cùng là về công dụng, trong khi GDP thực sẽ được sử dụng để đánh giá độ lớn mạnh của nền kinh tế trong hai hay nhiều năm khác nhau, còn GDP tiền tệ sẽ được dùng nhiều hơn khi đánh giá kinh tế của các vùng lãnh thổ khác nhau trong cùng một năm nhất định.
Kết luận
Bài viết trên đây là những kiến thức căn bản nhất mà mình tìm hiểu và tổng hợp được về GDP danh nghĩa, GDP thực cùng với những điểm giống và khác nhau giữa hai loại hình GDP này. Về căn bản thì chúng là những nhân tố cực kỳ quan trong và không thể thiếu góp phần đánh giá sự tăng trưởng cũng như mức độ lớn mạnh của nền kinh tế. Hi vọng qua bài viết bạn đọc đã có cái nhìn bao quát và chính xác hơn về hai yếu tố kinh tế này.