Tìm hiểu 5 cuộc khủng hoảng dầu mỏ lớn nhất trên toàn cầu

Dầu mỏ được xem là tài nguyên thiên nhiên tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho con người. Thế nhưng, từ trước đến nay thế giới đã phải chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế từ 5 cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Vậy những cuộc khủng hoảng đó như thế nào? Vì sao lại có tác động mạnh mẽ đến kinh tế toàn cầu? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về khủng hoảng dầu mỏ 

Khủng hoảng dầu mỏ là thời kỳ giá dầu mỏ trong nước và trên thế giới tăng cao, vượt ngưỡng trung bình. Điều này làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước khủng hoảng và gây áp lực cho các nhà đầu tư khi mua cổ phiếu của các công ty dầu khí.

Trên thực tế, cuộc khủng hoảng sẽ bắt đầu khi mà giá dầu tăng nhanh trong vòng vài tháng. Từ đó, kéo theo việc gia tăng giá trị của các sản phẩm trên thị trường và gây nhiều khó khăn về vấn đề tài chính kinh tế. Nguyên nhân chính xảy ra các cuộc khủng hoảng về dầu mỏ chủ yếu do con người tạo ra và tác động của các yếu tố không thể kiểm soát trước.

Tính đến nay, thế giới phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ 5 cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Trong đó, có 3 cuộc khủng hoảng đi vào lịch sử gồm những năm 1973, 1979 và 1990. Còn lại là những khủng hoảng ở mức trung bình những năm 2000 và gần đây nhất là 2020. Đặc biệt, trong năm 2020 giá dầu trên thế giới đã tụt xuống chạm đến mức âm khiến các nhà đầu tư không thể lường trước. 

Vậy các cuộc khủng hoảng đó xảy ra như thế nào mời bạn đọc tìm hiểu tiếp những nội dung chúng tôi cập nhật sau đây.

khủng hoảng dầu mỏ
Tìm hiểu khủng hoảng về dầu mỏ là gì?

5 cuộc khủng hoảng dầu mỏ lớn nhất thế giới

Mỗi cuộc khủng hoảng đều để lại hậu quả không chỉ trong ngành dầu mỏ mà còn nền kinh tế đất nước. Cụ thể từng cuộc khủng hoảng lần lượt diễn ra qua các mốc như sau.

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lớn nhất năm 1973

Năm 1973 là thời điểm diễn ra cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ tư. Vào tháng 10/1973, các quốc gia Ả Rập tuyên bố ngừng xuất khẩu cũng như không cung cấp dầu mỏ sang các nước Israel. Sau thời gian đó, giá dầu bắt đầu tăng nhanh và cuộc khủng hoảng về dầu mỏ bắt đầu diễn ra.

Có thể nói, giá dầu bình quân lúc đầu chỉ từ 3 USD/thùng nhưng từ khi cấm vận đã tăng lên 12 USD/thùng. Đây được xem là đỉnh điểm của giá dầu trong lịch sử tạo ra cú sốc không chỉ tại các nước phương tây mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác.

Cũng trong thời gian đó, cuộc chiến tranh đang ngày càng căng thẳng thì Mỹ quyết định cấp vũ khí cho Israel. Quyết định này làm cho tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuyên bố không xuất khẩu dầu sang các nước gồm: Canada, Nhật Bản, Anh và Hà Lan.

Không chỉ có nền kinh tế bị ảnh hưởng mà vấn đề ngoại giao cũng rạn nứt. Chưa dừng lại ở đó, để trả thù cho việc ủng hộ Israel của Mỹ, OPEC còn mở rộng thêm quyết định dừng nhập khẩu dầu sang Bồ Đào Nha, Nam Phi và cả Rhodesia.

Khủng hoảng giá dầu năm 1973 đã trở thành cuộc khủng hoảng đáng nhớ trên thế giới. Theo các nhà đầu tư, cuộc khủng hoảng này được xem như “vũ khí dầu mỏ”. OPEC đã đánh động tâm lý xuất khẩu dầu đến các nước khác nhằm đánh trả lại Mỹ do việc quay lưng lại với Ả Rập.

khủng hoảng dầu mỏ
Khủng hoảng dầu thô năm 1973

Với sự tăng đột ngột lên đến 9 USD/thùng đã làm cho tình hình kinh tế các nước giảm sút. Nhiều ngành nghề sử dụng dầu mỏ bị đình trệ sản xuất, thậm chí phải đóng cửa tạm ngừng. Đời sống con người cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Đây là thời kỳ đầu tiên về khủng hoảng dầu mỏ cũng như là địa chấn giá dầu tăng đột biến trong lịch sử dầu mỏ thế giới.

Khủng hoảng dầu mỏ năm 1979

Tiếp theo chính là cuộc khủng hoảng giá dầu vào năm 1979. Đây là thời gian mà cách mạng ở Iran lật đổ triều đại Pahlavi. Ngay sau đó, Khomeini đã chính thức thành nhà lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa hồi giáo mới lúc bấy giờ. Cũng vào thời điểm đó, giá dầu liên tục tăng nhanh do sự đình trệ trong sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ của Iran. Trong 12 tháng kế tiếp, cuộc khủng hoảng về dầu tiếp tục diễn ra khi mà giá dầu thô tăng gấp đôi chạm mốc 39,5 USD/thùng. Vì lo lắng giá dầu tăng mạnh, hàng nghìn người dân Mỹ xếp hàng dài để mua xăng dầu.

Mặc dù so với cuộc khủng hoảng năm 1973 thì khủng hoảng năm 1979 có phần nhẹ hơn. Nhưng nó cũng đủ làm nền kinh tế Mỹ thời điểm đó gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán liên tục giảm làm các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu nhằm thu hồi vốn cho mình.

Khủng hoảng dầu mỏ năm 1990

Vào năm 1990 là thời gian bùng nổ cuộc chiến tranh xâm chiếm đất nước giữa Iraq và Kuwait do Mỹ đứng đầu. Điều này làm cho dầu mỏ của cả hai nước rơi vào khủng hoảng do thiếu hụt nguồn cung cấp dầu mỏ trên thế giới. Trước khi chiến tranh diễn ra, vào tháng 7/1990 giá dầu nằm ở mức bình quân 17 USD/thùng. Chỉ sau đó không lâu, đến tháng 10/1990 giá dầu tăng lên 19 USD/thùng đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 36 USD/thùng.

Mặc dù vậy, so với hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ trước đó thì năm 1990 không đáng lo ngại. Kể cả nền kinh tế bị ảnh hưởng nhưng các nước này đã nhanh chóng đưa ra các chính sách củng cố nên tài chính được phục hồi chỉ trong thời gian ngắn. Có thể thấy, cuộc khủng hoảng lần 3 này nguyên nhân chính là do chiến tranh và những mâu thuẫn bên trong Liên Xô.

Cuộc khủng hoảng về dầu mỏ vào năm 2000

Đây là cuộc khủng hoảng có thời gian dài nhất trong 5 cuộc khủng hoảng về dầu mỏ trên toàn cầu. Kéo dài từ năm 2000 đến năm 2008 với ước tính giá dầu tăng lên 500% so với thời điểm bắt đầu khủng hoảng. Con số cụ thể vào lúc này là từ 23,7 USD tăng lên 147,27 USD.

So với khủng hoảng năm 1973 thì cuộc khủng hoảng này còn khốc liệt hơn và khó kiểm soát. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này không tác động quá nhiều đến tình hình kinh tế.

Nguyên nhân chính khiến giá dầu mỏ tăng cao là do nền kinh tế Trung Quốc được cải thiện. Đồng thời, đồng Đô la Mỹ bị giảm giá làm cho cổ phiếu sụt giảm trong khi giá dầu tăng cao.

khủng hoảng dầu mỏ
Giá dầu tăng nhanh gây nên khủng hoảng năm 2000

Khủng hoảng về dầu mỏ năm 2020

Thời gian gần đây nhất là vào năm 2020 đã có một cuộc khủng hoảng dầu mỏ diễn ra. Nếu như 4 cuộc khủng hoảng trên bùng nổ do giá dầu tăng nhanh thì vào năm 2020 khủng hoảng do giá dầu giảm mạnh. Đây là thời điểm Thái tử của Ả Rập tranh quyền định giá dầu với Mỹ, cùng với đó thế giới chịu nhiều thiệt hại do đại dịch covid 19.

Điều này khiến cho giá dầu tụt dốc từ 65,65 USD/thùng xuống 6,5 USD/thùng chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm. Nhìn chung, giá dầu giảm mạnh sẽ có lợi cho người tiêu dùng, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong nền kinh tế vĩ mô.

Không lâu sau đó, cuộc khủng hoảng dầu vào năm này nhanh chóng dập tắt khi giá dầu trở lại ở mức bình quân và có tăng nhẹ trong những tháng tiếp theo. Vì vậy, những nhà đầu tư cổ phiếu có cơ hội gia tăng lợi nhuận khi đầu tư vào ngành này.

khủng hoảng dầu mỏ
Năm 2020 giá dầu giảm mạnh gây nên khủng hoảng

Trên đây là 5 cuộc khủng hoảng dầu mỏ lớn nhất từ trước đến nay và có ảnh hưởng đến toàn thế giới. Hy vọng rằng, qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành dầu mỏ cũng như những biến động về giá dầu thô để có hướng đầu tư đúng đắn.