Một trong những thuật ngữ rất phổ biến trong thị trường tài chính đó là thanh khoản. Nó có thể giúp các nhà giao dịch thực hiện phân tích hiệu quả trước khi tham gia đầu tư vào một loại tài sản trong thị trường tài chính. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thanh khoản trong chứng khoán là gì, những loại thanh khoản trên thị trường, tại sao thanh khoản lại quan trọng và những thông tin cơ bản về thanh khoản ngay trong bài viết dưới đây nhé.
1. Thanh khoản trong chứng khoán là gì?
Tính thanh khoản trong thị trường tài chính đề cập đến khả năng mà giao dịch có thể bán một tài sản chứng khoán một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng nhiều đến giá của chúng. Hoặc hiểu đơn giản thì thanh khoản là khả năng tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt.
Thanh khoản rất quan trọng đối với các nhà giao dịch trên thị trường, nó có thể cho biết được mức độ linh hoạt của công ty và biết được khả năng tài chính của công ty trong thời điểm hiện tại.
Khi thanh khoản của một tài sản cao hơn so với những khoản nợ của công ty hiện tại thì nó cho thấy được thị trường tài chính của họ hiện đang tốt. Và trong thị trường tài chính thì tính thanh khoản cao thì tài sản này có thể dễ dàng thực hiện chuyển đổi sang tiền mặt một cách dễ dàng với giá theo kỳ vọng hoặc giá của thị trường
Ngược lại khi thanh khoản thấp thì thị trường hoặc tài sản ít có cơ hội thực hiện mua bán hơn và những tài sản này sẽ khó thực hiện giao dịch hơn trên thị trường.
2. Các loại thanh khoản trong chứng khoán
Hiện nay có 3 loại thanh khoản trên thị trường chứng khoán Đó là thanh khoản thị trường, thanh khoản kế toán (dành cho những doanh nghiệp và cá nhân) và thanh khoản của các tài sản đầu tư. Cùng tìm hiểu chi tiết các loại thanh khoản ngay sau đây.
- Thanh khoản của thị trường: là thị trường có những tài khoản có thể thực hiện các giao dịch mua hoặc bán. Khi thị trường giao dịch có số lượng người tham gia mua hoặc bán lớn đồng nghĩa với việc thị trường này có tính thanh khoản lớn bởi vì tài sản nhà giao dịch thực hiện mua bán trên thị trường này sẽ xảy ra dễ dàng hơn.
Ngược lại, khi thị trường có số lượng người tham gia ít thì tài sản nhà giao dịch thực hiện mua bán sẽ khó khăn hơn. Và khi thị trường tài chính bị ảnh hưởng nghiêm trọng ví dụ như khủng hoảng thì thời điểm này thị trường cũng sẽ có tính thanh khoản kém hơn.
Trong quá trình đầu tư thì nhà đầu tư luôn quan tâm và ghi nhớ đến tính thanh khoản của các tài sản chứng khoán cụ thể bởi vì nó ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đầu tư.
- Thanh khoản của tài sản: loại thanh khoản này được hiểu là khả năng mà tài sản có thể đổi thành tiền mặt khi thực hiện giao dịch. Trong các loại tài sản thì tiền mặt được coi là tài sản có tính thanh khoản cao nhất vì nó có thể thực hiện những giao dịch mua bán trên tất cả các thị trường một cách thuận tiện và nhanh chóng.
Ngoài tiền mặt có tính thanh khoản cao thì trong thị trường chứng khoán còn có cổ phiếu và trái phiếu, đây cũng là hai loại tài sản có tính thanh khoản cao vì được nhiều nhà đầu tư chọn giao dịch. Tuy nhiên cũng tùy vào loại cổ phiếu hoặc trái phiếu nên sẽ có những tính thanh khoản cao hoặc thấp khác nhau
- Tính thanh khoản kế toán: đề cập đến công ty hoặc doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, nó liên quan đến tiền mặt, hàng tồn kho, khoản nợ phải trả, khoản phải thu của công ty, nhà đầu tư có thể dựa vào tính thanh khoản kế toán của công ty và nhận biết được tình hình sức khỏe tài chính của công ty đó.
Với những nhà đầu tư cá nhân thì tính thanh khoản của họ được biểu hiện khi số lượng tiền mặt họ có so với những khoản nợ của họ.
Với những công ty hoặc doanh nghiệp thì tính thanh khoản được tính dựa vào tài sản lưu động của công ty so với những khoản nợ của công ty đó trong thời điểm hiện tại.
3. Tại sao tính thanh khoản trong chứng khoán lại quan trọng?
Một trong những công cụ để đăng xuất khỏi tài chính của công ty doanh nghiệp đó là tính thanh khoản. Vì nó liên quan đến tỷ lệ thanh toán hiện hành cho các cổ đông đầu tư vào công ty trong thời điểm hiện tại. Và dựa vào tính thanh khoản trong chứng khoán nhà đầu tư có thể định vị được thời điểm thực hiện chiến lược đầu tư một cách hiệu quả.
Các ngân hàng và nhà đầu tư dựa vào tính thanh khoản để xem xét và xác định khả năng thanh toán nợ của một công ty hoặc một cá nhân.
Dựa vào tính thanh khoản nhà đầu tư có thể so sánh được tình hình kinh doanh của những công ty khác cùng ngành và dựa vào đó có thể thực hiện ra quyết định đầu tư một cách chính xác nhất.
4. Cách xác định tính thanh khoản của công ty
Hiện nay có 3 cách được dùng để đo tính thanh khoản của một công ty đó là Current ratio, Quick ratio, Cash ratio
- Current ratio còn được xem là tỷ số vốn lưu động, chỉ số này cho thấy khả năng công ty có thể đáp ứng được những nghĩa vụ trong ngắn hạn hay không
Công thức tính Current ratio (hệ số thanh toán hiện hành) = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Nếu tỉ số Current ratio càng cao thì cho thấy được công ty có sức khỏe tài chính càng ổn định đồng thời khả năng thực hiện được những nghĩa vụ trong ngắn hạn càng hiệu quả.
- Quick ratio Hay còn gọi là hệ số thử nghiệm acid được sử dụng để thực hiện đo tài sản lưu động so với khoản nợ ngắn hạn.
Trong công thức tính hệ số thanh toán nhanh thì tài sản lưu động là những tài sản có tính thanh khoản cao ví dụ như tiền mặt, chứng khoán thị trường, những khoản phải thu, ngoại trừ hàng tồn kho vì chúng không dễ bán trên thị trường và có tính thanh khoản thấp
Công thức tính hệ số thanh toán nhanh: Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền, các khoản phải trả, các khoản đầu tư ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn
- Cash ratio: tỷ lệ này được xem là phương tiện đo lường tính thanh khoản chặt chẽ nhất của một công ty một doanh nghiệp. Khi một công ty thực hiện nghĩa vụ về tài chính mà chỉ cần dùng đến tiền mặt mà không cần bán bất kỳ một tài sản nào trong công ty thì công ty này được xem là một công ty có sức khỏe tài chính tốt.
Công thức tính Cash ratio (tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt) = (Tiền, những khoản đầu tư ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn
Tính thanh khoản rất quan trọng đối với các nhà đầu tư trước khi thực hiện đầu tư vào một cổ phiếu hoặc trái phiếu của công ty. Dựa vào tính thanh khoản nhà đầu tư có thể xem xét được công ty nào trong cùng ngành đang có tiềm lực tài chính mạnh để thực hiện giao dịch đầu tư một cách hiệu quả.
5. Lời kết
Viễn thông tin tên của thanh khoản trong chứng khoán được bài viết đề cập ở trên chắc bạn đã hiểu được tính thanh khoản là gì. Khi tính thanh khoản càng cao thì những nghĩa vụ tài chính được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng. Do đó, ta có thể thấy được tầm quan trọng của tính thanh khoản và dựa vào nó nhà đầu tư có thể biết được mức độ cung cầu của thị trường chứng khoán và khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách dễ dàng.