Terminal value là gì? Tầm quan trọng của terminal value

Để vận hành công ty bạn cũng biết đến những chỉ số, số liệu quan trọng để biết được công ty có đang hoạt động tốt hay không. Terminal value là một số liệu bạn không thể bỏ qua. Vậy terminal value là gì? Nó có những lợi ích hay hạn chế gì khi bạn sử dụng không? Cách tính những số liệu này như thế nào? Tại sao một nhà đầu tư cần xem xét terminal value của một khoản đầu tư. Hãy cùng tìm hiểu về Terminal value ngay trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về Terminal value

Terminal value là tổng của tất cả các dòng tiền từ một khoản đầu tư hoặc dự án sau một khoảng thời gian dự báo dựa trên một tỷ suất sinh lợi cụ thể. Hoặc nó được hiểu là giá trị ước tính của một tài sản khi thời hạn đáo hạn được điều chỉnh theo lãi suất.

Terminal value
Terminal value là gì

Số liệu này rất quan trọng với công ty trong việc tính toán các dòng tiền dự kiến ở trong tương lai và doanh nghiệp có thể sử dụng bằng việc định giá dòng tiền cổ tức.

Những nhà đầu tư có thể dựa vào những số liệu này để thực hiện dự đoán, phân tích dòng tiền trong tương lai vì nếu không có, họ không thể thực hiện dự đoán được tương lai một cách chắc chắn được.

Terminal value đóng vai trò quan trọng với những ai thực hiện phân tích dòng tiền bởi vì đôi khi những nhà đầu tư có thể không được tự tin khi tự dự đoán những dòng tiền họ kỳ vọng trong những năm tới. Tuy nhiên, khi những dự báo này trong thời gian càng xa thì kết quả dự đoán càng kém chính xác hơn.

Vì vậy, nhà đầu tư có thể tính khoán những khoảng thời gian hợp lý để thực hiện việc dự đoán chính xác những dòng tiền của mình.

Việc dự báo giá trị càng trở nên khó khăn hơn trong tương lai mà bạn cố gắng xem xét. Điều này đặc biệt đúng đối với một thứ dễ bay hơi như dòng tiền. Tuy nhiên, bắt buộc phải định giá doanh nghiệp và tài sản một cách hiệu quả nhất có thể, đó là lý do tại sao các mô hình tài chính như chiết khấu dòng tiền được sử dụng để tính toán tổng giá trị của một dự án và doanh nghiệp.

Terminal value là một trong hai thành phần chính của dòng tiền chiết khấu và do đó, nó có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ nỗ lực dự báo nào do công ty của bạn thực hiện.

2. Các phương pháp tính terminal value

Hiện tại có nhiều các để tính terminal value và có 3 cách tính thường xuyên được sử dụng là bằng giá trị thanh toán thanh lý, cách tiếp cận và mô hình tăng trưởng ổn định.

2.1 Dựa vào giá trị thanh lý

Dựa vào giá trị thanh lý, giả sử trong trường hợp công ty không hoạt động tiếp tục và có thể đóng cửa và bán lại thanh lý trong một thời điểm nào đó trong tương lai thì giá trị bán ròng cuối cùng sẽ trở thành terminal value. Có thể dựa vào những tài sản của công ty.

Giá trị của tài sản được bán dựa trên những giá trị sổ sách được ghi lại và đã được điều chỉnh lạm phát của chúng. Nếu những tài sản này vẫn có được những khả năng tạo được dòng tiền nhất định thì sẽ được chiết khấu về giá trị hiện tại lúc bạn thực hiện thanh lý những tài sản này.

Ví dụ, giả sử sổ sách của công ty được dự kiến là 2 tỷ USD tại thời điểm thanh lý và giả sử tỷ lệ lạm phát dự kiến là 2% và tuổi trung bình của những tài sản công ty muốn thanh lý là 8 năm 

Công thức tính được tính như sau: Giá trị thanh lý dự kiến của công ty = Giá trị sổ sách của công ty của tài sản trong năm cuối x (1 + tỷ lệ lạm phát)Tuổi thọ trung bình của tài sản

Nếu công ty thanh lý tài sản mà tài sản này vẫn còn có thể tạo ra những dòng tiền thì những số tiền này phải được chiết khấu về giá trị hiện tại của công ty và được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát.

Terminal value
Tính terminal value dựa vào giá trị thanh lý

2.2 Dựa vào phương pháp tiếp cận

Cách tính dựa vào phương pháp tiếp cận đa phương pháp, cách này thì bạn có thể dựa trên những giả định rằng công ty và doanh nghiệp của bạn có thể được bán với nhiều mức khác nhau trong nhiều thước đo đã được chọn, có thể là doanh thu, thu nhập ròng của công ty,… Lựa chọn 1 giá trị có thể quan sát được đối với các doanh nghiệp tương đương.

Cách tính này đơn giản hơn những phương pháp tính khác. Khi phân tích bạn chỉ cần thực hiện nhân số liệu của bạn đã chọn với bội số định giá của tài sản.

Trong quá trình đầu tư thì phương pháp này được xem là một phương pháp định giá tương đối, có nghĩa là thường dựa vào mục đích của các công ty thực hiện giao dịch trên thị trường giao dịch hiện tại. Do đó, khi thực hiện, nhà đầu tư phát hiện được những công ty hiện đang giao dịch có doanh thu lớn hơn 4 lần thì bội số của 4 công ty, doanh nghiệp có thể được lựa chọn.

2.3 Dựa vào mức độ tăng trưởng

Khi công ty, doanh nghiệp có mô hình thực hiện đầu tư và tăng trưởng ổn định thì doanh nghiệp đó có thể tiếp tục thực hiện và hoạt động để tạo ra được dòng tiền tăng trưởng cao và có thể thực hiện tái đầu tư. Terminal value trong các mô hình tăng trưởng này được xem là giá trị của các dòng tiền được ước tính chiết khấu trở lại vào cuối giai đoạn đầu tư ban đầu.

Terminal value
Tính terminal value dựa vào mức độ tăng trưởng

Ví dụ như trong quá trình đầu tư, giả sử bạn thực hiện phân tích và dự báo một khoản đầu tư của mình trong vài năm tới, tại thời điểm bạn bắt đầu thực hiện bạn cần ước tính được số liệu terminal value của bạn. Khi chiết khấu dòng tiền ước tính sau số năm bạn muốn nhận lại đó trở lại cuối năm bạn muốn kết thúc.

Sau đây là ví dụ cụ thể về việc bạn thực hiện cách tính giá trị cuối cùng này:

Giả sử bạn có được dòng tiền bạn dự tính ​​là 250.000.000 đô la và chi phí vốn 8,5% như trên, nhưng bây giờ bao gồm giả định rằng dòng tiền có thể tăng trưởng ở mức 5,5% mỗi năm.

Terminal value = dòng tiền được tính tại kỳ tiếp theo / (Tỷ lệ chiết khấu – Tỷ lệ tăng trưởng ổn định của công ty)

Tỷ lệ chiết khấu được hiểu như là chi phí vốn, nếu khi phân tích bạn dự đoán được số liệu terminal value của công ty hoặc chi phí vốn chủ sở hữu của công ty.

Giá trị của dòng tiền trong kỳ tiếp theo được tính như sau: 250.000.000 / (0,085 – 0,05) = 7.142.857.143 USD

Việc ước tính terminal value rất có giá trị cho các nhà đầu tư cá nhân khác nhau khi lựa chọn đầu tư dựa vào cách phân tích cơ bản. Nó có thể cung cấp cho bạn những cách ước tính được giá trị của những khoản đầu tư này một khoảng thời gian để họ có thể có được những dự báo chính xác.

3. Lời kết

Với những thông tin về terminal value là gì được bài viết trên chia sẻ, chắc bạn đã hiểu được terminal value là gì. Những lợi ích mà giá trị cuối cùng được tính có thể có lợi cho nhiều nhà đầu tư khác nhau. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn những cách tính giá trị cuối cùng để thực hiện việc phân tích dự báo được dòng tiền của mình trong tương lai được chính xác. Hy vọng những thông tin trên cung cấp cho bạn những điều hữu ích và áp dụng trong những tình huống cần thiết.