Tại sao Phố Wall được coi là biểu tượng tài chính Hoa Kỳ?

Phố Wall là biểu tượng của thị trường tài chính Hoa Kỳ. Con phố này đóng vai trò rất lớn trong việc điều tiết và luân chuyển tiền tệ toàn cầu. Tại sao Wall Street lại có sức ảnh hưởng lớn đến như vậy? Hãy cùng mình khám phá ngay tại bài viết này!

Phố Wall là gì? Nằm ở đâu?

Phố Wall
Phố Wall nằm ở đâu?

Phố Wall là biểu tượng của thị trường tài chính Hoa Kỳ, bao gồm nhiều giao dịch đa dạng như chứng khoán, hàng hóa, trái phiếu, ngoại hối. Con phố này được thành lập nhằm mục đích gây quỹ cho các hoạt động doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy thị trường tài chính phát triển.

Khi nhắc đến lĩnh vực tài chính toàn cầu, thì không thể không nhắc đến Phố Wall. Nơi này nổi tiếng với sự nhộn nhịp, sôi động trong các hoạt động giao dịch. Nó còn được mọi người đặt cho cái tên “nơi đồng tiền không bao giờ ngủ”. 

Nằm tại Lower Manhattan, thuộc thành phố New York, Hoa Kỳ, phố Wall là một con phố rất nhỏ (dài khoảng 1.1 km, kéo dài từ đường Broadwat đến South) bao gồm nhiều hoạt động buôn bán như bao con phố khác. Tuy nhiên, sỡ dĩ nó được coi là biểu tượng tài chính lớn nhất nước Mỹ là vì nơi đây là trụ sở của rất nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán hay trung tâm môi giới tài chính.. 

Hiện nay, sự ảnh hưởng Phố Wall đến nền kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và cả thế giới nói chung đã bị giảm xuống, do một số trụ sở tài chính đã chuyển đi. Tuy nhiên, các công ty lớn khác vẫn tiếp tục hoạt động như sàn giao dịch chứng khoán New York, sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ, NASDAQ, AMEX, NYBOT và NYMEX.… nên mức độ ảnh hưởng chỉ bị giảm đi phần nào đó.

Lịch sử hình thành phố Wall

Câu chuyện của phố Wall được bắt đầu khi thuyền trưởng Henry Hudson xuất phát cuộc hành trình từ Hà Lan đến Châu Á nhưng lại cập bến tại châu Mỹ. Thời đó, châu Á nổi tiếng với các hoạt động mua bán sôi động, đủ loại mặt hàng như gốm sứ, vàng, bạc, trang sức quý hiếm… tất cả đều được nhập khẩu từ khắp mọi nơi. Vì vậy, châu Á được coi như phiên chợ của toàn cầu.

Mặc dù, cập bến sai lộ trình nhưng thuyền trưởng Henry Hudson lại phát hiện được một tiềm năng phát triển vô cùng lớn của mảnh đất mà anh cùng thuyền viên đặt chân tới. Mảnh đất này có tên là Manna – Hata (tên gọi của thổ dân vùng này). Anh nhận thấy nơi đây rất giàu tài nguyên, nhiều thổ sản, sinh vật quý hiệm…là cơ hội lớn để anh khai thác và buôn bán kiếm lời. Anh đã thông báo cho người dân Hà Lan và khuyến khích họ đến đây sinh sống cũng như canh tác sản xuất.

Chỉ trong một thời gian ngắn, người dân Hà Lan đã lập tức đổ bộ di cư đến đây, họ quyết định mua mảnh đất này với giá 60 đồng Guilder (tương đương với 1.600 euro bây giờ). Ngoài ra, họ còn trao đổi thêm với những người bản địa bằng các tài sản quý hiếm như trang sức thủy tinh màu. Sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục, họ nhanh chóng xây dựng một thị trấn nhỏ lấy tên là New Amsterdam (năm 1625).

Để tránh bị thú hoang tấn công, người dân Hà Lan đã xây dựng các bước tường kiên cố được làm bằng gỗ, nối liền các khu nhà nhưng vẫn để ra một lối đi nhỏ. Dần dần lối đi này trở thành một con phố, được mọi người gọi với cái tên phố Wall. Thời bấy giờ, con phố được sử dụng như một cái kho lưu trữ thức ăn, lâm sản, lông động vật để bán sang châu Âu.

Tuy nhiên, công việc làm ăn của người Hà Lan yên ổn không được bao lâu thì nhiều cuộc xung đột đã xảy ra. Cụ thể, là vùng đất này nằm giữa vùng lãnh thổ của Anh cai trị nên họ đã quyết định chiếm đóng vùng đất này. Năm 1664, quân Anh đã toàn quyền kiểm soát bao gồm cả phố Wall. Sau đó, vua Anh đã chuyển giao cho Công tước xứ York và được công tước đổi tên thành New York (thay vì New Amsterdam trước đó).

Việc trao đổi mua bán tại New York vô cùng thuận lợi, đặc biệt là vùng Manhattan do có vị trí sát biển dễ lưu thông vận chuyển đường thủy. Ngoài ra, các mặt hàng dần trở lên đa dạng hơn, khi người dân không chỉ trao đổi lông thú, vải lụa, rượu, đồng hồ… mà còn trao đổi các loại giấy tờ có giá, giấy tờ chứng nhận sở hữu… (hay còn được coi là chứng khoán bây giờ).

Theo thời gian, việc mua bán các loại tài sản như chứng khoán này ngày càng sôi động. Xuất hiện nhiều tình trạng như tranh mua, tranh bán, cố dìm giá, giao dịch quá tải…thậm chí là lừa đảo lẫn nhau để tranh giành lợi ích. Để giải quyết tình trạng này, các tay buôn có tiếng tại New York lúc bấy giờ đã bí mật tổ chức một cuộc họp để xây dựng một tổ chức chỉ để giao dịch chứng khoán, đấu giá hàng hóa. Ngày 17/05/1792 họ đã quyết định thỏa thuận dựa trên bản hiệp ước có tên Buttonwood Agreement (tên một loại ngô). Sự ra đời của sở giao dịch chứng khoán New York cũng từ đó mà được thành lập, trụ sở được đặt tại số 11 phố Wall.

Cứ như vậy, các công ty chứng khoán, tài chính hay ngân hàng ngày mọc lên như “nấm” tại phố Wall. Đó cũng chính là lịch sử hình thành của biểu tượng tài chính nước Mỹ.

Phố Wall còn là một địa điểm du lịch

Phố Wall
Địa điểm du lịch nổi tiếng

Bên cạnh vị thế tài chính lớn mạnh, phố Wall còn được biết đến là một địa điểm tham quan du lịch. 

Đầu tiên, là bức tượng con bò với cặp sừng rất dài, đây được coi là biểu tượng của phố Wall. Hình ảnh con bò thể hiện tinh thần chiến đấu, luôn tiến về phía trước dù thị trường có biến động, rung lắc cỡ nào. Ngoài ra, bức tượng còn mang một giá trị nghệ thuật vô cùng lớn, nó được điêu khắc từ bàn tay của Arturo Di Modica (người tạo ra biểu tượng tương tự ở Thượng Hải, Trung Quốc). 

Địa điểm thứ hai, mà bạn bắt buộc phải ghé thăm đó chính là tòa nhà quốc hội cũ Hoa Kỳ. Nơi nhậm chức của vị tổng thống đầu tiên nước Mỹ ông Washington.

Địa điểm tiếp theo, chính là các sàn giao dịch chứng khoán New York nơi diễn ra hàng triệu giao dịch mỗi tuần. Bạn hãy đến đây để trải nghiệm và cảm nhận sự sôi động của thị trường chứng khoán.

Phố Wall còn sở hữu nhiều bảo tàng lịch sử như bảo tàng quốc gia 11/9, nơi đây là chứng nhân ghi lại toàn bộ diễn biến của cuộc khủng bố đẫm máu ngày 11/9.

Cuối cùng, bạn hãy kết thúc cuộc hành trình phố Wall tại nhà thờ Trinity, nơi xây dựng hầm chứa của cục dự trữ liên bang, chứa nhiều bằng chứng lịch sử thú vị.

Mỗi năm, phố Wall đều thu hút hàng triệu lượt khách du lịch toàn cầu, đặc biệt là những vị khách quan tâm đến lĩnh vực tài chính. Họ muốn đến đây để trải nghiệm không khí sôi động, cảm nhận nhịp đập thị trường mà trước giờ họ đã nghe về con phố này.

Phố Wall được xuất bản thành phim điện ảnh

Phố Wall
Phố Wall được xuất bản thành phim điện ảnh.

Không phải ngẫu nhiên mà những câu chuyện phố Wall lại được nhiều đạo diễn chuyển thể thành phim. Ngoài các ảnh hưởng về mặt chính trị, xã hội con phố này còn tác động trực tiếp vào tâm lí của mọi người, đặc biệt là các nhà đầu tư.

Một số bộ phim đình đám có thể kể đến như: 

  • Wall Street (bao gồm 2 phần)
  • It’s a wonderful life (một cuộc sống tươi đẹp)
  • Nhà giao dịch 
  • Người môi giới
  • Sói già phố Wall

Tạm kết

Với sự xuất hiện của các dịch vụ mua bán trao đổi chứng khoán từ lâu, Phố Wall hiện vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Hoa Kỳ nói riêng và toàn thế giới nói chung. Trong tương lai, nơi này không chỉ được kỳ vọng là địa điểm hấp dẫn du lịch mà còn là nơi xây dựng thêm nhiều trụ sở kinh tế khác. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết lần sau!