Các công ty chứng khoán khác nhau thì chi phí giao dịch có khác nhau không? Công ty nào có chi phí giao dịch nhỏ? Mở tài khoản ở đâu thì tiết kiệm được chi phí? Đây đều là những thắc mắc của mọi nhà giao dịch trước khi thực hiện giao dịch tại thị trường chứng khoán. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn chi tiết về biểu phí giao dịch HSC và những thông tin chi tiết về các chi phí bạn cần phải trả khi giao dịch.
1. Chi phí thực hiện giao dịch là gì?
Chi phí giao dịch là những khoản phí mà các nhà giao dịch phải trả khi thực hiện các hoạt động mua bán trao đổi các cổ phiếu cho các sàn chứng khoán hoặc khi thực hiện các dịch vụ tại sàn chứng khoán này, chi phí được trả khi các hoạt động giao dịch được thực hiện.
Tùy vào các công ty chứng khoán khác nhau sẽ có những chi phí và mức phí phần trăm khác nhau và còn tùy thuộc vào khối lượng giao dịch mà khách hàng giao dịch và nhiều yếu tố khác.
Thông thường, số tiền đầu tư lớn thì mức phí cũng thấp hơn, các nhà giao dịch muốn được chi phí thấp thì cũng có thể thượng với các công ty niêm yết chứng khoán đó để có được chi phí theo nhu cầu.
Mức phí do bộ tài chính quy định trên tổng giao dịch được thực hiện là dưới 0,5%. Việc này cũng có nghĩa là các nhà giao dịch có thể hưởng mức phí miễn phí hoặc được hưởng những mức phí thấp từ nhiều công ty chứng khoán có ưu đãi.
Những công ty áp dụng chi phí 0% là nhằm mục đích thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia hơn nhưng trong dài hạn thì ít có công ty chứng khoán nào có thể triển khai điều này. Dưới đây là những thông tin về HSC và những mức phí giao dịch HSC mà bạn tìm kiếm.
2. Tổng quan về công ty HSC
HSSC là một trong các công ty được nhiều nhà giao dịch chứng khoán quan tâm và đầu tư tại đây, gần 20 năm hoạt động và phát triển, hiện tại công ty đã có những thành tự nhất định và có chỗ đứng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Đây còn là một công ty có thị phần môi giới trong top đầu các công ty chứng khoán lớn, vốn hóa thị trường, vốn điều lệ đều nằm trong top.
Doanh thu và lợi nhuận nằm trong top đầu khẳng định sự tăng trưởng lớn và tạo sự an tâm cho các nhà giao dịch chứng khoán khi co nhu cầu đầu tư vào thị trường này và sẵn sàng phục vụ các dịch vụ, sản phẩm để đáp ứng mọi nhu cầu khác nhau của khách hàng.
3. Phí giao dịch HSC chi tiết
Mức phí được áp dụng khác nhau theo các loại giao dịch khác nhau và nó còn phụ thuộc nhiều vào các khối lượng giao dịch cũng như số vốn mà các nhà đầu tư có thể trade với HSC.
Dưới đây là thông tin chi tiết mới nhất về biểu phí giao dịch HSC:
3.1 Với tài sản là cổ phiếu
Mức phí này tùy vào số vốn khác nhau mà các nhà giao dịch thực hiện:
- Nếu vốn dưới 100 triệu, phí chuyên viên môi giới (CVMG) là 0,35%, với kênh online là 0,2%
- Nếu vốn từ 100 triệu đến dưới 300 triệu, CVMG là 0,3%, tự giao dịch online là 0,2%
- Vốn từ 300 triệu đến dưới 500 triệu, CVMG là 0,25%, kênh online là 0,2%
- Vốn từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng, CVMG là 0,2%, kênh online là 0,2%
- Vốn từ 1 tỷ đồng trở lên, phí CVMG là 0,15%, kênh online là 0,15%
- Với trái phiếu thì phí giao dịch sẽ trả là 0,1%, kênh online cũng là 0,1%
Tất cả những chi phí này được tính theo tổng khối lượng mà các nhà đầu tư trade HSC trong ngày.
Phí giao dịch HSC khi thực hiện những lưu ký được thể hiện như sau:
- Miễn phí với những chi phí lưu ký của những chứng khoán sắp được niêm yết
- Phí là 0,27 đồng với một cổ phiếu hoặc các chứng chỉ trên một tháng phải trả
- Nếu là trái phiếu thì 0,18 đồng đối với 1 trái phiếu một tháng
- Với những khách hàng chuyển khoản thì chi phí là 0,3 đồng/ chứng khoán với một lần chuyển khoản, được áp dụng với một mã chứng khoán.
Chi phí thanh toán cổ tức và chuyển tiền ở cùng một hệ thống thì sẽ không tính phí, với những trường hợp chuyển tiền ngoài hệ thống thì sẽ theo mức phí của ngân hàng.
Với những dịch vụ khác, chi phí giao dịch HSC được tính như sau:
- Chi phí ứng trước khi đặt lệnh mua là miễn phí
- Chi phí để rút tiền và phí margin là 0,04% trên ngày
- Nếu nhà giao dịch muốn sao kê giao dịch thì mức phí được áp dụng miễn phí khi giao dịch dưới 12 tháng, trên 12 tháng thì 10000 VNĐ với mỗi loại sao kê với mỗi tháng.
- Chi phí gửi bản sao kê là 10000 đồng đối với 1 lần gửi.
- Các nhà giao dịch muốn sao lục chứng từ mức phí là 50000 đồng với 1 chứng từ, nếu chứng từ được giao dịch dưới 12 tháng. Còn trên 12 tháng thì chi phí là 100000 đồng/ Chứng từ.
- Chi phí giải tỏa cổ phiếu khi cầm cố hoặc xác nhận phong tỏa là 100000 đồng với mỗi bản.
- Chi phí giao dịch HSC chuyển khoản chứng khoán trong trường hợp cho hoặc tặng là 0,2% theo tổng mệnh giá và khối lượng muốn chuyển.
3.2 Với giao dịch chứng khoán phái sinh
Phí giao dịch HSC mở, đóng và đáo hạn hợp đồng là 4000 đồng với một hợp đồng được giao dịch.
Với những khoản chuyển tiền ký quỹ mức phí nộp tiền và rút sẽ miễn phí thanh toán, và nếu chuyển ký quỹ ra ngân hàng thì mức phí sẽ được áp dụng theo mức phí của ngân hàng
4. Những điều bạn cần biết về mức phí giao dịch
Những quy định về mức phí có nhiều loại khác nhau, bạn cần lưu ý những điều sau trước khi bắt đầu thực hiện giao dịch để không phải mất tiền với những chi phí không chính xác.
Với mức thu phí thì các nhà giao dịch sẽ chịu đóng mức phí dưới 0,5% và sẽ không có mức phí tối thiểu vì sẽ có những công ty không có phí để cạnh tranh lại với những công ty có mức phí cao hơn, những việc làm này nhằm thu hút những khách hàng trong khoảng thời gian ngắn.
Với những công ty lâu năm thì sẽ không chú ý nhiều vì họ đã có một lượng khách hàng nhiều và đã ổn định hơn với những công ty mới.
Chi phí được áp dụng cả khi bạn mua và bán cổ phiếu, có nghĩa là với mỗi lượt mua bán bất kỳ với 1 cổ phiếu bạn cũng sẽ phải trả phí.
Mức phí sẽ được trả thực khi lệnh của các nhà giao dịch đã được thực hiện, đã khớp. Còn khi lệnh chưa được khớp, phí này chỉ là phí tạm thu, và nó sẽ được hoàn trả nếu như lệnh không được thực hiện.
Khi các nhà giao dịch với số vốn càng nhiều thì chi phí sẽ càng rẻ hơn, và phụ thuộc vào những mức phí của công ty đưa ra.
Vì vậy, giao dịch chứng khoán có rất nhiều mức phí khác nhau nên bạn cần nắm rõ trước khi thực hiện đầu tư để đảm bảo được tài sản của mình, không tốn chi phí vào những khoản chi phí không rõ ràng, không được quy định bởi công ty hoặc quy định do luật chứng khoán định ra.
5. Lời kết
Với những thông tin về phí giao dịch HSC mà bài viết chia sẻ đến các bạn, chắc bạn cũng nắm được các mức phí giao dịch HSC mà bạn cần phải trả khi giao dịch tại HSC. Qua đó, cũng nắm được những lưu ý về mức phí được quy định một cách cụ thể. Nắm được những chi phí cụ thể sẽ giúp ích được rất nhiều cho các nhà giao dịch về quản lý tài sản của mình. Hy vọng bạn có được những thông tin hữu ích và có được những giao dịch hiệu quả.