Ngày 26/11/2019, Luật Chứng khoán mới nhất đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 với mục đích khắc phục những hạn chế và thiếu sót đã tồn tại trên thị trường suốt 10 năm qua. Vậy đâu là những thay đổi đáng để nhà đầu tư quan tâm?
Vai trò của bộ Luật Chứng khoán mới nhất
Luật Chứng khoán mới nhất là bộ luật chứng khoán có sự thay đổi và đưa ra các quy định mới nhằm đáp ứng sự phát triển của thị trường hiện tại và đặt nền móng trong tương lai, góp phần tạo dựng một thị trường minh bạch và vững mạnh.
Trong lịch sử hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam luôn được coi là kênh đầu tư hấp dẫn đối với những nhà giao dịch trong nước nói riêng và nước ngoài nói chung. Bằng chứng cho thấy VNINDEX tăng trưởng gần 800% trong vòng 18 năm và liên tục tạo những đỉnh cao mới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn để lộ ra nhiều thiếu sót và những hạn chế trong việc điều chỉnh thị trường. Chính vì vậy, Luật Chứng khoán đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát, giữ vững ổn định trên thị trường chứng khoán Việt.
Các quy định về luật luôn được nhà nước thắt chặt, thay đổi ngay khi phát hiện những lỗ hổng trong bộ phận quản lý. Ngoài ra, thị trường chứng khoán còn được coi như một mắt xích vô cùng quan trọng và thiết yếu của nền kinh tế nước nhà.
Luật Chứng khoán mới nhất áp dụng cho những đối tượng nào?
Với những đối tượng bắt buộc phải chấp hành theo quy định tại Điều 2 của bộ Luật Chứng khoán bao gồm:
1. Các cá nhân, tổ chức Việt nam nói riêng và nước ngoài nói chung tham gia đầu tư, có mặt trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2. Đối tượng là các cơ quan, cá nhân, tổ chức khác đang hoạt động và tham gia chứng khoán và liên quan đến thị trường chứng khoán.
3. Các cơ quan, ban hành quản lý và kiểm soát về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam.
Những thay đổi trong bộ Luật Chứng khoán mới nhất
- Sửa đổi quy định của việc mời bán cổ phiếu ra thị trường lần đầu
Luật Chứng khoán mới nhất sửa đổi và quy định sự chia tách các điều kiện áp dụng trong việc chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu và việc tăng số lượng cổ phiếu ra công chúng. Đó là sự khác biệt rõ ràng nhất của bộ luật được cập nhật mới nhất so với những quy định hiện hành năm 2006.
- Kể từ ngày 1/1/2021 Luật Chứng khoán quy định mức vốn điều lệ hoàn tất (đã góp vốn xong) tại thời điểm chào bán tối thiểu 30 tỷ đồng và được dựa vào số liệu kế toán. Con số này có sự thay đổi tăng 20 tỷ đồng so với bộ luật hiện hành. Tại điều 15, yêu cầu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong 2 năm kế tiếp và liền kề năm đăng ký mời bán phải có lợi nhuận. Số năm này tăng 1 năm so với quy định trước.
- Chính phủ cũng thông qua việc phải có kế hoạch trong việc phát hành và sử dụng vốn đảm bảo đã được Đại hội đồng cổ đông tán thành từ việc chào bán cổ phiếu. Cụ thể, quy định 15 % số cổ phiếu có quyền biểu quyết tối thiểu phải được bán ít nhất cho 100 nhà đầu tư trừ các cổ đông nắm giữ cổ phần lớn. Hơn nữa số phiếu có quyền biểu quyết quy định nếu vốn điều lệ công ty cao hơn 1.000 tỷ thì tỷ lệ ít nhất phải là 10%
- Tiếp theo là quy định về việc nắm giữ cổ phần bắt buộc tại trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Kể từ trước thời điểm các công ty quyết định chào bán cổ phiếu ra công, các cổ đông sở hữu cổ phần lớn bắt buộc phải sở hữu ít nhất 20% vốn điều lệ và nắm giữ ít nhất 1 năm tính từ khoảng thời gian đợt chào bán hết hiệu lực.
- Tổ chức, doanh nghiệp muốn phát hành cổ phiếu không được nằm trong diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có tiền án về các tội về vi phạm trật tự quản lí kinh tế mà chưa được xóa án và yêu cầu mở tài khoản bị phong tỏa nhận tiền trong việc chào bán cổ phiếu.
- Điều kiện cho các công ty muốn phát hành bắt buộc có công ty chứng khoán hỗ trợ đăng ký chào bán cổ phiếu (ngoại lệ khi công ty đó là công ty chứng khoán). Có sự đồng ý và bắt buộc thực hiện đăng ký hoặc niêm yết mua bán chứng khoán sau khi hết đợt chào bán
Đó là những quy định về việc chào bán cổ phiếu được thay đổi, đa phần là tách biệt so với bộ Luật Chứng khoán cũ. Quy định mới này yêu cầu các công ty cổ phần phải nắm bắt được rõ ràng để thực hiện các hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Kiểm soát nhà đầu tư nước ngoài
Bộ Luật Chứng khoán mới nhất sửa đổi với mục tiêu chiêu mộ dòng tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt, Chính vì vậy, bộ luật mới nhất quy định việc các nhà đầu tư và tổ chức nước ngoài khi tham gia và đầu tư trên thị trường Việt Nam, bắt buộc phải chấp hành các quy định, kỷ luật và luôn tuân thủ theo quy trình đầu tư của pháp luật đã quy định. Sự thay đổi góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế. Từ đó, làm tiền đề trong việc thúc đẩy việc ký kết và thỏa thuận quốc tế.
- Quy định về luật chào bán riêng lẻ
Các quy định mới của bộ luật sửa đổi về các quy định về việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ hay những trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, hướng đến đợt mời bán cổ phiếu duy nhất là các nhà đầu tư có đặc tính chiến lược và các nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, thời hạn chuyển đổi cổ phiếu và trái phiếu cũng có sự thay đổi. Cụ thể, giảm xuống ba năm đối với nhà đầu tư mang tính chiến lược cũng như một năm là yêu cầu đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp.Thời gian tính từ lúc kết thúc đợt mời bán cổ phiếu.. Nếu việc chuyển nhượng theo bản án hoặc quyết định của tòa án, Trọng tài hay thừa kế theo quy định sẽ là trường hợp ngoại lệ
- Quy định về Sở giao dịch Chứng khoán Nhà nước
Theo thông tin mới nhất của Luật Chứng khoán, quy định cho phép tổ chức thị trường (bao gồm riêng cho Sở Giao dịch Chứng khoán và các công ty con) giao dịch chứng khoán với mục đích bảo đảm được sự thống nhất trong khâu quản trị. Ngoài ra, yêu cầu Sở giao dịch Chứng khoán phải được quốc gia kiểm soát hơn 50% vốn ban đầu. Bên cạnh đó, phải tuân thủ theo các quy định chung của chứng khoán và Luật quy định Doanh nghiệp.
- Quy định về cấp giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức kinh doanh chứng khoán
Theo Luật quy định hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán có điều kiện bắt buộc phải đăng ký tại các Cơ quan đăng ký kinh doanh sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động.
Các quy định sửa đổi khác của Luật Chứng khoán mới nhất
Bên cạnh những quy định mới để thị trường Việt Nam được hoàn thiện về mặt thể chế, Luật Chứng khoán còn được sửa đổi bổ sung thêm các quy định mới, là cơ sở để thu hút dòng vốn ngoại vào thị trường.
Các cơ quan soạn thảo đề nghị loại bỏ những yêu cầu, quy định cho phép các công ty, doanh nghiệp đang được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam tự giám sát mở rộng vốn sở hữu cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bằng cách có thể tự gia tăng thêm phần trăm vốn nước ngoài sở hữu tại doanh nghiệp. Đặc biệt với các công ty đang hoạt động trong các lĩnh vực không bị hạn chế bởi tỷ lệ sở hữu cổ phần.
Quy định mới từ bộ Luật Chứng khoán được nhiều chuyên gia kỳ vọng sẽ là bước ngoặt giúp các doanh nghiệp, công ty đang tham gia hoạt động trên sàn Chứng khoán Việt Nam phát triển về mọi mặt. Việc mở rộng tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu thêm vốn của doanh nghiệp Việt thúc đẩy cơ hội thu hút dòng tiền trong và ngoài nước. Góp phần đẩy nhanh tiến độ mục tiêu nâng hạng thị trường.
kết bài
Có thể thấy những quy định mới về Luật Chứng khoán mới nhất tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này không chỉ giúp gia tăng lượng hàng chất lượng và sự lựa chọn mới cho nhà đầu tư mà còn giúp vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam được mở rộng. Ngoài ra, những quy định này còn thúc đẩy và đảm bảo mục tiêu nâng hạng thị trường trong thời gian gần nhất.