Khi tham gia thị trường chứng khoán thì việc hiểu rõ và sử dụng được các lệnh giao dịch là điều bắt buộc chúng ta phải làm được nếu muốn trở thành người chiến thắng. Bài viết dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu để trả lời cho câu hỏi “lệnh giới hạn I/O là gì?”.
Lệnh giới hạn I/O
I/O (viết tắt của imbalance only order) là một loại lệnh giới hạn cung cấp tính thanh khoản đối với các giao dịch mua bán chéo bao gồm cả các giao dịch đóng và mở trên sàn giao dịch chứng khoán. Nó giúp tạo ra môi trường công bằng hơn cho các nhà đầu tư chứng khoán.
I/O thường được người ta hiểu như một từ đồng nghĩa của ‘đầu vào và đầu ra’, là đầu vào và đầu ra của một hoạt động hoặc hệ thống sản xuất hoặc tiêu thụ thông tin như một phần của quy trình của nó. I/O cũng có thể đề cập đến các thiết bị đầu vào như bàn phím, màn hình, máy in, ổ đĩa… Với đầu vào là dữ liệu mà bạn nhập vào một thiết bị hoặc chương trình và một đầu ra là kết quả của quá trình xử lý dữ liệu. Tuy nhiên trong trường hợp này, nó đề cập đến các cổ phiếu được giao dịch trên một sàn giao dịch chứng khoán nơi có những người tích cực mua và bán những cổ phiếu này với nhau.
I/O là một thuật ngữ được sử dụng trên thị trường chứng khoán để chỉ việc mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York. Được tạo ra bởi Chicago Board Options Exchange (CBOE) vào năm 1997 để phục vụ cho tất cả các nhà giao dịch bất kể họ có kinh nghiệm giao dịch chứng khoán ở mức độ nào. Lệnh giới hạn I/O được đưa ra để đối phó với sự sụt giảm tham gia truyền thống trên thị trường chứng khoán do khối lượng giảm và chi phí giao dịch tăng khi thực hiện các giao dịch trên các sàn giao dịch truyền thống như NYSE hoặc NASDAQ.
Đặc điểm của lệnh giới hạn I/O
Trên các sàn giao dịch chứng khoán thì trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 2 tỷ cổ phiếu được giao dịch với lệnh I/O. Một nguyên tắc đặt ra với lệnh I/O đó là nó chỉ được áp dụng đối với các giao dịch chéo đóng hoặc mở và chỉ được thực hiện nếu giá của cổ phiếu trong lệnh đã đặt thấp hơn hoặc bằng giá của cổ phiếu ấy chào bán trên thị trường. Lệnh giới hạn mua hoặc bán sẽ được sẽ được định giá lại phù hợp với giá mua hoặc bán tốt nhất tương ứng trên sàn giao dịch NASDAQ trước khi mở hoặc đóng.
Tên của I/O xuất phát từ thuật ngữ “đầu ra đầu vào”. Nó hoạt động bằng cách nhận lệnh từ các nhà đầu tư và khớp chúng với các lệnh mua hoặc bán đã có trong hệ thống của nó. Có hai loại lệnh chúng ta sẽ gặp khi giao dịch trên thị trường chứng khoán là lệnh thị trường và lệnh giới hạn. Lệnh thị trường sẽ mua một tài sản ở mức giá tốt nhất hiện tại trong khi lệnh giới hạn cho phép nhà giao dịch chỉ định mức giá tối đa mà họ sẵn sàng trả cho một tài sản. Tuy nhiên lệnh I/O ở đây bắt buộc phải là lệnh giới hạn bởi trong nhiều trường hợp thì lệnh I/O thị trường sẽ không được phép sử dụng.
Cũng chính vì chỉ có thể thực hiện được trong thời gian đóng hoặc mở giao dịch chéo nên chúng sẽ không có nguy cơ bị thực hiện trước khoảng thời gian này nên người ta dùng lệnh I/O để bù đắp cho các lệnh đóng mở thị trường. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất so với các lệnh giới hạn phổ biến trên các sàn giao dịch khác. Tuy nhiên, nếu bạn đã quen thuộc với các giao dịch sử dụng lệnh I/O, nó có thể là một cách tuyệt vời để chúng ta tối đa hóa lợi nhuận cũng như gia tăng tiềm năng đầu tư của bạn.
Thời điểm sử dụng lệnh giới hạn I/O
Trên sàn giao dịch NASDAQ sự mất cân bằng của giá cổ phiếu phổ biến trong khoảng thời gian đầu lúc mở cửa của phiên giao dịch từ 9:28 đến 9:30 sáng và khoảng thời gian cuối của phiên giao dịch từ 3:55 và 4 giờ chiều trước khi đóng cửa.
Khi giao dịch trên sàn chứng khoán chúng ta sẽ không thể thay đổi hoặc hủy bỏ lệnh I/O mở vào sau 9 giờ 28 phút sáng tương tự với với lệnh I/O đóng là sau 3 giờ 58 phút chiều. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể thực hiện nhập lệnh I/O mới trong cả hai khoảng thời gian giao dịch này. Tuy thế khi tham gia giao dịch, chúng ta sẽ cần phải lưu ý một điều rằng lệnh I/O sẽ có khả năng bán khống nhưng nó sẽ chỉ có thể thực hiện được với mức giá bán thấp hơn so với mức định giá tương ứng tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch vào lúc 4 giờ chiều.
Ví dụ lệnh I/O
Đến đây chắc hẳn một số bạn vẫn sẽ còn có cảm giác chưa thể hình dung được cụ thể về cách hoạt động của loại lệnh giới hạn này, đặc biệt là với những ai mới tham gia tìm hiểu về thị trường giao dịch chứng khoán. Vì vậy để giúp mọi người có cái nhìn cụ thể hơn thì chúng ta sẽ cùng đi vào một trường hợp cụ thể áp dụng lệnh giới hạn I/O khi giao dịch chứng khoán trong trường hợp dưới đây.
Ví dụ trường hợp một nhà giao dịch muốn bán đi các cổ phần của công ty Tesla mà người này đang sở hữu trong giao dịch chéo. Như đã nói ở trên thì lúc 3 giờ 55 phút chiều sẽ xảy ra tình trạng mất cân bằng giá cổ phiếu, tình trạng này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu có mặt trên sàn giao dịch, giá có thể sẽ biến động tăng hoặc giảm và bao gồm cả giá cổ phiếu của Tesla, tuy nhiên giá cổ phiếu sẽ được thay đổi phù hợp với mức mất cân bằng này. Trong trường hợp nếu xảy ra tình trạng mất cân bằng mua với lượng lớn cổ phiếu, sẽ đẩy giá của nó tăng lên nhằm thúc đẩy những người đang sở hữu cổ phiếu bán ra để bù lại vào khoảng mất cân bằng đó.
Lợi dụng quy luật này nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu của Tesla khi giá nó còn thấp và bán ra lúc xảy ra tình trạng mất cân bằng mua. Cụ thể tại thời điểm gần kết thúc phiên giao dịch, giá cổ phiếu của Tesla là TSLA được đẩy lên mức giá 1.000 Đô la MỸ trong khi 5 phút trước nó chỉ ở mức 980 đô la. Khi này nhà giao dịch thấy giá của cổ phiếu Tesla đang cao nên quyết định bán ra 500 cổ phiếu TSLA mà người này đang nắm giữ với giá bán 1.000 đô la Mỹ. Ở đây lệnh giới hạn I/O sẽ không được thực hiện nếu giá cổ phiếu chưa vượt qua giới hạn bán, cụ thể ở đây là 1.000 đô la Mỹ tức giao dịch chéo chỉ thực hiện khi giá vượt 1.000 đô.
Kết luận
Bài viết trên đây là tất cả những kiến thức về lệnh giới hạn I/O mà mình đã tìm hiểu và tổng hợp lại được từ nhiều các nguồn thông tin chính thống đã được xác minh cả trong nước và nước ngoài. Đến đây chắc hẳn chúng ta cũng đã từ trả lời được cho câu hỏi đã nêu ra ở đầu bài viết. Hi vọng qua bài viết bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để thành công hơn trong quá trình đầu tư chứng khoán sau này.