Kinh tế Mỹ hiện nay như thế nào? Đánh giá tốc độ tăng trưởng

Mỹ được biết đến là một trong những đất nước có nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Trước những biến động của thị trường, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 đổ bộ, nền kinh tế Mỹ cũng như các nước trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy kinh tế của Hoa Kỳ hiện nay như thế nào? Tốc độ tăng trưởng trong thời điểm khó khăn này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông tin để biết được những con số liên quan đến nền kinh tế của đất nước được mọi người đặc biệt quan tâm.

Đặc điểm của nền kinh tế Mỹ

Nhắc đến Hoa Kỳ (Mỹ) chắc chắn nhiều người sẽ biết đây là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển đứng top đầu thế giới. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ có kết hợp cùng công nghệ. Theo đó trình độ phát triển cũng như mức độ công nghiệp hóa của đất nước này được xếp ở mức cao. Tính theo giá trị GDP thì Hoa Kỳ là cường quốc sở hữu nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo kết quả thống kê, GDP bình quân đầu người ở Hoa Kỳ xếp thứ 7 thế giới nếu tính theo giá trị danh nghĩa. Xét theo lĩnh vực có thể thấy tỷ trọng của ngành dịch vụ tại Mỹ phát triển nhất, chiếm đến hơn 80% và cơ cấu lao động theo nghề của ngành dịch vụ cũng ở mức 80%.

kinh tế mỹ
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tại Mỹ rất phát triển

Các ngành chính mà cường quốc này tập trung phát triển phải kể đến như dầu mỏ, khí thiên nhiên, hàng không vũ trụ, dược phẩm, thiết bị quốc phòng, y tế, công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính,… Giá trị xuất khẩu của Mỹ thấp hơn giá trị nhập khẩu. Nền kinh tế Mỹ phát triển như hiện tại là nhờ có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có. Bên cạnh đó là việc chú trọng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao năng suất lao động góp phần không nhỏ tạo nên sự phát triển như hiện nay của Mỹ.

Trong nhiều năm Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất dầu mỏ, khí gas đứng top đầu thế giới. Tổng sản lượng công nghiệp đứng đầu thế giới, thị trường nội địa và dịch vụ lớn nhất thế giới. Không những vậy, Mỹ còn là quốc gia có thị trường tài chính lớn và có sức ảnh hưởng mạnh đến toàn cầu. Điển hình là thị trường chứng khoán New York (NYSE) sở hữu mức vốn hóa lớn nhất. Theo tính toán, các khoản đầu tư tài chính ở Mỹ là con số khủng.

Kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng như thế nào bởi đại dịch

Có rất nhiều yếu tố tác động tới nền kinh tế của một quốc gia. Nền kinh tế Mỹ đã trải qua rất nhiều đợt khủng hoảng tài chính, điển hình năm 2007-2008. Tuy nhiên năm 2019 đại dịch Covid-19 xuất hiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn thế giới. So với dịch Sars năm 2003 thì Covit khiến toàn cầu phải đối mặt với nhiều khó khăn cả về y tế lẫn kinh tế. Nền kinh tế hùng mạnh của Mỹ không tránh khỏi điều đó. 

kinh tế mỹ
Trong bối cảnh dịch bệnh, kinh tế Hoa Kỳ bị đình trệ

Trên thị trường chứng khoán Mỹ, giá cổ phiếu rơi tự do, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức giảm 17%. Không những vậy, giá dầu trên toàn cầu chứng kiến sự lao dốc, tất cả đe dọa nền kinh tế toàn cầu. Có thể thấy rõ sự ảnh hưởng lớn của dịch bệnh đối với nước Mỹ trên thị trường tài chính. Bên cạnh đó, chỉ số GDP của Hoa Kỳ giảm mạnh trong thời điểm dịch Covid-19 đang ở đỉnh.

Nền kinh tế Mỹ bị gián đoạn nghiêm trọng trong năm 2020 gây ra suy thoái kinh tế. Hoa Kỳ cũng như các nước trên thế giới phải tìm biện pháp phục hồi và phát triển song song với chống dịch. Tìm kiếm chính sách hoạch định phù hợp là một trong những điều cần thiết ở thời điểm khó khăn hiện tại.

Nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay ra sao?

Có thể nói trải qua cuộc suy thoái trầm trọng trong giai đoạn đầu năm 2019, nền kinh tế Mỹ hiện nay đang vực dậy một cách mạnh mẽ. Các chuyên gia kinh tế nhận định như lò xo bật trở lại và kinh tế bước đầu được phục hồi. Theo thông tin từ đài CNN, khủng hoảng kinh tế diễn ra tại Mỹ đã biến mất, giờ đây chứng kiến trong quý II năm 2021 mức tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ cao nhất so với các kỳ trong 70 năm qua. 

Bất chấp sự gia tăng của số ca mắc Covid, kinh tế Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng tiếp trong thời gian tới. Cụ thể số lao động tại Mỹ có nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm đáng kể từ 14.000 xuống 385.000 người. Bình quân đã có trên 540.000 việc làm mới tính trên mỗi tháng trong năm 2021. 

kinh tế mỹ
Vượt qua giai đoạn khó khăn, kinh tế Mỹ đang dần phục hồi

Theo báo cáo về việc làm trong tháng 7, Bộ lao động Hoa Kỳ đã công bố có thêm xấp xỉ 863.000 việc làm mới. Với những con số này, Cục Dự trữ FED đã quyết định giảm mức mua trái phiếu cũng như thu hồi lại chính sách hỗ trợ tăng trưởng.

Đến thời điểm hiện tại, tổng số ca nhiễm Covit vẫn có xu hướng tăng lên nhưng chưa gây hậu quả đáng phải kể đến đối với nền kinh tế Mỹ. Chúng không thể khiến tình trạng thất nghiệp tăng bất ngờ, doanh nghiệp phải ngừng hoạt động là rất ít.

Đánh giá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ

Trong tháng 6 vừa qua là thời điểm nền kinh tế Hoa Kỳ phục hồi mạnh mẽ, chứng kiến kỷ lục về thâm hụt thương mại là 75,7 tỷ USD. Nhu cầu nhập khẩu của Mỹ hiện nay đang tăng nhanh, so với các quốc gia khác thì tốc độ tăng trưởng tại đây tăng nhanh gấp nhiều lần.

Bộ thương mại của quốc gia này thông báo GDP tăng nhưng vẫn chậm hơn mức mà các chuyên gia kinh tế dự đoán là 8,5%. Tuy nhiên phải công nhận kể từ khi dịch bệnh xuất hiện thì đây là mức tăng nhanh nhất. Con số 6,5% GDP trong quý 2 cho thấy nền kinh tế của Hoa Kỳ đang có dấu hiệu phục hồi.

Ngày 27/7, Quỹ tiền tệ quốc tế viết tắt là IMF đưa ra dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm nay lên con số 7%. Năm 2022 mức tăng trưởng dự đoán rời vào khoảng 4,9%. 

Về lĩnh vực tiêu dùng, nền kinh tế Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng trưởng trong quý I đầu năm là 10,7%. Chỉ số lòng tin tiêu dùng theo kết quả khảo sát của Đại học Michigan tăng đáng kể 88,3 trong tháng 4. Ngày càng có nhiều người được tiêm chủng vắc xin, nền kinh tế dần mở cửa trở lại là dấu hiệu đáng mừng.

Điều gì giúp kinh tế Hoa Kỳ phục hồi nhanh như vậy?

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt được thành tích như vậy là nhờ những chính sách điều chỉnh phù hợp. Cụ thể vào tháng 3/2021, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra quyết định ban hành gói cứu trợ kinh tế khủng có giá trị lớn là 1900 tỷ USD. Trợ cấp cho các hộ gia đình lên tới 1400 USD, áp dụng gia hạn trợ cấp thất nghiệp là 300 USD trên một tuần vào đầu tháng 9.

Bên cạnh đó phải kể đến sự hỗ trợ đặc biệt của Fed và sự hậu thuẫn đến từ chính sách tài khóa của chính quyền Mỹ. Sử dụng ngân sách dự trữ khủng để kích cầu và thúc đẩy kinh tế phát triển. Đó chính là những biện pháp góp phần lớn trong việc phục hồi nền kinh tế của cường quốc Mỹ.

Kết luận

Trải qua những thời điểm khó khăn kể từ trước đây có thể thấy rằng nền kinh tế Mỹ hiện nay xứng đáng là cường quốc lớn mạnh nhất thế giới. Những Với những thành tựu đạt được hy vọng Hoa Kỳ sẽ phát triển nhanh hơn và có những đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế thế giới.