Trên thị trường tài chính chứng khoán, các cuộc khủng hoảng luôn là vấn đề đáng lo ngại đối với các nhà đầu tư, trong đó có khủng hoảng về tài chính. Vậy khủng hoảng tài chính là gì? Nguyên nhân và các loại khủng hoảng trong các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay? Tất tần tật có trong bài viết sau đây.
Khủng hoảng tài chính là gì?
Khủng hoảng là gì? Là sự thay đổi đột ngột một vấn đề dẫn đến tình trạng cấp bách cần được giải quyết, nếu không hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Khi một tài sản tài chính nào đó bị mất đi một phần hoặc toàn phần và không còn có giá trị được gọi là khủng hoảng tài chính.
Cuộc khủng hoảng này xảy ra khi tài chính hoặc tài sản bị sụt giảm không kiểm soát. Làm cho các nhà đầu tư thua lỗ. Hiểu theo một khía cạnh khác, khi ngân hàng thua lỗ trong đầu tư thì sau đó sẽ bắt đầu diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính.
Thông thường, khủng hoảng về tài chính sẽ xảy ra cùng lúc với biến động thị trường chứng khoán hay cuộc khủng hoảng ngân hàng. Lúc này, các nhà đầu tư sẽ rút vốn nhanh chóng nhằm bảo toàn nguồn vốn hoặc hạn chế tối đa rủi ro đáng tiếc. Ngay sau khi tài chính khủng hoảng phái sinh sẽ có cuộc suy thoái sau đó.
Các dấu hiệu của khủng hoảng tài chính
Khi một cuộc khủng hoảng về tài chính xảy ra thường có những dấu hiệu nhận biết như sau:
- Các ngân hàng không còn khả năng chi trả nguồn tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng. Kể cả những khách hàng vay vốn hay đặc biệt cũng không được chi trả.
- Chính phủ hủy bỏ chế độ tỷ giá đối hoái cố định.
- Tài chính không ổn định và tự do hóa
- Tất cả các ngân hàng đều bị suy thoái và đứng trước nguy cơ sụp đổ.
- Thể chế giảm sút nghiêm trọng.
Khi bạn thấy một trong những dấu hiệu trên xuất hiện thì có thể sắp xảy ra một cuộc khủng hoảng.
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính
Các cuộc khủng hoảng về tài chính thường xảy ra không chỉ do một mà rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến khủng hoảng? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết từng nguyên nhân dưới đây.
Lãi suất ngân hàng liên tục tăng nhanh
Để đảm bảo cho quá trình đầu tư và phát triển cũng như thực hiện mục đích của mình. Các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp sẽ chấp nhận vay vốn với mức lãi suất cao hơn thông thường. Tuy nhiên, khi lãi suất trên thị trường tăng nhanh khiến cho vay vốn trở nên đối nghịch.
Những người vay tín dụng tốt sẽ không còn ham muốn vay vốn do lãi suất cao. Nhưng những người có tín dụng xấu lại có nhu cầu vay cao hơn. Để hạn chế điều đó ngân hàng đã thay đổi các chính sách vay vốn nghiêm ngặt hơn để tránh khủng hoảng tài chính xảy ra.
Bất ổn tài chính
Thị trường tài chính thay đổi đột ngột làm cho các công ty lớn nhỏ sụp đổ. Điều này dẫn đến giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán liên tục giảm mạnh dẫn đến các vấn đề suy thoái kinh tế. Mặt khác, nó còn ảnh hưởng đến vay vốn ngân hàng, ngân hàng sẽ mất đi các khách hàng tiềm năng.
Do đó, quá trình vay vốn sẽ khó khăn hơn, làm giảm tín dụng, đầu tư và những hoạt động kinh tế vĩ mô.
Nguyên nhân từ thị trường cổ phiếu
Cổ phiếu cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khủng hoảng tài chính. Khi cổ phiếu rớt giá ảnh hưởng đến nguồn vốn của các doanh nghiệp. Nhà đầu tư sẽ liên tục bán cổ phiếu để ngăn ngừa thua lỗ nên nguồn vốn doanh nghiệp giảm sút đáng kể. Tình hình này kéo dài sẽ bùng nổ khủng hoảng về kinh tế xảy ra.
Các vấn đề về ngân hàng
Có thể nói, ngân hàng là nguồn đầu tư chính và tác động trực tiếp tới nguồn vốn của các doanh nghiệp. Thế nhưng, khi bảng cân đối của ngân hàng có dấu hiệu bất ổn, nguồn vốn cho vay bị hạn chế thì tín dụng cũng gặp vấn đề.
Hậu quả gặp phải là giảm đầu tư, ảnh hưởng kinh tế nên xảy ra các cuộc khủng hoảng về vấn đề tài chính.
Ngân sách chính phủ bị thâm thụt
Đối với những nước có nền kinh tế mới phát triển, nếu gặp tình trạng thâm hụt ngân sách thì khả năng khủng hoảng dễ xảy ra. Kèm theo đó là khó khăn khi phát hành trí phiếu. Đồng thời, chính phủ bị vỡ nợ sẽ phải chịu hậu quả rất nặng nề từ các nguồn đầu tư. Nghiêm trọng hơn là giảm tín dụng và làm chậm quá trình sản xuất kinh doanh, thậm chí còn làm nền kinh tế bị đình trệ.
Các loại khủng hoảng tài chính hiện nay
Cũng như khủng hoảng về kinh tế, khủng hoảng tài chính cũng được chi ra nhiều loại khác nhau. Trong đó gồm có: Khủng hoảng ngân hàng, thị trường tài chính, tài chính thế giới và khủng hoảng trong các tập đoàn kinh tế. Mỗi loại khủng hoảng sẽ có nhiều nguyên nhân dẫn đến, dưới đây là chi tiết các cuộc khủng hoảng để giúp bạn hiểu rõ hơn.
Khủng hoảng ngân hàng
Có thể bạn chưa biết, để ngân hàng có thể hoạt động đòi hỏi phải có nguồn tiền gửi và tiền vay của khách hàng. Vậy nên, nếu cùng lúc khách hàng rút tiền gửi ồ ạt thì ngân hàng sẽ gặp vấn đề về tài chính. Bởi vì, số tiền đó đang cho khách hàng khác vay vốn và chưa rút lại được nên khủng hoảng có thể xảy ra.
Khủng hoảng trên thị trường tài chính
Đối với cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính xảy ra do hai nguyên nhân chủ yếu gồm: Sự thay đổi một số chính sách nhà nước và bong bóng đầu cơ. Khi ngân sách bị thâm hụt nhà nước sẽ phát hành tiền để khắc phục tình trạng đó. Nhưng lại ảnh hưởng đến tỷ giá cố định khiến người dân không sử dụng nội tệ mà chuyển sang ngoại tệ.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư sẽ đổ xô đi mua các mặt hàng để đầu cơ, hay nói cách khác là đầu tư ngắn hạn. Trước tình hình đó, các mặt hàng hóa không ngừng tăng lên làm thị trường tài chính dễ đổ vỡ khi mà giá trị hàng hóa vượt quá ngưỡng cho phép. Nhà đầu tư không tính toán mà chỉ biết chạy xô mua hàng hóa, không xác định được thời điểm mua và bán hợp lý.
Khủng hoảng tài chính thế giới
Tài chính thế giới xảy ra khủng hoảng khi mà các đồng tiền bị mất giá trị, đặc biệt là những đồng tiền mạnh. Mặt khác, những cuộc khủng hoảng tài chính thế giới thường xảy ra do vấn đề về tiền tệ. Khi một quốc gia nào đó khó để quyết toán các khoản nợ quốc gia thì khủng hoảng sẽ bùng nổ.
Khủng hoảng trong các tập đoàn kinh tế
Trong các tập đoàn kinh tế hay doanh nghiệp, khủng hoảng rất dễ xảy ra khi đầu tư sai hướng hoặc không thu hồi được vốn đã đầu tư vào các hạng mục khác. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua dẫn đến cuộc khủng hoảng đó là chính sách kinh doanh không đúng đắn, nợ nhiều không có khả năng trả nên bị phá sản.
Tổng kết
Nhìn chung, các cuộc khủng hoảng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong mỗi nguyên nhân đó sẽ dẫn đến những cuộc khủng hoảng tài chính mà chính nhà nước, doanh nghiệp hay cá nhân không lường trước được. Vì vậy, khi cuộc khủng hoảng xảy ra bạn hãy thật bình tĩnh tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Không nên quá lo lắng, vội vàng như vậy không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm khủng hoảng nghiêm trọng hơn.
Mong rằng, qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khủng hoảng tài chính là gì và những nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết để có cách khắc phục kịp thời. Tránh xảy ra tình trạng thiệt hại nặng nề đến vấn đề tài chính.