Trong quá trình xem xét các khoản đầu tư thì có rất nhiều chỉ số được các nhà đầu tư sử dụng đến. Beta là một trong số đó. Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được hệ số Beta là gì? Ý nghĩa của hệ số này mang lại là gì? Liệu bạn có dùng nó để xem xét xây dựng cho mình một danh mục đầu tư tốt hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Hệ số Beta là gì?
Hệ số Beta là phép đo mức độ nhạy cảm của một khoản đầu tư cụ thể đối với những thay đổi của thị trường. Hệ số này chỉ định một giá trị số, một giá trị giúp làm sáng tỏ những biến động của giá cổ phiếu so với những thay đổi trên thị trường.
Beta có thể hữu ích trong việc xác định xem một cổ phiếu, quỹ hoặc toàn bộ danh mục đầu tư có thể gặp biến động lớn trong tương lai hay không.
2. Beta hoạt động như thế nào?
Beta hoạt động bằng cách ước tính mối tương quan giữa chuyển động của tài sản và những thay đổi trên thị trường nói chung dựa trên dữ liệu lịch sử, khi đó, nó sẽ đo lường rủi ro không thể tránh được bởi vì nó không dành riêng cho một khoản đầu tư cụ thể.
Ví dụ như một doanh nghiệp đang hoạt động tốt vẫn có thể bị giảm giá cổ phiếu nếu toàn bộ thị trường giảm trong thời kỳ suy thoái. Nhưng giảm bao nhiêu có thể phụ thuộc vào hệ số Beta của nó.
Beta không phải là loại rủi ro duy nhất mà nhà đầu tư cần xem xét. Bên cạnh đó còn có những hệ số đánh giá khác trong các danh mục đầu tư như:
- Hệ số Alpha đo lường khoản lợi nhuận của một tài sản đầu tư so với điểm chuẩn.
- Beta dùng để đo lường sự biến động của một tài sản đầu tư so với những thay đổi trên thị trường.
- Bình phương R sử dụng để đo lường mức độ dịch chuyển của một khoản đầu tư tương ứng với điểm chuẩn.
- Tỷ lệ sharpe và độ lệch chuẩn cũng được sử dụng.
Các nhà đầu tư có thể sử dụng những hệ số này để phân tích, xem xét xây dựng danh mục đầu tư một cách tốt nhất cho mình.
3. Cách tính hệ số Beta
Trong thị trường tài chính có nhiều chỉ số được sử dụng để phân tích mức độ rủi ro nhưng việc tính toán Beta có lẽ là cách dễ nhất để xác định sự biến động này. Xác định, xem xét Beta có thể tạo ra những hiểu biết có giá trị và biết lý do tại sao có biến động giá cổ phiếu.
Có một số cách để đo lường Beta, nhưng phương pháp hiệp phương sai và phương sai là một cách tiếp cận thường được sử dụng.
Các nhà đầu tư hiện không cần phải tính thủ công mà họ có thể sử dụng các thiết bị hiện đại, truy cập vào các trang web tài chính để tính hệ số này một cách tốt nhất và chính xác nhất.
Trong thị trường cổ phiếu thì kết quả của hệ số Beta được hiểu nếu giá trị Beta lớn hơn 1, được hiểu là cổ phiếu có nhiều biến động hơn thị trường. Nếu giá trị Beta nhỏ hơn 1, điều đó cho thấy cổ phiếu có mức biến động thấp hơn thị trường.
Beta có giá trị giới hạn khi thực hiện lựa chọn cổ phiếu và là một chỉ báo tốt hơn về rủi ro ngắn hạn hơn là dài hạn.
Một công ty có giá trị Beta cao, thì công ty đó mang lại lợi nhuận cao nhưng trong bất kỳ giao dịch đầu tư nào cũng vậy, nếu lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa với rủi ro cao.
Trong tài chính kết quả Beta được hiểu như sau:
- Giá trị β <1> 0: kết quả được hiểu là sẽ ít biến động hơn thị trường
- Giá trị β = 0 : thì cổ phiếu không liên quan đến thị trường.
- Giá trị β < 0: cổ phiếu tỷ lệ nghịch với thị trường
- Giá trị β> 1 : cổ phiếu dao động nhiều hơn thị trường
- Giá trị β = 1 : cổ phiếu có ảnh hưởng bởi thị trường và tuân theo chiều chuyển động của thị trường.
4. Nên sử dụng hệ số Beta khi nào?
Beta được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, họ có thể sử dụng để đảm bảo an toàn cho những gì có trong danh mục đầu tư của họ. Và đối với các nhà đầu tư có thể cần tiền trong thời gian ngắn hạn và sẽ không có thời gian để phục hồi nếu có sự suy thoái nhanh chóng.
Khi thực hiện việc xem xét bằng chỉ số Beta thì độ rủi ro sẽ được giảm thiểu và các nhà giao dịch có thể biết và lựa chọn ra những khoản đầu tư nào có hệ số Beta âm, thấp, trung bình và cao sao cho phù hợp.
Nhưng một cổ phiếu có thể có những sự thay đổi khác nhau, giá có thể biến động và vẫn có thể có hệ số Beta thấp nếu sự biến động không tương quan với những thay đổi trên thị trường.
5. Lợi ích và nhược điểm của hệ số Beta
Việc các nhà giao dịch có những kiến thức về Beta, hiểu về Beta có thể giúp họ đưa ra những quyết định chính xác và an toàn về danh mục đầu tư của họ.
Ví dụ như những nhà đầu tư chịu được mức độ rủi ro thấp thì nên chọn những cổ phiếu có hệ số Beta lớn hơn hoặc những hệ số nhỏ hơn hoặc bằng 1. Có nghĩa là tránh những cổ phiếu của doanh nghiệp có xu hướng tăng hoặc giảm xuống dưới thị trường thường xuyên. Tránh những cổ phiếu có hệ số Beta cao vì nó có nhiều rủi ro hơn.
Sử dụng Beta có thể ước tính chi phí vốn chủ sở hữu trong các mô hình định giá và cung cấp một phương pháp tính toán dễ sử dụng để đo mức độ rủi ro cho nhiều công ty có cấu trúc vốn và các nguyên tắc cơ bản khác nhau.
Nếu bạn là nhà đầu tư thường xuyên giao dịch mua và bán cổ phiếu thì Beta có thể là một yếu tố mạnh mẽ trong việc xác định các rủi to.
Nhược điểm lớn nhất của hệ số Beta là nó chỉ dựa vào lợi nhuận trong quá khứ và không tính đến thông tin mới có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận trong tương lai và nó có thể bị thay đổi theo thời gian do các dữ liệu thu thập được theo thời gian sẽ khác nhau.
Một yếu tố đáng lo ngại khác là chuyển động giá trong quá khứ là một yếu tố dự báo kém về tương lai. Beta chỉ đơn thuần là gương chiếu hậu, phản chiếu rất ít những gì phía trước.
Ngoài ra chỉ số này có thể bị sai lệch nếu cổ phiếu không được giao dịch thường xuyên và dẫn tới việc có thanh khoản kém.
Chỉ số Beta chỉ cho biết sự nhạy cảm của một chứng khoán so với thị trường chứ không phải nói chung. Một chứng khoán có thể có rủi ro về bản chất nhưng không tương quan với lợi nhuận thị trường. Vì vậy các nhà giao dịch nên sử dụng nó một cách cẩn thận.
Sử dụng Beta có thể hữu ích để đo lường sự biến động ngắn hạn nhưng các nhà đầu tư dài hạn sẽ thấy ít hữu ích hơn. Các nhà đầu tư dài hạn nên kết hợp thêm nhiều yếu tố khác nữa để có được kết quả phân tích và có được lựa chọn chính xác nhất.
6. Lời kết
Với những thông tin mà bài viết trên đã chia sẻ về Beta chắc hẳn bạn cũng biết được Beta nghĩa là gì. Đầu tư là một bài luyện tập giúp bạn quản lý được rủi ro của mình để kiếm được lợi nhuận cao hơn. Bạn có thể sử dụng hệ số Beta để đo lường mức độ rủi ro đó. Hy vọng bạn có được những kiến thức bổ ích và quản lý được tài sản của mình một cách tốt nhất.
Tổng hợp: kinhnghiemchungkhoan.com