Điểm ưu việt của thẻ tín dụng là chúng ta có thể sử dụng hạn mức thẻ tín dụng thanh toán các khoản mua sắm hay hóa đơn giao dịch và khoản tiền này sẽ được miễn lãi trong một khoảng thời gian nhất định. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà bạn có thể dùng (như một khoản vay) để chi tiêu qua thẻ tín dụng. Hạn mức này được phê duyệt bởi ngân hàng phát hành thẻ chủ yếu dựa trên điều kiện tài chính của bạn tại thời điểm xét duyệt làm thẻ.
Hạn mức tín dụng lớn hay nhỏ sẽ tùy vào từng loại thẻ và từng ngân hàng phát hành thẻ khác nhau thì quy định hạn mức sử dụng tín dụng tối thiểu và hạn mức sử dụng tín dụng tối đa cũng sẽ khác nhau. Thậm chí trường hợp hai người cùng sử dụng chung một loại thẻ được cùng một ngân hàng phát hành những hạn mức thẻ tín dụng vẫn có thể khác nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt tùy vào từng ngân hàng sẽ có thể chấp nhận các giao dịch quá hạn mức của thẻ tín dụng. Vì vậy khi sử dụng thẻ tín dụng, chúng ta nên lưu ý một số điều sau:
Thời hạn miễn lãi của thẻ tín dụng Thông thường thì thời hạn miễn lãi của thẻ tín dụng sẽ được tính là 45 ngày kể từ ngày chốt sao kê hàng tháng. ngày sao kê có thể là bất kể ngày nào trong tháng, có thể là ngày mùng 10 hay ngày mùng một của tháng, tùy vào quy định của từng ngân hàng. trong 45 ngày này sẽ bao gồm 30 ngày miễn lãi chính thức và 15 ngày sau đó gọi là 15 ngày ân hạn. 15 ngày ân hạn này chính là thời gian ngân hàng tăng thêm cho bạn để bạn có thêm giời gian để thanh toán khoản vay tín dụng.Tóm lại là khi dùng thẻ tín dụng bạn sẽ có tối đa là 45 ngày này để chi tiêu mà không mất bất kỳ khoản lãi suất nào.
Tuy nhiên cũng sẽ có những loại thẻ tín dụng đặc biệt được các ngân hàng phát riêng có thời hạn miễn lãi tín dụng cao hơn lên tới 55 ngày hay thậm chí là 60 ngày. Ví dụ như các loại thẻ mình đang sử dụng gồm HSBC VISA Platinum hay HSBC VISA Cash Back của Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC Việt Nam phát hành. Và dĩ nhiên là các loại thẻ tín dụng đặc biệt này không phải ai cũng có thể sở hữu, để sở hữu nó chúng ta phải có các điều kiện về kinh tế riêng mà ngân hàng quy định.
Vậy rút tiền từ thẻ tín dụng có được không? Chúng ta đã biết việc chi tiêu trong hạn mức thẻ tín dụng và trong thời hạn thanh toán sẽ được miễn mọi phí lãi suất. Tuy nhiên Ngoài việc chi tiêu để mua sắm hay các dịch vụ ra thì các loại thẻ tín dụng của nhiều ngân hàng còn có khả năng rút tiền mặt trực tiếp từ cây ATM.
Ngay sau khi rút tiền thành công, ngân hàng sẽ tính lãi số tiền bạn đã rút ra để tiêu dùng đối với lãi suất cao hơn so với khi bạn dùng thẻ tín dụng để thanh toán trực tiếp. lãi suất sẽ được tính tới khi bạn thanh toán hết số tiền cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Chính vì vậy chúng ta nên hạn chế việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng để tiêu dùng. trong những trường hợp cấp bách cần dùng luôn đến tiền mặt chúng ta hãy nghĩ tới thẻ tín dụng và phải thanh toán cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng sớm nhất có thể.
Hạn mức tín dụng khả dụng
Hạn mức thẻ tín dụng là tổng số tiền tối đa chúng ta có thể sử dụng. Vậy hạn mức tín dụng khả dụng của thẻ tín dụng là gì?
Hiểu một cách đơn giản, hạn mức tín dụng khả dụng ở đây chính là số tiền còn lại bạn có thể chi tiêu bằng thẻ tín dụng. Để tính hạn mức tín dụng khả dụng trong thẻ tín dụng của bạn, chúng ta chỉ cần lấy hạn mức tín dụng của thẻ trừ đi số tiền bạn đã dùng để chi tiêu mà chưa trả được.
Ví dụ: Trong trường hợp bạn được ngân hàng cấp thẻ tín dụng có hạn mức thẻ tín dụng là 20 triệu đồng. Và trong tháng này bạn đã dùng thẻ tín dụng của mình để thanh toán cho đơn hàng cái điện thoại mua trên Lazada với tổng trị giá đơn hàng là 10 triệu đồng. Mà 10 triệu này bạn vẫn chưa thanh toán được cho ngân hàng thì khi này hạn mức tín dụng khả dụng trong thẻ tín dụng của bạn sẽ chỉ là 20-10=10 triệu đồng. Tuy nhiên nếu bạn thanh toán cho ngân hàng một số tiền chẳng hạn 5 triệu, thì hạn mức tín dụng khả dụng của bạn sẽ là 10 triệu còn lại trong thẻ cộng với 5 triệu bạn mới thanh toán là tổng cộng 15 triệu đồng.
Cách xác định hạn mức tín dụng
Ngân hàng dựa vào đâu mà đưa ra mức hạn mức tín dụng để ngân hàng không phải chịu những khoản nợ xấu, những khoản nợ mà khách hàng không thể thanh toán được? Thì khi bạn đăng ký mở thẻ tín dụng, Ngân hàng sẽ căn cứ vào một số yếu tố như khả năng tài chính hiện tại của bạn hay lịch sử hoạt động tín dụng trước đây của bạn nếu có để xem xét xem liệu nên cung cấp cho bạn hạn mức tín dụng là bao nhiêu là phù hợp, nằm trong khả năng chi trả của bạn. Những yếu tố giúp ngân hàng xác định hạn mức tín dụng là gì?
- Nguồn thu nhập cá nhân: Đây sẽ là yếu tố đầu tiên mà ngân hàng quan tâm để có cơ sở cung cấp hạn mức tín dụng cho bạn. Hầu hết tại các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, khi bạn đi đăng ký mở thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cung cấp các giấy tờ liên quan đến thu nhập cá nhân của bạn. Mức thu nhập cá nhân hàng tháng của bạn càng cao và ổn định thì đương nhiên ngân hàng sẽ càng tin tưởng và cấp cho bạn hạn mức tín dụng cao hơn.
- Công việc hiện tại: Ngoài việc chứng minh nguồn thu nhập cá nhân ra thì bạn cũng có thể xác minh công việc bạn đang làm. Nếu bạn có nguồn thu nhập và công việc của bạn là ổn định thì chứng tỏ khả năng thanh toán các nguồn vay tiêu dùng trong dài hạn của bạn là khả thi. Do đó khi đăng ký mở thẻ tín dụng bạn cũng có thể cung cấp các loại giấy tờ chứng minh nghề nghiệp hiện tại của bạn để tăng hạn mức thẻ tín dụng.
- Lịch sử hoạt động tín dụng trước đây: Ngoài khả năng thanh toán khoản nợ thì để cấp cho bạn hạn mức tín dụng cao ngân hàng cũng cần quan tâm đến độ uy tín của bạn khi sử dụng thẻ tín dụng trước đây nếu có như thế nào. Để xem bạn đã mở bao nhiêu thẻ tín dụng trước đó, thói quen tiêu dùng bằng thẻ tín dụng của bạn như thế nào và đặc biệt là bạn có thường trả nợ đúng hạn hay không. Nếu đã trở thành một con nợ xấu thì không thể gia hạn thêm thẻ tín dụng và thậm chí có thể bị khóa thẻ luôn.
Kết luận
Bài viết trên đây là tổng hợp những kiến thức về hạn mức thẻ tín dụng và các cách giúp chúng ta có thể tăng hạn mức tín dụng để chi tiêu hàng ngày. Hy vọng bài viết này có thể mang đến bạn đọc cái nhìn tổng thể rõ ràng hơn về thẻ tín dụng nói chung và cách xác định hạn mức tín dụng nói riêng từ đó có thể đưa ra cho mình các chiến lược chi tiêu bằng thẻ tín dụng một cách hiệu quả, an toàn nhất.