Gross Profit là gì? Đặc điểm và lợi ích của Gross Profit

Gross Profit là thuật ngữ khá quen thuộc trong kinh doanh. Giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình tài chính để có chiến lược đầu tư phù hợp. Vậy Gross Profit là gì? Đặc điểm, lợi ích và công thức tính như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ những thông tin liên quan đến thuật ngữ này để giúp bạn áp dụng hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Tìm hiểu Gross Profit là gì?

Gross Profit – một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Gross Profit được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là lợi nhuận gộp, có nghĩa phần lợi nhuận của mỗi công ty, doanh nghiệp thu về sau khi đã trừ tất cả các chi phí.

Nói theo cách khác, Gross Profit bao gồm tất cả các lợi nhuận mà công ty thu về kể cả bán hàng. Ngoài ra, nhắc đến lợi nhuận gộp nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tỷ suất hoặc Gross Profit margin. Mỗi công ty sẽ thu về tỷ suất lợi nhuận gộp hay tổng số tiền còn lại của doanh nghiệp khi đã trừ đi số vốn bỏ ra.

Dựa vào lợi nhuận gộp cũng như tỷ suất lợi nhuận gộp để các công ty đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, có chiến lược và phương hướng mới cho đợt kinh doanh kế tiếp nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

gross profit
Tìm hiểu lợi nhuận gộp là gì?

Có thể nói, lợi nhuận gộp có vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp. Không những giúp các doanh nghiệp nắm bắt được lợi nhuận thu về mà còn xác định chiến lược kinh doanh đó đúng hay sai. Từ đó, đưa ra phương án sửa đổi, bổ sung sao cho hiệu quả cao hơn.

Những đặc trưng cơ bản của Gross Profit 

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về Gross Profit chúng tôi sẽ phân tích cụ thể từng đặc điểm cơ bản của lợi nhuận gộp qua những ý sau đây:

  • Lợi nhuận gộp giúp doanh nghiệp nắm bắt được hiệu quả kinh doanh. Bao gồm cả việc sản xuất hàng hóa, cung ứng vật tư và sử dụng người lao động. Nhờ vào số liệu thống kê từ Gross Profit bạn dễ dàng thống kê tình hình hoạt động của các công ty hay tổ chức nào đó.
  • Gross Profit được tính toán bằng những con số cụ thể dựa vào chi phí biến đổi hay còn gọi phí dao động trong kinh doanh. Mức phí này xác định theo mức sản lượng như: Phí nguyên vật liệu, phí thuê công nhân, hoa hồng bán hàng hay phí vận chuyển hàng hóa đi các nơi,….
  • Trong các công ty, doanh nghiệp nếu lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp cao chứng tỏ tình hình kinh doanh đang tiến triển tốt. Ngược lại, Gross Profit thấp có nghĩa công ty đó đang áp dụng sai chiến lược kinh doanh. Cần thống kê lại những nhược điểm còn ứ đọng để giải quyết triệt để.

Công thức tính lợi nhuận gộp đơn giản, chính xác nhất

Trên thị trường tài chính chứng khoán, tùy từng doanh nghiệp để áp dụng công thức tính lợi nhuận gộp khác nhau. Tuy nhiên, công thức mà chúng tôi chia sẻ dưới đây được đánh giá đơn giản, chính xác nhất bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Gross Profit = Doanh thu thuần – giá vốn hàng bán.

Trong đó, doanh thu thuần ở đây còn được gọi là tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp nhưng đã khấu trừ thuế. Giá vốn hàng bán là tổng các chi phí bao gồm: 

  • Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ được bán trong kỳ.
  • Chi phí thuê nhân công, phí sản xuất cố định mà không được xét vào chi phí của hàng tồn kho.
  • Các chi phí phải bồi thường, hao hụt hay mất mát do cá nhân chịu trách nhiệm.
  • Phí xây dựng, tự chế nếu có nhưng không thuộc vào nhóm tài sản cố định.
  • Bắt buộc khoản chênh lệch dự phòng phải luôn tăng qua các năm.

Ngoài công thức tính lợi nhuận gộp còn có công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp.

Gross Profit margin= Tổng Gross Profit / doanh thu thuần. Tỷ suất này được tính bằng %.

gross profit
Công thức tính lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp

Để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối khi áp dụng công thức tính bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Sau mỗi đợt bán hàng hoặc theo từng quý trong năm, các doanh nghiệp sẽ áp dụng tính lợi nhuận gộp. Vì thế, bạn có thể tính Gross Profit với cách đơn giản hơn là lấy tổng doanh thu có được trừ đi vốn đầu tư ban đầu.
  • Để tính được tỷ suất lợi nhuận gộp bắt buộc bạn phải tính được giá trị lợi nhuận gộp sau khi khấu trừ thuế.
  • Lợi nhuận gộp tính được phải được trừ đi lãi suất và thuế. Nếu không trừ hai yếu tố này thì giá trị bạn thu về không phải là lợi nhuận gộp mà chính là lợi nhuận hoạt động sau một quá trình của doanh nghiệp.

So sánh điểm khác nhau giữa Gross Profit và tỷ suất lợi nhuận gộp

Nhìn chung, lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp khác nhau ở 3 điểm chính gồm: giá trị tính, mối tương quan và biên độ giao động. Xét về giá trị, lợi nhuận gộp thể hiện dưới dạng tiền tệ nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp lại được tính bằng phần trăm.

Điểm khác biệt thứ hai là mối tương quan. Cả hai đều có mỗi liên quan chặt chẽ với nhau, để tính được tỷ suất lợi nhuận gộp bắt buộc phải có giá trị lợi nhuận gộp. Ngược lại, để so sánh lợi nhuận gộp qua từng giai đoạn phát triển đòi hỏi bạn phải tính ra Gross Profit margin.

Cuối cùng là biên độ dao động, nếu như trong lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng có tỷ suất lợi nhuận gộp thấp thì chắc chắn các ngành còn lại có lợi nhuận gộp sẽ cao. Bởi vậy, biên độ dao động luôn thay đổi tùy vào từng lĩnh vực đầu tư, kinh doanh.

Lợi ích của Gross Profit trong đầu tư kinh doanh

Trên thị trường tài chính chứng khoán, bất kỳ chỉ số nào ra đời cũng mang lại những lợi ích khác nhau cho nhà đầu tư nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Cụ thể các lợi ích của Gross Profit như sau:

  • Đối với doanh nghiệp, dựa vào lợi nhuận gộp để nắm bắt và đánh giá tình hình hoạt động phát triển trong thời điểm hiện tại. Đồng thời, xác định được vấn đề tài chính và các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Dựa vào giá trị này để xây dựng chiến lược kinh doanh như tăng thu nhập và cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết. Trường hợp giá trị lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp thấp có thể thay đổi hình thức kinh doanh hoặc tìm các biện pháp khắc phục tốt nhất.
  • Đối với nhà đầu tư, lãi gộp giúp nhà đầu tư đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp đó để đưa ra quyết định đầu tư hay hợp tác lâu dài hay không. Hơn nữa, khi đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu thì Gross Profit rất có ích trong việc đánh giá các cổ phiếu tiềm năng để lựa chọn đúng đắn.
gross profit
Lợi ích của lợi nhuận gộp trong kinh doanh

Bỏ túi một số điều cần lưu ý khi áp dụng Gross Profit 

Trong kinh doanh, việc áp dụng lợi nhuận gộp để đánh giá và nắm bắt tình hình phát triển doanh nghiệp rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu áp dụng sai cách hoặc nhầm lẫn trong cách tính toán cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh. Vậy để áp dụng lợi nhuận gộp đúng cách bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Để tính chính xác lợi nhuận gộp bạn phải biết các số liệu cần thiết như: Chi phí bán hàng, số vốn đầu tư hoặc giá vốn bán từ doanh thu,…
  • Kết hợp thêm các giá trị khác (lợi nhuận ròng, định giá cổ phiếu,…) để đảm bảo hiệu quả Gross Profit.
  • So sánh hoạt động của công ty qua các năm dựa vào tỷ suất lợi nhuận gộp
  • Đánh giá lợi nhuận gộp trước khi tham gia đầu tư cổ phiếu để đảm bảo tính an toàn và lợi nhuận thu về.

Nếu bạn là một nhà đầu tư lâu năm thì Gross Profit đã quá quen thuộc. Đồng thời, đây như một công cụ hữu ích để quyết định nên đầu tư vào doanh nghiệp nào tốt nhất. Hy vọng rằng, những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp qua bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong đầu tư.