Đòn bẩy là một khái niệm tài chính phổ biến mà bạn có thể thường nghe thấy liên quan đến việc tối đa hóa lợi nhuận của nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc áp dụng đòn bẩy cho chiến lược đầu tư của bạn đi kèm với những ưu và nhược điểm đáng quan tâm.
1. Đòn bẩy tài chính trong đầu tư là gì?
Đòn bẩy tài chính là một chiến lược đầu tư sử dụng vốn vay để thu về mức lời tiềm năng lớn hơn. Cụ thể, một nhà đầu tư sẽ vay tiền như một nguồn tài trợ thay vì sử dụng vốn tự có. Các nhà đầu tư có thể áp dụng chiến lược này nhằm tăng mạnh lợi nhuận.
Cũng giống như nhiều chiến lược khác, đầu tư đòn bẩy đi kèm với rủi ro. Mặc dù việc tận dụng tài sản có khả năng làm tăng đáng kể lợi nhuận của bạn, nhưng nó cũng có thể nhân số tiền thua lỗ của bạn lên gấp bội. Nếu khoản đầu tư dẫn đến thua lỗ vượt quá thu nhập từ tài sản hoặc giá trị của tài sản giảm mạnh, nhà đầu tư có thể rơi vào tình trạng lỗ vốn và thậm chí là mắc nợ rất nhiều.
Vậy đòn bẩy được sử dụng trong các trường hợp nào? Thực tế không chỉ là nhà đầu tư cá nhân, công cụ này còn được các công ty, tổ chức lớn áp dụng nhằm tạo ra nguồn vốn lớn mạnh hơn mà không cần huy động thêm để sử dụng vốn chủ sở hữu.
2. Cách ứng dụng đòn bẩy tài chính
Nếu một nhà đầu tư muốn thực hiện một dự án hoặc một khoản đầu tư, họ có thể sử dụng nợ để mua khoản đầu tư này. Đòn bẩy thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư và các công ty, đòn bẩy là một kỹ thuật sử dụng nợ thay vì vốn chủ sở hữu để mua một tài sản. Lúc này, người dùng kỳ vọng là lợi nhuận từ nỗ lực này sẽ vượt quá rủi ro và chi phí khi nhận thêm nợ.
Ví dụ vốn chủ sở hữu của một công ty là 6 tỷ đồng và đang muốn đầu tư vào các hoạt động kinh doanh bổ sung, nhưng không sử dụng vốn chủ sở hữu, thì công ty có thể sử dụng nguồn vốn vay để mở rộng tài sản của mình. Nếu công ty quyết định dùng đòn bẩy tài chính 15 tỷ đồng, thì hiện tại công ty có đến 21 tỷ đồng để đầu tư thay vì chỉ có 6 tỷ ban đầu.
Giả sử một ví dụ khác, một nhà bán lẻ thiết bị muốn mở một địa điểm mới thông qua đòn bẩy tài chính. Vì địa điểm mới có thể tăng doanh số bán thiết bị và khả năng tiếp cận thị trường nên nhà bán lẻ thiết bị có thể không cần sử dụng vốn chủ sở hữu của mình. Về cơ bản, nhà bán lẻ thiết bị này đang nghiên cứu khả năng phát triển công ty mà không cần dùng tài sản của chính mình.
Nhà đầu tư cũng có thể áp dụng chiến lược đầu tư này bằng cách dùng nhiều công cụ phổ biến, chẳng hạn quyền chọn, hợp đồng tương lai hay tài khoản ký quỹ. Tuy nhiên, nếu một nhà đầu tư không thích rủi ro hoặc không cảm thấy tự tin khi sử dụng đòn bẩy, thì không nên quá liều lĩnh sử dụng. Ngoài ra cũng có những lựa chọn sẵn có trên thị trường để bạn có thể tận dụng các khoản đầu tư của mình một cách gián tiếp như chọn các quỹ đầu tư.
3. Đánh giá đòn bẩy tài chính
Có một số cách mà các nhà đầu tư có thể đánh giá việc sử dụng đòn bẩy của một công ty. Và một trong số các cách quan trọng nhất cũng như được dùng nhiều nhất, đó là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (VCSH). Đây là đánh giá phổ biến nhất về đòn bẩy của một công ty. Là một nhà đầu tư, bạn cũng có thể xem lại tỷ lệ thanh toán lãi vay, tỷ lệ này đo lường tình trạng nghĩa vụ trả lãi của công ty.
Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư đánh giá mức độ đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính như một phân tích cơ bản. Các nhà đầu tư có thể tính toán đòn bẩy hoạt động bằng cách chia thay đổi thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty cho phần trăm thay đổi thu nhập trước lãi vay và thuế. Nếu một công ty có mức đòn bẩy càng cao, thì điều này càng cho thấy mức độ biến động lợi nhuận thu về cao hơn.
Khi đánh giá đòn bẩy tài chính, hay hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư nên chia tổng tài sản của công ty cho VCSH. Bạn xác định được con số này, bạn có thể nhân đòn bẩy tài chính với tổng doanh thu tài sản và tỷ suất lợi nhuận để mang lại mức lời tính trên VCSH.
Chẳng hạn, nếu một công ty có tổng tài sản là 400 tỷ đồng, trong đó 150 tỷ đồng là vốn cổ đông, thì hệ số nhân vốn chủ sở hữu là 2,66 (bằng 400 tỷ ÷ 150 tỷ). Phương trình này cho thấy rằng công ty đã tài trợ hơn một nửa vốn cổ phần của mình.
Việc sử dụng các tỷ lệ này sẽ giúp bạn xác định xem một công ty có đang bỏ qua các cơ hội tiềm năng để tăng thu nhập hay liệu công ty đó có đang chịu quá nhiều rủi ro hay không. Đầu tư vào một công ty có đòn bẩy tốt có thể giúp bạn tăng lợi nhuận và tài sản của chính mình.
Tuy nhiên, nếu việc đánh giá các hồ sơ công ty này không phải là chuyên môn của bạn thì bạn nên tìm hiểu các lựa chọn đầu tư khác. Bạn có thể xem xét các quỹ tương hỗ hoặc quỹ giao dịch trao đổi (ETF) áp dụng đòn bẩy cho chiến lược đầu tư của họ. Bằng cách mua các phương tiện đầu tư này, bạn có thể gián tiếp ủy quyền nghiên cứu cho các chuyên gia đầu tư hiểu biết và yên tâm hơn.
4. Nhược điểm của đầu tư đòn bẩy
Sử dụng quá nhiều đòn bẩy có thể dẫn đến một kết quả tiêu cực. Mặc dù không có quy tắc, hướng dẫn cụ thể hoặc mức độ đòn bẩy nào là không thể chấp nhận được về mặt kỹ thuật, nhưng điều quan trọng là bạn cần cẩn thận và phải có trách nhiệm khi sử dụng nó. Đòn bẩy là một công cụ mạnh mẽ, khi được sử dụng đúng cách, có thể giúp các nhà đầu tư và các công ty cùng phát triển tài sản của họ.
Ngược lại, các chiến lược đầu tư đòn bẩy quá mạnh mà không hợp lý có thể dẫn đến mất vốn đáng kể hoặc thậm chí tệ hơn là phá sản. Trước khi quyết định tiến hành đầu tư, bạn nên đưa ra cách phân bổ tài sản cá nhân. Điều này liên quan đến việc lập kế hoạch bao nhiêu phần trăm mỗi loại đầu tư sẽ chiếm trong danh mục đầu tư tổng thể của bạn và việc này phải phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro cũng như kỳ vọng lợi nhuận của bạn.
5. Kết
Như vậy, đòn bẩy là một trong các công cụ được sử dụng rộng rãi hiện nay bởi sức mạnh nhân nguồn vốn lên nhiều lần, giúp thu về lợi nhuận lớn hơn. Điều quan trọng là sử dụng đòn bẩy tài chính một cách có trách nhiệm có khả năng tăng lợi nhuận của bạn. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách, bạn có thể gặp khó khăn về tài chính. Nếu muốn được hướng dẫn thêm về đầu tư hoặc các lĩnh vực khác liên quan đến tình hình tài chính của mình, bạn có thể tìm kiếm một số cố vấn tài chính giàu chuyên môn, tìm hiểu nhiều kiến thức liên quan trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.