Công ước Stockholm và những ảnh hưởng của nó tới chứng khoán

Có phải bạn đang quan tâm và muốn hiểu hơn về Công ước Stockholm? Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về mục đích hoạt động của Hiệp ước môi trường Stockholm là gì và những ảnh hưởng tác động của nó đối với thị trường chứng khoán như thế nào.

Công ước Stockholm

Công ước Stockholm là một hiệp ước môi trường có tầm cỡ quốc tế về các chất thải ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Mục đích chính của nó là bảo vệ sức khỏe và môi trường sống của con người khỏi các chất thải hữu cơ bền (POPs) đang có mặt trên toàn cầu.

Công ước Stockholm
Công ước Stockholm

Theo như tổ chức môi trường của Liên Hợp Quốc thì POPs được định nghĩa là những chất thải hóa học hữu cơ khó có thể phân hủy, chúng sẽ tồn tại nguyên vẹn trong môi trường tự nhiên trong thời gian dài, chúng được phân bố rộng rãi và có thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Chúng có khả năng tích lũy sinh học qua mạng lưới thức ăn như tích tụ trong cơ thể của các sinh vật sống khi ăn vào sẽ gây độc cho con người cũng như các loài động vật hoang dã ở bậc cao hơn trong chuỗi thức ăn. Các quy định chung mà Công ước Stockholm đưa ra sẽ nhằm mục đích hạn chế tối đa các chất thải này ra môi trường tự nhiên.

Tại thành phố Stockholm thuộc miền trung của Thụy Điển, các đàm phán kết thúc và quyết định chung đã được đưa ra vào ngày 22 tháng 6 năm 2001. Tuy nhiên phải tới giữa năm 2004 dưới sự thỏa thuận và ký kết của 152 tổ chức và các bên liên quan trong đó bao gồm sự đồng thuận bạn đầu của tổng cộng 128 quốc gia thì Công ước Stockholm mới chính thức có hiệu lực. Tính đến thời điểm hiện tại tổng cộng đã có 185 bên tham gia hiệp ước môi trường này (Trong đó bao gồm 184 quốc gia và Liên minh Châu  EU ). Tuy nhiên cũng có một số các quốc gia và vùng lãnh thổ vì lợi ích các nhân mà không tham gia hiệp ước, đáng chú ý bao gồm các quốc gia Hoa Kỳ, Ý, Israel và Malaysia.

Công ước Stockholm
Những quốc gia và tổ chức đã tham gia công ước Stockholm

Các điều luật của Công ước Stockholm

Những điều luật chung mà 185 các quốc gia và tổ chức đã tham gia Các vấn đề môi trường toàn cầu (GEF) là cơ chế tài chính tạm thời được chỉ định cho Công ước Stockholm phải thực hiện theo quy định trong công ước là sẽ cùng nhau thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế từ đó dần loại bỏ các chất thải chất thải hóa học hữu cơ khó phân hủy ra môi trường. Trong đó bao gồm cấm sản xuất sử dụng 9 loại chất bẩn hữu cơ, giảm thiểu việc sử dụng DDT phóng ra môi trường để kiểm soát bệnh sốt rét cũng như hạn chế những hoạt động phát tán furan và dioxin một cách bừa bãi vô ý ra ngoài tự nhiên.

Những quy định này sẽ nhằm mục đích chính là thiết lập lên một hệ thống quy chế liên quan đến vấn đề giải quyết các hóa chất nguy hiểm đối với con người và môi trường tự nhiên. Các vấn đề môi trường toàn cầu (GEF) là cơ chế tài chính tạm thời được chỉ định cho Công ước Stockholm. Cuối cùng, Công ước chỉ ra con đường dẫn đến một tương lai không còn các chất POP nguy hiểm và hứa hẹn sẽ định hình lại nền kinh tế của chúng ta dựa vào các hóa chất độc hại.

Công ước Stockholm có lẽ được hiểu rõ nhất là có năm mục tiêu thiết yếu:

– Loại bỏ các chất POP nguy hiểm, bắt đầu với 12 chất xấu nhất

– Hỗ trợ chuyển đổi sang các lựa chọn thay thế an toàn hơn

– Nhắm mục tiêu các POP bổ sung cho hành động

– Dọn dẹp kho dự trữ cũ và thiết bị có chứa POP

– Làm việc cùng nhau vì một tương lai không có POPs

UNIDO cũng có trách nhiệm hỗ trợ các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi thực hiện Công ước Stockholm. Nó đã đóng một vai trò hàng đầu trong việc thực hiện Công ước kể từ khi Công ước được ký vào năm 2001. Các chương trình chiến lược của UNIDO tập trung vào nhiệm vụ của mình về Phát triển Công nghiệp Bền vững và Toàn diện, ISID, như được hướng dẫn bởi Mục tiêu Phát triển Bền vững 9 về Cơ sở hạ tầng, Công nghiệp và Đổi mới. Trọng tâm chính là các lĩnh vực công nghiệp được đề cập rõ ràng trong Công ước, bao gồm, nhưng không giới hạn ở, các ngành điện, công nghiệp luyện kim, nhà sản xuất thuốc trừ sâu, công nghiệp tái chế, cũng như các ngành dệt và da.

Làm việc với các ngành công nghiệp, UNIDO giúp tối ưu hóa các quy trình sản xuất để tránh phát thải POP, thiết lập các cơ sở và dây chuyền sản xuất mới sử dụng các chất thay thế POP, cũng như xây dựng và vận hành các cơ sở để quản lý an toàn vật liệu chứa POP. Ngoài ra, UNIDO còn nỗ lực phát triển các ngành công nghiệp mới không phát thải POP và thiết lập các ngành công nghiệp tái chế và quản lý chất thải theo cách giảm thiểu việc tạo ra và thải ra các chất POP trong toàn ngành công nghiệp. Bên cạnh đó nó cũng giúp tăng cường năng lực của các tổ chức hỗ trợ khu vực công và tư nhân để hỗ trợ các ngành công nghiệp và DNNVV trong việc thực hiện các Kế hoạch thực hiện quốc gia về POPs của quốc gia họ.

Tất cả các dự án đều được củng cố bằng sự hợp tác với chính phủ và ngành công nghiệp nhằm tạo ra các điều kiện khuôn khổ hỗ trợ cho việc giảm thiểu và loại bỏ các chất POP trong sản xuất công nghiệp một cách hiệu quả. Các hoạt động trong lĩnh vực này bao gồm hướng dẫn về quy định và chính sách, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật và nâng cao năng lực nhằm đảm bảo chuyển đổi công nghiệp bền vững theo hướng hợp lý về mặt kinh tế và môi trường, lâu dài và có thể nhân rộng.

Công ước Stockholm
Hiệp ước bảo vệ môi trường Stockholm về những chất thải hữu cơ khó phân hủy (POPs)

Ảnh hưởng của Công ước Stockholm đối với thị trường chứng khoán

Kể từ khi Công ước Stockholm ra đời đặc biệt là thời điểm nó chính thức có hiệu lực trên toàn bộ 185 quốc gia và tổ chức tham gia hiệp ước, nó đã tác động không nhỏ tới thị trường chứng khoán, cụ thể là những mã cổ phiếu của những công ty có những lĩnh vực sản xuất nằm trong danh sách hạn chế của hiệp ước môi trường này.

Tại Việt Nam ,những công ty có lĩnh vực sản xuất nằm trong danh sách hạn chế hoặc cấm kinh doanh cũng không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực từ Công ước Stockholm. Đặc biệt trong những năm gần đây khi mà các hiện tượng thiên tai đang dần trở nên phổ biến và dữ dội hơn tạo áp lực cho những nước đang phát triển như Việt Nam phải đưa ra những quy chế điều luật áp đặt vào những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hữu cơ khó phân hủy trên toàn quốc. Chính vì vậy việc kinh doanh của những công ty này cũng bị ảnh hưởng khá nhiều làm cho giá cổ phiếu của họ cũng chịu một phần tác động.

Kết luận

Bài viết trên đây là tất cả những kiến thức mà chúng ta cần nắm được về Công ước Stockholm, bao gồm những quy định chung trong công ước cùng với những ảnh hưởng tác động của nó tới thị trường chứng khoán. Điều này sẽ khá hữu dụng cho những nhà đầu tư đang có ý định đầu tư vào mã cổ phiếu của các công ty chuyên sản xuất lĩnh vực công nghiệp hữu cơ thuộc các đối tượng bị hạn chế theo như quy định trong hiệp ước môi trường Stockholm.