Cổ đông là gì? Phân loại và các quyền hạn trong chứng khoán

Trong chứng khoán, cổ đông là khái niệm cơ bản nhưng không phải bất kỳ nhà đầu tư nào cũng nắm rõ. Hiểu được vấn đề này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu cổ đông là gì? Phân loại và các quyền hạn cơ bản trong chứng khoán để từ đó có hướng đầu tư đúng đắn và hiệu quả cao.

Tìm hiểu cổ đông là gì?

Trong công ty cổ phần, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào nắm giữ hợp pháp một hay toàn bộ cổ phần của doanh nghiệp bằng số vốn của mình được gọi là cổ đông (CĐ). Ngoài ra, cổ đông có quyền và nghĩa vụ đối với các vấn đề về khoản nợ hay tài sản của doanh nghiệp.

Mặt khác, CĐ còn có quyền tham gia vào các cuộc họp lớn của công ty. Hoặc xem xét sổ sách kinh doanh và đưa ra ý kiến sửa đổi, bổ sung để đưa công ty phát triển. Nói một cách đơn giản, họ là những người gắn kết với hoạt động phát triển của công ty và hưởng lợi nhuận từ kết quả đó. Đồng thời, họ được chia tài sản trong trường hợp không may công ty phá sản hoặc giải thể.

cổ đông
Tìm hiểu cổ đông là gì?

Phân loại cổ đông theo quy định pháp luật

Theo quy định của luật doanh nghiệp mới nhất hiện nay, cổ đông được chia thành 3 loại chính dựa theo các loại cổ phần bao gồm: Cổ đông phổ thông, sáng lập và ưu đãi. Cụ thể mỗi loại có các điều kiện khác nhau. Cụ thể như thế nào mời bạn đọc tìm hiểu tiếp nội dung dưới đây.

Cổ đông phổ thông

Đối với CĐ phổ thông cần đảm bảo các điều kiện mà doanh nghiệp đưa ra như: Bắt buộc số cổ phần mà họ nắm giữ 100% là của doanh nghiệp hay nói cách khác phải sở hữu cổ phần của doanh nghiệp. Họ là những cá nhân hay tổ chức bỏ vốn ra để mua cổ phần, cổ phiếu của công ty. Sau khi sở hữu họ chính thức được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng.

Cổ đông sáng lập

Khác với phổ thông, những người sở hữu cổ phần của doanh nghiệp để có thể trở thành cổ đông sáng lập cần đảm bảo các điều kiện dưới đây:

  • Là cá nhân hoặc tổ chức góp vốn để sở hữu tối thiểu nhất là một phần cổ phần của công ty hay doanh nghiệp đó.
  • Bắt đầu khi doanh nghiệp thành lập, người ký tên vào danh sách thành viên sáng lập sẽ được gọi là cổ đông sáng lập. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, không chỉ có một mà ít nhất là 3 người cùng góp vốn thành lập nên.
  • Hơn nữa, mỗi người cần mua số cổ phần phổ thông của công ty, thấp nhất là 20% so với toàn bộ cổ phần công ty sở hữu từ khi mới thành lập. Mặt khác, trong trường hợp có một người trong ba người sáng lập mà không góp đủ vốn theo quy định. Sau 90 ngày kể từ khi bắt đầu sáng lập thì hai cổ đông còn lại được quyền góp vốn và mua lại cổ phần còn lại. Trường hợp khác, có thể huy động vốn từ những người khác sao cho góp đủ số vốn còn thiếu mà trước đó.
cổ đông
Phân loại các CĐ theo quy định

Cổ đông ưu đãi

Tương tự như phổ thông và sáng lập, để trở thành cổ đông ưu đãi phải có đủ điều kiện sau: Có đủ các cổ phần gồm biểu quyết, cổ phần ưu đãi để nhận cổ tức hàng năm, cổ phần ưu đãi được hoàn lại vốn khi công ty phá sản hoặc giải thể. Và các điều kiện khác do công ty quy định, mỗi doanh nghiệp sẽ có điều kiện khác nhau sao cho phù hợp nhất với nhà đầu tư và sự phát triển công ty.

Quyền hạn và nghĩa vụ của các cổ đông 

Mỗi một CĐ sẽ có quyền hạn và nghĩa vụ riêng biệt. Đây không chỉ là hình thức để phân biệt các CĐ với nhau mà còn thể hiện các quyền lợi đặc biệt của mỗi cổ đông trong công ty cổ phần.

Đối với CĐ phổ thông

Trong 3 CĐ trên thì cổ đông phổ thông được xem là có quyền và nghĩa vụ nhiều nhất. Thế nhưng, nghĩa vụ của họ cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty. CĐ phổ thông có các quyền lợi sau:

  • Được tham gia vào các hoạt động, sự kiện quan trọng của công ty. Đặc biệt là có mặt trong tất cả các cuộc họp cổ đông từ lớn đến nhỏ. Đồng thời, có quyền biểu quyết hoặc bác bỏ các ý kiến trong cuộc họp CĐ.
  • Có thể biểu quyết bằng cách trực tiếp hoặc ủy quyền lại cho người khác tham dự cuộc họp theo quy định của pháp luật.
  • Có quyền biểu quyết tùy vào số cổ phiếu của từng CĐ nắm giữ. Đồng thời, CĐ cổ phần được biết tổng số phiếu biểu quyết có trong buổi đại hội đó.
  • Nhận cổ tức hàng năm theo quy định của công ty dựa theo cổ phần đang nắm giữ. Trong đó, cổ tức có thể bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu tùy theo tỷ lệ chi trả của công ty. Lưu ý, số cổ tức này CĐ chỉ được nhận khi công ty đã đóng đầy đủ thuế.
  • Khác với CĐ ưu đãi và sáng lập, CĐ cổ phần có quyền mua cổ phiếu đầu tiên trước khi công ty phát hành ra thị trường để kêu gọi vốn đầu tư. Số cổ phần được mua tương ứng với số cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.
  • Được quyền bán lại hoặc chuyển nhượng cho người khác theo nhu cầu cá nhân.
  • Tra cứu hồ sơ, sổ sách của công ty và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu có sai sót.
  • Trường hợp công ty làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản thì CĐ phổ thông nhận lại một phần vốn sau khi đã giải quyết hết khoản nợ của công ty.

Bên cạnh quyền thì cổ đông phổ thông còn có nghĩa vụ riêng. CĐ cam kết thanh toán đúng thời gian và đầy đủ nguồn vốn theo hợp đồng đã cam kết. Không được phép rút vốn trong bất kỳ trường hợp nào và phải chịu mọi hình thức kỷ luật của công ty nếu vi phạm theo hợp đồng.

cổ đông
Quyền và nghĩa vụ của các CĐ trong công ty

Quyền và nghĩa vụ của CĐ sáng lập

Mọi quyền lợi của CĐ sáng lập tương đương như CĐ phổ thông. Chỉ có điều CĐ sáng lập không được chuyển nhượng hay bán lại cổ phần cho bất kỳ ai như CĐ phổ thông. Như đã nói ở trên, các cổ đông sáng lập phải mua cổ phần của công ty và ít nhất là 20%. Sau 3 năm, CĐ sáng lập có thể chuyển nhượng cổ phần phổ thông đang sở hữu nếu được tất cả các CĐ cho phép trong cuộc đại hội CĐ hàng năm. Cũng trong thời gian này, tất cả các điều kiện của CĐ sáng lập đều được hủy bỏ và họ có nghĩa vụ như một cổ đông phổ thông.

Quyền và nghĩa vụ cổ đông ưu đãi

Bất kỳ CĐ nào sở hữu cổ phần ưu đãi cũng có quyền biểu quyết trong đại hội CĐ công ty. Mặc dù vậy, nhưng họ không được quyền chuyển nhượng lại cho bất kỳ ai số cổ phần đang nắm giữ.

Không những vậy, CĐ ưu đãi còn có quyền lợi nhận cổ tức như cổ đông phổ thông. Đồng thời, nhận lại phần tài sản theo tỷ lệ quy định nếu công ty bị phá sản. Số tài sản nhận được sau khi trừ hết các khoản nợ trước đó của công ty. CĐ ưu đãi có một số quyền như phổ thông nhưng họ lại không được biểu quyết và tham dự các cuộc họp đại hội trong công ty.

Những người nắm giữ cổ phần ưu đãi cũng không có quyền bầu cử, biểu quyết và đề cử vào hội đồng quản trị hay ban quản lý công ty, doanh nghiệp. Trừ trường hợp CĐ ưu đãi hoàn lại sẽ được hoàn lại vốn khi mua cổ phần theo quy định của pháp luật.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết cổ đông là gì? Phân loại và các quyền hạn cũng như nghĩa vụ của các CĐ. Mỗi CĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau tùy vào số cổ phần mà họ có được trong mỗi công ty, doanh nghiệp. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đầu tư trên thị trường chứng khoán.