Khi tìm hiểu kiến thức về lĩnh vực kinh tế tài chính, có lẽ các bạn cũng sẽ bắt gặp qua ít nhất một lần thuật ngữ chứng khoán hóa. Vậy chứng khoán hóa là gì? Những ưu điểm và nhược điểm của nó như thế nào? Mời các bạn cùng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Chứng khoán hóa là gì?
Chứng khoán hóa (Seciritization) là một nghiệp vụ tài chính có chức năng gộp nhiều dạng tài sản tài chính khác nhau thành một loại tài sản tài chính mới để bán lại cho các nhà đầu tư. Quy trình này áp dụng được cho mọi loại tài sản nhằm thúc đẩy tính thanh khoản.
2. Các loại tài sản có thể được chứng khoán hóa
2.1. Bất động sản thu hồi từ vay thế chấp được chứng khoán hóa dưới dạng trái phiếu
Các loai bất động sản thu hồi từ vay thế chấp được chứng khoán hóa dưới dạng trái phiếu được gọi là MBS (Mortgage backed securities). Hình thức cổ phiếu hóa này sẽ cộng dồn nhiều gói vay thế chấp bằng bất động sản là chủ yếu để cộng dồn thành một khoản nợ thế chấp có trị giá tổng khổng lồ (tiếng Anh gọi là a pool of mortgages). Sau đó sẽ lẩy tổng toàn bộ này chia thành nhiều phần bằng nhau rồi bán theo hình thức cổ phiếu cho các nhà đầu tư nhỏ hơn (tiếng Anh gọi các phần bằng nhau của khoản nợ này dưới dạng cổ phiếu là shares of participation certificates in pool).
2.2. Các loại tài sản thế chấp khác được chứng khoán hóa dưới dạng trái phiếu
Các loại tài sản thế chấp khác được cổ phần hóa dưới dạng trái phiếu được gọi là ABS (Asset-Backed Securities). Hình thức cổ phiếu này sẽ được bảo vệ bằng tính trị giá của quá trình gộp lại nhiều gói cho vay và những khoản tiền có thể thu hồi (tiếng Anh gọi là a pool of loans or receivables). Công cụ này có tính cố định thu nhập, thu nhập sẽ được tính dựa trên các khoản thu dự kiến của từng loại thành phần trong khoản pool tương ứng (các thành phần đó chính là các khoản vay thế chấp và các khoản có thể thu được mà đã gộp chung lại với nhau).
2.3. Các khoản vay có đảm bảo được chứng khoán hóa dưới dạng trái phiểu
Các khoản vay có đảm bảo được chứng khoán hóa dưới dạng trái phiếu là một loại trái phiếu có lãi suất khá ổn định và là một trong các thành phần cấu thành nên được một thị trường giao dịch mà tại đó là các loại chứng khoán được bảo vệ giá trị thực tế bởi các loại tài sản. Tiếng Anh gọi là CDOs.
Trong trường hợp này nếu các loại trái phiếu của công ty hoặc của các thị trường mới nổi chính là thành phần căn bản của các khoản vay có đảm bảo được chứng khoán hóa dưới dạng trái phiếu CDOs thì gọi là CBO (tiếng Anh gọi là collateralized bond obligation. Còn nếu cách gói vay mượn từ nhà băng chính là thành phần căn bản của các khoản vay có đảm bảo được cổ phần hóa dưới dạng trái phiếu CDOs thì gọi là CLO (tiếng Anh gọi là collaterialized loan obligation).
3. Ưu điểm và nhược điểm của các hình thức chứng khoán hóa
3.1. Ưu điểm
Hay còn gọi là lợi ích, hành động cổ phẩn hóa bao gồm một số lợi ích như sau:
– Hình thức này làm cho dòng tiền được trôi chảy hơn và không ngừng nghỉ. Nhằm mục tiêu đưa nguồn vốn đến với các chủ thể của một nền kinh tế nhanh chóng và kịp thời hơn hơn. Ưu điêm này đặc biệt quan trọng nếu như các chủ thể này lại đồng thời cũng chính là chủ nhân cơ sở của những loại gói vay thế chấp thành phần (hay còn gọi là các tài sản cơ sở).
Nhờ có định chế cổ phần hóa thì dòng tiền vốn của nền kinh tế được liên tục di chuyển nhanh chóng mà không phải dựa trên bất kì gói vay mượn nào ở thời điểm hiện tài nhờ vào việc là các gói vay nợ này có tính chất giống nhau, cả về lãi suất lẫn thời hạn vay của những ngân hàng thương mại trên thị trường. Về một mặt khác thì hình thức cổ phần hóa cũng là một hình thức để kêu gọi, huy động vốn nhàn rồi từ nhiều nhà đầu tư mới và nhà đầu tư các nhân. Làm cho đồng tiền không bị nằm yên vô nghĩa, sinh ra được thêm lợi nhuận (có khi còn là lãi cao) để thúc đẩy cho nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ.
– Quá trình chứng khoán hóa không gì khác ngoài là một công cụ hỗ trợ cho những chủ nợ (thường là ngân hàng) thu hồi được lượng tình đã cho vay nhanh chóng, từ đó nhanh có dòng tiền mới để tái đầu tư, tăng tỉ suất lợi nhuật trong tương lai và tối ưu nhất về mặt chi phí. Còn đói với các nhà đầu tư mua các loại trái phiếu khoản nợ này so với các loại trái phiếu chính phú, trái phiếu doanh nghiệp theo kiểu truyền thống sẽ có nhiều lợi hơn.
Bởi vì khi sở hữu các loại trái phiếu chính phú, trái phiếu doanh nghiệp theo kiểu truyền thống theo định kỳ cố định 1 năm hoặc 6 tháng, … thì đến kỳ chỉ nhận được phần lãi suất, phải chờ đề hết thời hạn trái phiếu mới nhận được về phần vốn. Trong khi đó khi sở hữu trái phiếu được cổ phần hóa theo dạng này thì cả phấn vốn và lời đều được trả đều định kỳ hằng tháng giúp cho các nhà đầu tư nhanh chóng thu hồi vốn để tiếp tục tái đầu tư.
– Quá trình cổ phần hóa giúp cho các nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn để bổ sung vào danh mục đầu tư của mình làm cho nó phong phú hơn, tối ưu lợi nhuận bằng cách đã tạo ra thêm ba loại tài sản tài chính khác so với các loại tài sản tài chính thông dụng truyền thống đã có sẵn trên thị trường Khi cổ phần hóa các khoản nợ nó còn giúp cho nên kinh tế có thêm tính thanh khoản đê các ngân hàng, chủ nợ có thêm lựa chọn về cách thu hồi vốn hiệu quả, gọi vốn cho những dự án tái đầu tư một cách liên tục mà không sợ bị gián đoạn do bị chôn vốn.
– Đây là một quấ trình nhằm mục đích chuyển hóa trách nhiệm và chia nhỏ về rủi ro mà số ít chủ nợ ban đầu phải chịu, giờ đây được chia đều cho nhiều nhà đầu tư thông qua hình thức cổ phiếu hóa. Nhờ vậy mà chất lượng của các gói tín dụng được tăng cao hơn và giúp làm giảm tối đa rủi ro hơn cho số ít cho các gói hỗ trợ vay thế châp.
– Còn đối với nhà đầu tư mua trái phiếu các khoản vay, tuy rủi ro là có nhưng đồng thời lại được đảm bảo do các loại tài sản này được quản lý bởi 1 bên thứ ba chịu trách nhiệm (tiếng Anh gọi những người quản lý thuộc bên thứ ba này là asset manager). Ngoài ra còn có một số chuyên gia hỗ trợ và những tổ chức đánh giá thứ hạng tín dụng (tiếng Anh gọi là rating agencies) hỗ trợ tư vấn để tái cơ cơ nguồn vốn đồng thời giúp cho các trái phiếu này có thứ hạng tín dụng tăng cao hơn so với thứ hạng cũ bởi các khoản nợ cơ sở thành phần.
3.2. Nhược điểm
Nhược điểm ở đây chính là rủi ro mà các nhà đầu tư phải chịu
– Do có cơ sở là từ các khoản vay, nên các con nợ được phép trả dứt nợ trước hạn, từ đó dẫn tới tỉ suất lợi nhuận từ các trái phiếu này có khả năng bị rút ngắn thời hạn và giảm lợi nhuận so với tính toán ban đầu.
– Có rủi ro bị vỡ nợ nếu như người vay tiền không còn khả năng chi trả.
4. Lời kết
Trên đây là những thông tin cần thiết về định chế tài chính này, hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu được chứng khoán hóa là gì và những ưu, nhược điểm của nó đối với thị trường tài chính. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này và ủng hộ trang web của chúng tôi.
Tổng hợp: kinhnghiemchungkhoan.com