CE trong chứng khoán là gì và cách tính như thế nào?

CE trong chứng khoán là gì? Đây là khái niệm về giá trần trong bảng giá của thị trường chứng khoán. Dù không còn xa lạ đối với nhiều người, nhưng chỉ với những nhà đầu tư có mối quan tâm thực sự mới hiểu được hết ý nghĩa và những quy tắc vàng xoay quanh nó.

CE trong chứng khoán là gì?

CE (Ceiling) là giá trần của cổ phiếu hay chính là mức giá cao nhất được quy định mà chúng ta có thể mua hoặc bán cổ phiếu trong các phiên giao dịch. Nó sẽ được hiển thị bởi các dãy số màu tím trong bảng chứng khoán điện tử chúng ta thường thấy.

Ví dụ: Trên sang chứng khoán HOSE, trong phiên giao dịch ngày hôm qua tại thời điểm đóng cửa giá của mã cổ phiếu BVH là 79.800 VND trên mỗi cổ phiếu. Thì giá trần ngày hôm nay của mã cổ phiếu BVH sẽ là 85.300 VND trên mỗi cổ phiếu (Vì trên sàn HOSE phần trăm biên độ giao động được quy định là 7%) 

ce là gì trong chứng khoán
Giá trần cổ phiếu

Để có thể nắm rõ được “CE là gì trong chứng khoán” thì đầu tiên các nhà đầu tư cần hiểu rõ và chắc chắn hơn về bảng giá chứng khoán, cách đọc bảng giá chứng khoán. Trên các bảng giá chứng khoán sẽ xuất hiện một vài thông số thường gặp như sau:

  • Những sản phẩm mà các nhà đầu tư mua hoặc bán được gọi là mã chứng khoán, thông thường được gọi là cổ phiếu.
  • Giá tham chiếu: Mức giá chốt cuối cùng của phiên giao dịch trước. Nó và phần trăm biên độ giao động của mỗi sàn sẽ quyết định giá trần và giá sàn của mã cổ phiếu đó trong ngày hôm nay.
  • Giá trần – Chính là CE mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên và có màu xanh lam…
  • Bên mua: Có 3 cột tương ứng với bên mua (khối lượng mua, mua và giá mua)
  • Bên bán: Có 3 cột tương xứng với bên bán (khối lượng bán, bán và giá bán)
  • Khớp lệnh, giá khớp: gồm 3 cột thể hiện thực trạng tăng giảm
  • Giá cổ phiếu hiện tại
  • Bên cạnh đó còn nước ngoài mua (NN mua), nước ngoài bán (NN bán)… 
ce là gì trong chứng khoán
Bảng chứng khoán điện tử

Giá trần, giá tham chiếu và giá sàn

Trong bảng giá của chứng khoán, hiển nhiên sẽ bắt gặp các ký hiệu về nhiều mức giá khác nhau như giá trần, giá sàn và giá tham chiếu. Nhưng chỉ khi các nhà đầu tư thực sự hiểu rõ hết về ý nghĩa của những loại giá này mới giao dịch nhanh chóng và nắm bắt được tình hình thị trường.

Về hình thức nhận dạng:

  • Giá sàn: xanh dương
  • Giá tham chiếu: vàng
  • Giá trần: Nó sẽ được hiển thị bởi các dãy số màu tím trong bảng chứng khoán điện tử chúng ta thường thấy

Về ý nghĩa: 

  • Giá trần chúng ta có thể hiểu là mức giá tối đa của một cổ phiếu hay chính là mức giá cao nhất được quy định mà chúng ta có thể giao dịch
  • Giá sàn chúng ta có thể hiểu là mức giá tối thiểu của một cổ phiếu hay chính là mức giá thấp nhất được quy định mà chúng ta có thể giao dịch
  • Giá tham chiếu là mức giá chốt cuối cùng của phiên giao dịch trước. Nó và phần trăm biên độ giao động của mỗi sàn sẽ quyết định giá trần và giá sàn của mã cổ phiếu đó trong ngày hôm nay.

Ý nghĩa của CE trong chứng khoán là gì?

Nếu đã biết CE là gì trong chứng khoán rồi thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của nó.

Nó quyết định trực tiếp đến thời điểm mua hay là bán cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch. Nhờ vào sự biến động của giá cổ phiếu và giá trần mà nhà đầu tư có thể biết được nên mua hay nên bán loại cổ phiếu nào, điều này quyết định thắng thua trong suốt quá trình giao dịch cổ phiếu. Ý nghĩa quan trọng hơn của nó là đặt ra một giới hạn về giá của cổ phiếu, không để nó chịu ảnh hưởng từ các tác động của thị trường mà thay đổi quá nhiều.

ce là gì trong chứng khoán
Ý nghĩa của CE trong chứng khoán

Cách tính CE trong chứng khoán

Có nhiều khả năng, các nhà đầu tư đều có chung một thắc mắc đó là giá trần- CE có từ đâu và làm thế nào có thể tự tính được giá trần CE.

Những chỉ số hay mức giá liên quan đến CE đều có công thức tính riêng như sau:

Cách tính CE:

CE = Giá tham chiếu + Giá tham chiếu x Phần trăm biên độ giao động

Giá tham chiếu: là mức giá cuối cùng của cổ phiếu ở lần phiên dịch gần nhất và để nhận biết được thì giá tham chiếu hiển thị bởi các chữ số có màu sắc là màu vàng.

Biên độ giao động: Mức biên độ giao động sẽ do bên sàn quy định như HOSE thì biên độ là 7% tuy nhiên các sàn khác thì có mức quy định khác nhau như sàn HNX là 10% và UPCOM 15%.

Quy tắc làm tròn

Giá tham chiếu trên bảng giá chứng khoán có màu vàng, và biên độ dao động cho thấy sự tăng giảm trong giá cổ phiếu ở một tỷ lệ nào đó. Bình thường, không phải lúc nào các giá trị hiển thị trên bảng chứng khoán điện tử mà chúng ta quan sát được cũng là các giá trị chẵn. Nên sau một vài các bước tính toán, khi tính xong thì CE sẽ là một giá trị khá lẻ nên các nhà đầu tư sẽ cần một bước nữa để có được các giá trị chẵn. Bước tính toán mình định nói chính là giải pháp làm tròn số để đơn giản hơn trong khi phân tích và tính toán các giá cổ phiếu khác. 

Muốn làm tròn CE-giá trần ta phải chú ý các điểm đã được quy định tùy từng sàn giao định. Mỗi sàn sẽ lại có một quy định làm tròn riêng, tuy nhiên phương pháp chung nhất chúng ta có thể áp dụng để làm tròn giá trần sẽ bao gồm các bước sau :

  • Làm tròn giá trị biên độ phải tuân theo bước giá chia hết mà sàn chứng khoán đã  quy định
  • Khi nhân giá trị biên độ với phần trăm biên độ giao động phải lớn hơn giá tham chiếu

Vận dụng 

Những vận dụng của CE trong chứng khoán là gì? Đến đây chắc hẳn chúng ta cũng đã biết được tầm quan trọng của CE trong việc giao dịch chứng khoán. Nó quyết định trực tiếp đến thời điểm mua hay là bán cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch. Không những thế, nhờ vào CE mà nhà đầu tư có thể biết được nên mua hay nên bán loại cổ phiếu nào trong ngày. Để làm được quan trọng nhất là học được cách tính CE thông qua giá tham chiếu và biên độ giao động. Còn lại việc có mua hay bán cổ phiếu hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào sự sáng suốt, các chiến lược và khả năng phán đoán của nhà đầu tư tài chính.

Ví dụ trường hợp bán cổ phiếu thì nhà đầu tư chứng khoán cần phải chú ý đến giá trần để so sánh với giá tham chiếu. Các con số hiển thị trên bảng chứng khoán điện tử sẽ thay đổi mà không tuân theo bất kỳ quy tắc nào. Vì vậy việc của các nhà nghiên cứu tài chính là quan sát giá, khi mà giá cổ phiếu đã tăng liên tiếp đến một ngưỡng nhất định hay còn gọi là tăng trần. Khi đó nhà nghiên cứu sẽ phải đưa ra quyết định sáng suốt nhất trong việc bán cổ phiếu, điều này quyết định thắng thua trong suốt quá trình giao dịch cổ phiếu.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về CE mà chúng tôi tổng hợp được nhằm giúp các bạn đang tìm hiểu về ce trong chứng khoán là gì, nghe có vẻ dễ hiểu tuy nhiên không đơn giản như vậy. Vì vậy để biết rõ và cặn kẽ về CE thì buộc rất nhiều người cần tìm hiểu nhiều về chứng khoán, nổi bật nhất  là nên nắm các từ chuyên ngành trên bảng giá chứng khoán để biết tình hình và mức giá cổ phiếu trên thị trường.