BVPS được các công cụ quan trọng với các nhà giao dịch thực hiện phân tích trước khi ra quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán. Vậy chỉ số BVPS là gì. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để xem xét chỉ số BVPS và xem chỉ số này hoạt động như thế nào và nó mang lại được giá trị gì cho nhà đầu tư khi sử dụng nhé.
1. BVPS là gì?
BVPS viết tắt của book value per share, đây là tỷ số được sử dụng để so sánh vốn chủ sở hữu của một cổ đông phổ thông của một công ty với số lượng cổ phiếu đang được lưu hành. Khi công ty giải thể thì đây là khoản tiền mà các cổ đông có thể nhận được.
BVPS – giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu được các nhà đầu tư sử dụng rộng rãi để định giá tương đối và thường sẽ được dùng để so sánh giá trị thị trường của một công ty trên mỗi cổ phiếu.
Khi tỷ lệ BVPS của một công ty cao hơn giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu thì cổ phiếu này đang có giá thấp, cổ phiếu này đang được giao dịch thấp hơn mức giá mà thị trường xác định.
Vì vậy, đây là chỉ số mà nhà giao dịch có thể xem xét để biết được cổ phiếu đang được định giá thấp hay đang được định giá quá cao hơn so với giá trị thực và giúp các nhà đầu tư hiểu được các thức các cổ phiếu này hoạt động.
Trong trường hợp giá cổ phiếu của một công ty giảm dưới mức tỷ lệ BVPS của công ty thì một nhà đầu tư đánh giá cao công ty có thể kiếm được lợi nhuận phi rủi ro bằng việc có thể mua lại được công ty này. Nếu tỷ lệ BVPS là âm, khi khoản nợ phải trả của công ty lớn hơn mức giá trị của những tài sản của công ty thì trong trường hợp này gọi là mất khả năng thanh toán bảng cân đối kế toán.
2. BVPS hoạt động như thế nào?
Thông thường các nhà đầu tư giá trị sẽ rất quan tâm đến chỉ số BVPS này và họ có thể sử dụng BVPS để xem xét được giá trị và giá của những cổ phiếu của công ty có đang bị sai giá, cao quá hoặc đang có giá thấp hơn, hay đang được cân bằng.
BVPS có thể cao hoặc thấp hơn với giá trị thị trường, và khi có sự chênh lệch này thì nhà giao dịch có thể đưa ra được quyết định giao dịch dao cho mình có được vị thế mua hoặc bán để có thể chốt được lời cao nhất cho mình.
Hãy hình dung là công ty sẽ có vốn chủ sở hữu trị giá 30 triệu USD, cổ phiếu ưu đãi trị giá 5 triệu USD và trung bình 5 triệu cổ phiếu đang được công ty lưu hành. Cách tính BVPS đối với công ty này được thực hiện như sau:
BVPS = (20 triệu USD – 5 triệu USD) + 5 triệu cổ phiếu đang được lưu hành = 3 triệu USD (BVPS – giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu).
3. Cách tính BVPS
Để tính giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu – BVPS, thì các nhà giao dịch phải tính được giá trị sổ sachs hay còn gọi là BV, sau đó có thể lấy kết quả vừa tính được chia cho số lượng cổ phiếu phổ thông đang được công ty niêm yết.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông, thì khi thực hiện tính bạn phải trừ đi phần vốn chủ sở hữu của những cổ đông ưu đãi trong tổng vốn chủ sở hữu. Khi nhà phân tích không thực hiện tính thì tỷ lệ BVPS sẽ bị khống lên và cho ra kết quả không có sự chính xác cao.
Điều quan trọng khi thực hiện BVPS là các nhà phân tích cần xem xét được lượng cổ phiếu đang được lưu hành khi tính trong phép tính của BVPS. Đôi khi có thể trong ngắn hạn, sự mua bán cổ phiếu có thể làm cho kết quả bị sai lệch và làm ảnh hưởng đến việc dự đoán chiến lược đầu tư của các nhà giao dịch.
4. Hạn chế của chỉ số BVPS
Một trong những hạn chế của giá trị sổ sách trên những cổ phiếu – BVPS là chính nó sẽ không thể biết được nhiều việc hơn khi nhà đầu tư chỉ thực hiện mỗi chúng trong quá trình phân tích. Do đó, các nhà giao dịch cần thực hiện so sánh chỉ số BVPS này với những giá trị thị tường và kết hợp nhiều chỉ số khác để có thể xác định được chính xác và có kết quả cao.
Chỉ số BVPS cho biết được những két quả hoạt động kinh doanh của một công ty. BVPS sẽ cho biết được tình hình tài chính hiện tại của công ty đó trong thời điểm hiện tại.
Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu – BVPS sẽ có được lợi ích đối với những công ty có nhiều tài sản về vật chất hơn. Những công ty có sản phẩm tồn kho hoặc những sản phẩm hiện chưa được xuất thì vẫn có thể tính vào BVPS.
Mặc dù BVPS có lợi cho những công ty có nhiều tài sản về vật chất nhưng ngược lại thì nó cũng hạn chế với những công ty công nghệ chuyên sản xuất những phần mềm hoặc những dịch vụ mà họ không tạo ra những sản phẩm vật chất để lưu trữ, họ cũng không cần những sản phẩm đắt tiền để có thể sử dụng trong quá trình sản xuất này.
Vì những sản phẩm không phải là vật chất lưu trữ thì không được tính vào BVPS trong công ty.
5. Những cách để doanh nghiệp tăng tỷ lệ BVPS
Một trong những cách được ứng dụng nhiều với những công ty hiện nay đó là họ có thể áp dụng một khoản thu nhập mà họ thu được để mua lại những tài sản có thể làm tăng được nguồn vốn chủ sở hữu của họ cùng với BVPS.
Những công ty cũng có thể sử dụng khoản thu nhập để giảm đi những khoản nợ phải trả, điều này cũng có thể dẫn đến việc gia tăng được tỷ lệ BVPS và tăng khoản vốn chủ sở hữu chung.
Hoặc các công ty cũng có thể tăng BVPS bằng việc công ty có thể mua lại cổ phiếu phổ thông từ những cổ đông và cũng có nhiều công ty cũng đã sử dụng thu nhập của họ để mua lại những cổ phiếu này.
Book value per share – BVPS được nhiều nhà giao dịch sử dụng và nó cũng đóng một phần quan trọng trước khi các nhà giao dịch thực hiện quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán vì biết được giá trị của những cổ phiếu đó.
BVPS có thể là cách tốt để nhà giao dịch lựa chọn được những cổ phiếu được định giá thấp trên thị trường hiện nay, tuy nhiên nó cũng có thể không phải là một lựa chọn tốt, vì thị trường tài chính luôn có những biến động mà các nhà đầu tư họ cũng không thể đoán trước được.
BVPS sẽ chỉ cho nhà đầu tư biết được trong thời điểm hiện tại thì cổ phiếu này đang được định giá quá cao hoặc thấp để xác định vị thế đầu tư và để hiệu quả hơn thì các nhà giao dịch có thể kết hợp với nhiều yếu tố phân tích khác như là hồ sơ về thu nhập của công ty để việc xác định cổ phiếu trước khi đầu tư có được hiệu quả cao hơn.
6. Lời kết
BVPS thực sự là một công cụ phân tích hữu ích cho các nhà giao dịch vì họ có được cái nhìn thực tế hơn về giá trị vốn chủ sở hữu của một công ty. Biết được cổ phiếu nào đang có giá cao hơn hoặc thấp hơn, nó rất có hiệu quả cho nhà đầu tư giá trị. Do đó, ta thấy được tầm quan trọng của BVPS với các nhà đầu tư. Hy vọng những thông tin về BVPS trên giúp bạn hiểu được BVPS là gì. Chúc bạn có các giao dịch chứng khoán hiệu quả.