Blockchain là gì? Ưu điểm và nhược điểm của blockchain

Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì blockchain xuất hiện đã tạo nên một xu hướng mới đem lại rất nhiều lợi ích cho mọi lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Blockchain giúp bảo mật những dữ liệu giao dịch tài chính và tránh những rủi ro về hacker xâm nhập. Cùng tìm hiểu chi tiết về blockchain là gì, những ưu điểm và nhược điểm, ứng dụng khi có công nghệ này trong đời sống nhé.

1. Blockchain là gì?

Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số được chia sẻ và không thể thay đổi tạo điều kiện cho việc ghi lại những giao dịch hay theo dõi tài sản trong một mạng lưới kinh doanh. Hay còn gọi là công nghệ cơ sở dữ liệu sáng tạo trung tâm của gần như tất cả đồng tiền điện tử.

Những tài sản mà bạn thường thấy có thể là tài sản vô hình hoặc tài sản hữu hình ví dụ như ngôi nhà, tiền mặt, đất đai và những tài sản như bằng sáng chế, sở hữu trí tuệ,… Tất cả sản phẩm có giá trị đều được theo dõi và giao dịch trên một mạng lưới có blockchain

Đây là một nền tảng đầy hứa hẹn vì blockchain có thể làm giảm được rủi ro và chi phí khi thực hiện. Đồng thời đem đến sự minh bạch trong mỗi giao dịch được thực hiện. 

Nhờ có blockchain mà các giao dịch trong thị trường tiền điện tử và những giao dịch NFT quyền sở hữu hoặc những hợp đồng thông minh Defi có thể được ghi lại một cách an toàn. Và nếu có một tin tặc họ muốn tham gia vào hệ thống blockchain thì họ sẽ phải thay đổi mọi khối ở trong chuỗi và ở mọi hình thức phân tán của chuỗi.

Blockchain
Blockchain là gì?

2. Blockchain hoạt động như thế nào?

Blockchain có cấu trúc bao gồm nhiều khối liên kết lại với nhau và những khối này được tạo ra và liên kết với những khối trước trong chuỗi blockchain.

Khi các nhà đầu tư thực hiện một giao dịch trên hệ thống thì những thông tin về giao dịch của khách hàng sẽ được hệ thống ghi lại theo một bản ghi và được đồng thuận theo hệ thống Blockchain.

Sau đó, những bản ghi được hệ thống thực hiện và sắp xếp lại thành một block thông tin riêng. Và nhờ vào sự kết nối của Previous Hash nên những khối được tạo ra sẽ được liên kết với nhau và sẽ thành lập nên một chuỗi khối Blockchain

Khi khối được thành lập đầu tiên thì nó sẽ là chuỗi số 0 và nó gọi là Genesis Block. Mỗi block sẽ có 3 phần. 3 phần này đó là Data, Hash và Mã hash của khối Blockchain trước đó.

Cụ thể:

  • Data là những bản ghi được Blockchain ghi lại và bảo vệ bằng những thuật toán có sẵn của Blockchain
  • Hash, được định nghĩa là mã hàm băm của Blockchain và nó sẽ không giống nhau và những ký tự sẽ được tạo một cách hiển nhiên. Những hash sẽ đại diện cho một block và mã hóa bằng những thuật toán của Blockchain. Khi có những sự thay đổi trong những khối Blockchain thì hash sẽ giúp người dùng nhận diện được.
  • Mã hash của khối Blockchain trước đó giúp nhận biết được khối nào được hình thành trước và khối nào được hình thành sai và liên kết lại với nhau.
Blockchain
Cách hoạt động của một Blockchain

3. Ứng dụng của Blockchain

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì công nghệ Blockchain đã mang đến nhiều lợi ích trong nhiều lĩnh vực trong xã hội hiện nay.

  • Trong lĩnh vực điện tử thì Blockchain rất phổ biến. Những người tham gia đầu tư trong thị trường điện tử sẽ biết đến Blockchain. Khi nhà đầu tư thực hiện những giao dịch đầu tư tiền điện tử thì những giao dịch này sẽ được Blockchain lưu lại. Và ngày càng có nhiều người tham gia và thực hiện giao dịch nên Blockchain ngày càng được phổ biến hơn.
  • Trong lĩnh vực ngân hàng thì khi thực hiện xử lý những giao dịch tiền tệ như đồng tiền fiat USD, EUR. Khi ứng dụng công nghệ vào những giao dịch này thì những giao dịch được thực hiện với tốc độ nhanh hơn và những thao tác xác minh cũng nhanh hơn.
  • Bên cạnh đó thì những người muốn ghi lại và thực hiện chuyển giao quyền sở hữu giữa những tài sản khác nhau thì họ cũng có thể sử dụng Blockchain
  • Hợp đồng thông minh cũng có thể ứng dụng Blockchain để thực hiện. Khi có những điều kiện được đáp ứng hợp đồng sẽ được thực hiện tự động
  • Ngoài ra thì Blockchain có thể được ứng dụng trong việc giám sát chuỗi cung ứng, khi hàng hóa cung ứng được dịch chuyển thì những thông tin về hàng hóa được quản lý an toàn để hàng hóa có thể đi đến nơi khác trên thế giới và công việc giám sát hàng hóa được hiệu quả hơn.
  • Công nghệ Blockchain còn được ứng dụng để phòng chống gian lận trong những trường hợp bỏ phiếu giúp cho việc bỏ phiếu được diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.

Ngoài ra thì công nghệ Blockchain còn được ứng dụng trong sản xuất, trong thương mại điện tử, trong y tế, ngành giáo dục, nông nghiệp, giải trí,…Do đó, ta có thể thấy được mức độ phổ biến của nền tảng này trong mọi lĩnh vực của đời sống hiện nay.

Blockchain
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau

4. Ưu điểm và nhược điểm của Blockchain

Qua những ứng dụng mà Blockchain có thể đem lại mà bài viết đã giới thiệu ở trên thì Blockchain có những lợi ích cụ thể gì. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây:

  • Khi có Blockchain thì các giao dịch được thực hiện chính xác hơn và có thể giảm thiểu được rủi ro và tránh được những lỗi khác nhau.
  • Không cần có một bên thứ 3 để thực hiện xác nhận hay hoàn thành một việc gì đó. Nên có thể tiết kiệm được thời gian thực hiện và chi phí 
  • Bảo mật an toàn hơn, công nghệ Blockchain được áp dụng nên những giao dịch được thực hiện an toàn và hầu như không có ai có thể thực hiện được những hành động gian lận được. Nếu muốn thực hiện hành động hack thì hacker phải thực hiện xâm nhập vào tất cả những nút trong Blockchain và thực hiện thay đổi hầu hết những dữ liệu có trong sổ cái
  • Ngoài ra khi sử dụng Blockchain thì những giao dịch chuyển tiền cũng được thực hiện hiệu quả hơn kể cả chuyển tiền quốc tế.

Bên cạnh những ưu điểm của công nghệ Blockchain mang lại thì cũng có những nhược điểm khi sử dụng đó là:

  • Khi xử lý những giao dịch thì tốc độ còn hạn chế, chỉ xử lý được 4,6 giao dịch mỗi giây nên nó bị giới hạn và phụ thuộc vào một mạng lưới khác để thực hiện giao dich
  • Khi sử dụng thì người tham gia cần phải thực hiện thanh toán khoản phí năng lượng cao, đôi khi tạo áp lực lên môi trường và khi thực hiện giao dịch sẽ mắc hơn
  • Những người tham gia có thể bị mất cắp tài sản, ví dụ như là  mã khóa không được đảm bảo an toàn hay mã khóa bị đánh cắp gây ảnh hưởng đến tài sản và ảnh hưởng đến dự truy cập vào tài khoản của họ. Do đó, khi thực hiện cần đảm bảo tài khoản sử dụng được bảo mật an toàn.
  • Đôi khi còn xảy ra những trường hợp xâm nhập của những tội phạm mạng gây ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người tham gia. Và những hành động này cũng rất khó có thể theo dõi và giải quyết.

5. Lời kết

Với những thông tin cơ bản về blockchain được bài viết chia sẻ bạn cũng đã biết được Blockchain là gì, những ưu điểm cũng như là nhược điểm của Blockchain. Và bạn cũng đã có thể tìm hiểu những kiến thức về những tài sản tiền điện tử để thực hiện đăng ký tài khoản giao dịch. Hy vọng bạn sẽ tìm được một sàn giao dịch uy tín và có được những giao dịch đầu tư tiền điện tử thành công.