Big Data là gì? Tầm quan trọng của Big Data với doanh nghiệp

Thế giới công nghệ đã rất phát triển hiện nay nó làm thay đổi nhiều mặt về đời sống, kinh tế xã hội và cả con người. Các thiết bị được sản xuất và sử dụng ngày càng lớn, dữ liệu cần được lưu trữ cũng lớn dần theo. Vì vậy cần có một công nghệ thông minh để lưu trữ, phân tích những dữ liệu lớn này, đó là Big Data. Vậy Big Data là gì? Nó hoạt động như thế nào? Những lợi ích và nhược điểm của nó mang lại là gì? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Big Data là gì?

Big Data là một tập hợp các công nghệ được tạo ra để lưu trữ đồng thời phân tích và quản lý các dữ liệu lớn có cấu trúc phức tạp của người dùng. Nó được sử dụng đa dạng trong các lĩnh vực như nông nghiệp, y học, lĩnh vực tài chính và mọi lĩnh vực khác.

Big Data là gì? Tầm quan trọng của Big Data với doanh nghiệp
Bigdata là gì?

Hệ thống xử lý và kho lưu trữ Big Data đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức, doanh nghiệp. 

Bigdata được đặc trưng bởi ba chữ V đó là:

  • Khối lượng (volume): có khối lượng lớn dữ liệu trong nhiều lĩnh vực được lưu trữ. Những data truyền thống sẽ sử dụng những kích thước quen thuộc như MB, GB, TB, nhưng đối với Big Data thì sẽ sử dụng petabyte, zettabyte để lưu trữ dữ liệu.
  • Sự đa dạng (variety): có nhiều loại dữ liệu thường xuyên được lưu trữ với các hình thức khác nhau.
  • Tốc độ xử lý (velocity): các dữ liệu được xử lý và phân tích với tốc độ xử lý cực nhanh. Các doanh nghiệp và các tổ chức phải khai thác hết được những dữ liệu này đồng thời tạo ra những thông tin từ dữ liệu lớn này, nếu không nó không hữu ích lắm.

Tốc độ nhanh chóng giúp họ ra quyết định nhanh chóng và có được sức ảnh hưởng trong cạnh tranh.

Các đặc điểm của bigdata được tạo ra bởi Doug Laney, hoạt động đầu tiên vào năm 2001. Sau này được hệ thống này được bổ sung thêm những chữ V khác để mô tả về bigdata này như tính xác thực (veracity), giá trị (value) và tính thay đổi (variability). 

2. Các loại Big Data

Ngày nay có rất nhiều loại Big Data được tạo ra dữ liệu với tốc độ nhanh chóng. Nhưng có 3 loại chính đó là:

  • Loại cấu trúc: những dữ liệu bạn có thể lưu trữ, phân tích, truy cập và xử lý chúng được gọi là dữ liệu cấu trúc. Những thông tin có tổ chức cao được lưu trữ và có thể truy cập một cách dễ dàng, liền mạch. 

Ví dụ như bảng cấu trúc nhân viên trong công ty, bạn có thể xem được những thông tin cơ bản về các nhân viên và các phòng bạn mà nhân viên đó đang hoạt động và nhiều loại thông tin liên quan khác.

  • Loại không có cấu trúc: bao gồm những dữ liệu không được xác định và không được phân loại. Loại này có kích thước lớn và không có cấu trúc ví dụ như âm thanh, hình ảnh, video,…
  • Loại bán cấu trúc: loại dữ liệu này liên quan đến dữ liệu chứa cả 2 loại trên. Mặc dù loại này chưa được sắp xếp theo một cơ sở dữ liệu cụ thể nhưng nó có các thẻ và những thông tin cần thiết để tạo lập các thành phần dữ liệu ở bên trong.

3. Big Data hoạt động như thế nào?

Với những đặc trưng của Big Data được kể ra thì ta thấy được sự đa dạng của nó làm cho nó trở nên phức tạp hơn. Nhưng để hiểu về nó, nếu bạn càng biết nhiều thì việc đưa ra quyết định hoặc tìm ra giải pháp lại dễ dàng hơn cho doanh nghiệp của bạn.

Big Data là gì? Tầm quan trọng của Big Data với doanh nghiệp
Cách Big Data hoạt động

Những hành động mà Big Data thực hiện để lên một kế hoạch cho doanh nghiệp và xây dựng một hệ thống bao gồm sự liên kết, quản lý và phân tích

Sự liên kết: Big Data được thu thập dữ liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau vì vậy nó có một thách thức lớn là tập hợp lại các khối lượng lớn những thông tin đó vào hệ thống của bạn. Sau đó bạn nhận được dữ liệu và có thể xử lý và định dạng theo những gì mà doanh nghiệp bạn yêu cầu, và giúp khách hàng của bạn dễ dàng đọc hiểu.

Quản lý: khi nhận một Big Data bạn cần một nơi để lưu trữ chúng. Bạn có thể lựa chọn lưu trữ trên đám mây hoặc bất kỳ nơi nào theo yêu cầu định trước. .

Phân tích: sau khi bạn nhận được dữ liệu, bạn cần phải phân tích nó để có thể sử dụng được. Bạn có thể lựa chọn những tính năng nào quan trọng được thực hiện để nghiên cứu với khách hàng hoặc chia sẻ với họ.

4. Ví dụ về Big Data

Ứng dụng về Big Data là rất lớn, nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, ví dụ nó có thể dự đoán năng suất hiệu quả phát triển cây trồng cho nông dân, phân tích giao thông hạn chế tắc đường ở một số thành phố lớn, hoặc dự đoán thói quen mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng,….

Dưới đây là một cố ví dụ cụ thể về Big Data trong một số ngành nghề như sau:

  • Trong lĩnh vực tài chính: Big Data được sử dụng để phân tích, dự đoán và phát hiện ra những rủi ro đồng thời phát hiện ra những gian lận, xếp hạng các tín dụng của khách hàng. Ngoài ra các doanh nghiệp tài chính còn sử dụng để bảo đảm an toàn không gian mạng, lưu trữ dữ liệu khách hàng của họ.
  • Trong lĩnh vực y tế: để cải thiện, nâng cao chất lượng về chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, phát hiện và điều chế các loại thuốc mới, tăng cường các phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
  • Trong truyền thông: các công ty giải trí sẽ sử dụng để phân tích các thói quen sử dụng của người tiêu dùng, để đưa ra những gợi ý phù hợp với những nhu cầu của khách hàng, đồng thời tăng doanh thu và số lượng người theo dõi cho doanh nghiệp.
  • Trong nông nghiệp: dự đoán để phát triển và tăng năng suất cây trồng.
  • Ngoài ra còn nhiều lĩnh vực khác như: kinh doanh, thể thao, giáo dục, quảng cáo và bán lẻ, …

5. Lợi ích của Big Data

Big Data có vai trò quan trọng, các cá nhân, doanh nghiệp có thể sử dụng nó để đưa ra những quyết định về tiếp thị về sản phẩm và thương hiệu của mình. 

Big Data là gì? Tầm quan trọng của Big Data với doanh nghiệp
Lợi ích của bigdata trong đời sống

Dưới đây là những lợi ích cụ thể và phổ biến của Big Data:

  • Các doanh nghiệp sử dụng sẽ có khả năng đưa ra những quyết định kinh doanh của mình một cách nhanh hơn và sáng suốt hơn, dựa vào những dự đoán về nhu cầu của khách hàng được cung cấp từ đó có thể điều chỉnh sản phẩm của mình phù hợp với nhu cầu của họ.
  • Có khả năng xử lý, phân tích nhiều dữ liệu hơn với tốc độ nhanh hơn và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong đó có tiết kiệm về thời gian.
  • Tiết kiệm chi phí: giúp các doanh nghiệp có thể xác định các cách kinh doanh hiệu quả hơn
  • Cải tiến sản phẩm: doanh nghiệp có thể hiểu hơn về khách hàng của mình và biết được nhu cầu khách hàng, cải thiện sản phẩm phù hợp với nhu cầu , tăng doanh thu và lợi nhuận.
  • Hiểu về thị trường: theo dõi các hành vi mua hàng của khách hàng và sự thay đổi của thị trường để bắt kịp xu hướng của nó.

6. Lời kết

Với những thông tin về Big Data mà bài viết trên đã chia sẻ, chắc hẳn bạn cũng biết được Big Data là gì. Những lợi ích mà nó mang lại cho đời sống là rất lớn. Nhưng muốn sử dụng hiệu quả bạn phải hiểu rõ về nó. Hy vọng bạn có được những thông tin hữu ích và có thể áp dụng một số lợi ích của nó vào doanh nghiệp của bạn.

Tổng hợp: kinhnghiemchungkhoan.com