Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển nhu cầu con người tăng cao nên việc chi tiêu tài chính là điều tất yếu. Thế nhưng, làm thế nào để chi tiêu khoa học là điều không phải ai cũng thực hiện được. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí 5 cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả để giúp bạn sử dụng tiền đúng mục đích và có khả năng sinh lời.
Quản lý chi tiêu cá nhân là gì?
Trước khi tìm hiểu các cách quản lý chi tiêu cá nhân bạn cần hiểu rõ nó là gì? Đây là quá trình hay một kế hoạch tài chính cho bản thân để biết cách sử dụng tiền sao cho tiết kiệm và hiệu quả. Tránh trường hợp tiêu xài hoang phí và không có mục đích cụ thể.
Khi quản lý chi tiêu tốt sẽ giúp bạn làm chủ được tài chính của mình và đầu tư vào mục đích phù hợp. Đồng thời, khi đã có một khoản tiền nhất định sẽ giúp bạn dễ dàng đầu tư, kinh doanh để mở rộng thêm cơ hội và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, để có thể quản lý được chi tiêu của mình bạn cần có thời gian và từng cấp độ khác nhau theo ngày, tuần, tháng hay thậm chí theo năm tùy vào thu nhập bạn kiếm được.
Hay nói một cách đơn giản, biết quản lý chi tiêu tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn. Đồng thời, hạn chế tối đa các khoản chi tiêu không cần thiết. Mặt khác, quản lý chi tiêu đúng cách sẽ khiến cuộc sống của bạn nhàn nhã hơn, ít rủi ro tài chính khi có các yếu tố bên ngoài tác động đến. Nhất là trong thời điểm dịch bệnh covid 19 như hiện nay.
Nói tóm lại, quản lý chi tiêu cá nhân tốt sẽ mang lại cho bạn những lợi ích sau đây:
- Mang đến cuộc sống ổn định, không quá lo lắng về vấn đề kinh tế.
- Quản lý chi tiêu phù hợp, sử dụng tiền có mục đích và hiệu quả
- Chủ động trong mọi tình huống xấu xảy ra như: Ốm đau, bệnh tật,…
- Làm chủ được tài chính không bị chi phối bởi tiền.
5 cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả nhất hiện nay
Quản lý chi tiêu tưởng chừng như đơn giản nhưng đây lại là vấn đề khá phức tạp và đòi hỏi thời gian cũng như tư duy của bạn. Vậy cách quản lý chi tiêu cá nhân như thế nào cho phù hợp? Bạn có thể tham khảo 5 mẹo mà chúng tôi tổng hợp dưới đây.
Vạch ra mục tiêu sử dụng tài chính rõ ràng
Hầu hết tất cả mọi người đều chi tiêu một cách ngẫu hứng hoặc theo sở thích mà không có tính toán. Đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm có thể khiến nguồn vốn của bạn bị cạn kiệt lúc nào không hay biết. Vì thế, ngay lúc này hãy vạch ra mục tiêu tài chính cho bản thân và xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp.
Ngoài ra, khi xây dựng được kế hoạch chi tiêu rõ ràng không chỉ giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền đáng kể mà còn có động lực phấn đấu cho tương lai.
Phân bổ nguồn tài chính
Điều tiếp theo bạn cần làm là phân bổ chi tiêu sao cho hợp lý. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được bạn cần áp dụng các phương pháp chi tiêu khác nhau. Dưới đây là 3 phương pháp được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao về hiệu quả của nó bạn có thể tham khảo.
- Phương pháp 6 chiếc lọ: Phương pháp này được trích từ cuốn sách “bí mật tư duy triệu phú” của T.Harv Eker. Trong đó, 6 chiếc lọ tương tự cho các khoản chi tiêu khác nhau. Lọ thứ nhất chiếm 55% cho chi phí sinh hoạt ăn uống, điện nước,… 4 lọ tiếp theo chiếm 10% theo thứ tự gồm: Tiết kiệm cho tiêu dùng, tiết kiệm đầu tư, giáo dục đào tạo và các hoạt động vui chơi, làm đẹp cho bản thân. 5% cuối cùng thuộc vào chiếc lọ thứ 6 là khoản tiền để tham gia các hoạt động cộng đồng,…
- Phương pháp Kakeibo Nhật Bản: Đây được xem là phương pháp quản lý chi tiêu được người Nhật áp dụng. Thay vì có 6 chiếc lọ thì Kakeibo mang đến 4 phong bì tương ứng cho các chi phí khác nhau. Bạn chỉ cần vạch ra rõ ràng 4 phong bì riêng biệt cho từng chi phí gồm: Chi phí thiết yếu, không thiết yếu, chi phí đầu tư và chi phí phát sinh.
- Phương pháp 50/20/30: Đây là cách quản lý chi tiêu theo khoản mục cụ thể 50/20/30 tương ứng như sau: Khoản mục thiết yếu, mong muốn và tiết kiệm.
Thay đổi thói quen chi tiêu, mua sắm
Mua sắm là điều cần có trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù vậy, nhưng có thể bạn đang chi tiêu quá đà vào những mục không thật sự cần thiết như mua sắm trực tuyến, săn khuyến mãi,… Bởi vậy, bạn hãy ngồi lại và vạch ra những khoản cần tiêu và những khoản chưa cần thiết để tiết kiệm chi tiêu hợp lý.
Quan trọng nhất, hãy ước tính số tiền bỏ ra như vậy mới có thể quản lý chi tiêu khoa học. Một điều nữa, không nên quá ưa chuộng đồ rẻ, bởi sau thời gian ngắn sử dụng sẽ rất dễ hư hỏng khiến bạn phải thay thế đồ mới. Điều này cũng ảnh hưởng đến tài chính cá nhân.
Học cách tiết kiệm ngay khi có thu nhập
Có nghĩa là ngay khi nhận được khoản tiền nào đó như: Tiền lương, thưởng hay tiền lãi khi đầu tư chứng khoán, kinh doanh,… bạn hãy trích ra một khoản tiết kiệm kể cả ngắn hạn. Cách này giúp bạn hạn chế tiêu tiền không có mục đích và phòng những trường hợp cần sử dụng gấp,…
Tải các phần mềm quản lý chi tiêu
Sử dụng các app quản lý chi tiêu cũng là một trong những cách quản lý chi tiêu cá nhân được nhiều người sử dụng. Phương pháp này vừa đơn giản, dễ sử dụng lại mang đến hiệu quả như mong muốn.
Trong các app chi tiêu, bạn có thể theo dõi quá trình sử dụng tiền của mình. Đồng thời, ghi lại những mục đầu tư, tiết kiệm thông qua những cảnh báo có trên app. Hiện nay có rất nhiều app quản lý chi tiêu, phổ biến và an toàn nhất có thể kể đến gồm: Tnex, Misa, Money Lover hay Mavio,…
Ngoài những phương pháp trên bạn cũng có thể sử dụng nguồn tiền tiết kiệm của mình để gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Hoặc có thể đầu tư vào chứng khoán,… để tăng thêm lợi nhuận.
Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý chi tiêu cá nhân
Ngoài những kinh nghiệm chi tiêu mà chúng tôi đã chia sẻ bạn cần bỏ túi 3 nguyên tắc cơ bản sau đây để quản lý chi tiêu khoa học nhất.
Luôn chi tiêu ít hơn so với thu nhập
Đây là nguyên tắc đầu tiên và cũng quan trọng nhất để bạn biết cách quản lý tài chính. Nếu tiêu ngang bằng với số tiền kiếm được thì bạn sẽ không còn dư. Vì vậy, vạch ra cho mình những khoản mục chi tiêu phù hợp sao cho ít hơn mức thu nhập hiện tại. Chỉ như vậy bạn mới có thể tiết kiệm để chuẩn bị tốt cho tương lai.
Tính toán kỹ càng cho tương lai
Nguyên tắc thứ hai đó là lên kế hoạch cho tương lai. Khi có kế hoạch cụ thể bạn mới cố gắng phấn đấu, lấy mục tiêu làm động lực để tiết kiệm cho tương lai. Ngoài ra, khoản tiền tiết kiệm đó sẽ giúp bạn trang trải cuộc sống sau này kể cả khi ốm đau bệnh tật không mong muốn.
Đầu tư tiền đẻ ra tiền
Nguyên tắc cuối cùng là khiến tiền đẻ ra tiền. Có nghĩa bạn hãy sử dụng đồng tiền tiết kiệm của mình khôn ngoan. Có thể đầu tư vào các kênh an toàn lợi nhuận cao thay vì tiết kiệm với lãi suất thấp.
Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm bạn cần tìm hiểu thật kỹ càng về lợi nhuận và rủi ro nếu có. Từ đó, đưa ra hướng đầu tư sao cho có lãi với mức rủi ro thấp nhất.
Có thể thấy, biết cách quản lý chi tiêu cá nhân sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống hiện tại và tương lai của bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết trên sẽ giúp bạn biết cách quản lý cũng như sử dụng đồng tiền của mình khoa học và thông minh nhất.