Thị trường kinh tế luôn biến động, đòi hỏi nhà đầu tư cần nhạy bén với những tin tức của thị trường, nắm được tình hình kinh tế sẽ giúp bạn có được một cái nhìn chân thực và giúp bạn đầu tư đúng đắn. Trong bài viết này, sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến khái niệm FDI, giúp bạn hiểu được FDI là gì và những lợi ích của FDI và những hạn chế của nó cho các doanh nghiệp nhé.
1. FDI là gì?
FDI viết tắt của Foreign Direct Investment, đây là một khoản đầu tư từ một cá nhân, tổ chức hay một doanh nghiệp ở một quốc gia vào một doanh nghiệp, tập đoàn tại một quốc gia khác nhằm mục đích thiết lập nên một lợi ích lâu dài, bền vững.
FDI được hiểu cụ thể hơn khi sử dụng đó là một quyết định kinh doanh, đầu tư để có được một khoản lợi ích trong một doanh nghiệp nước ngoài hoặc có thể hiểu là tham gia để mở rộng kinh doanh sang nước ngoài.
Những doanh nghiệp, cá nhân tham gia FDI – đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhằm một mục đích đó là kiếm được lợi nhuận và đó cũng là mục đích của FDI – mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư khi họ tham gia.
Những quốc gia khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về số vốn, số tiền mà nhà đầu tư cần thực hiện đóng góp tối thiểu khi tham gia vào FDI để có quyền lợi về điều hành và kiểm soát.
Khi doanh nghiệp nước ngoài mà nhà đầu tư tham gia FDI có kết quả kinh doanh tốt thì nhà đầu tư sẽ nhận được khoản lợi nhuận từ việc tham gia này.
Những đặc điểm nổi bật về việc đầu tư FDI đó là sự vượt trội về công nghệ,thiết bị, nên năng suất tạo ra trong quá trình làm việc được nâng cao hơn một cách rõ rệt.
Khi tham gia đầu tư FDI, nhà đầu tư có thể lựa chọn lĩnh vực đầu tư họ muốn tham gia và địa điểm thích hợp để có thể tạo ra lợi nhuận.
2. Các phương pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư FDI tại các doanh nghiệp nước ngoài hoặc có thể thực hiện đầu tư bằng việc mở rộng kinh doanh của họ tại nước ngoài như đã nói ở phía trên. Ví dụ như là Amazon mở rộng kinh doanh của họ với một trụ sở mới được đặt tại Vancouver.
Ngoài ra, còn có cách đầu tư FDI khác như là tái đầu tư lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư tại nước ngoài. Hoặc trong trường hợp vay cho những công ty con tại nước ngoài. Đó cũng là hình thức đầu tư FDI.
Nhà đầu tư trong nước vẫn có quyền được bầu cử trong một doanh nghiệp nước ngoài. Nhà đầu tư có thể thực hiện những cách như là thực hiện giao dịch mua cổ phiếu của doanh nghiệp, công ty nước ngoài đó; thực hiện sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp; liên doanh với những tập đoàn nước ngoài; hoặc thực hiện kinh doanh bằng việc bắt đầu với công ty con của công ty, doanh nghiệp nước ngoài đó.
3. Lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
FDI mang lại lợi ích cho cả những nhà đầu tư tham gia và cả những doanh nghiệp, công ty nước ngoài.
Những lợi ích mang lại cho các nhà đầu tư FDI như là đa dạng hóa thị trường đầu tư, ưu đãi lớn về thuế, giảm được chi phí lao động, được ưu tiên về thuế quan trong việc xuất nhập khẩu, hưởng trợ cấp,…
Những cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia FDI có thể xác định được tính ổn định cao, thời gian để doanh nghiệp thực hiện đầu tư thường sẽ được kéo dài hơn. Những khoản đầu tư trong nước dần ổn định hơn.
Khi nhà đầu tư tham gia FDI sản xuất trong nước từ đó cũng sẽ phát triển hơn và nợ quốc gia sẽ giảm thiểu và có thể không có. Tạo lợi nhuận và từ đó có thể tăng được ngân sách quốc gia và kinh tế quốc gia dần phát triển hơn.
Đối với nước sở tại, nước nhận đầu tư thì FDI mang lại những lợi ích như là FDI có thể phát triển và tăng trưởng kinh tế, kích thích kinh tế; phát triển nguồn nhân lực; FDI giảm tình trạng thất nghiệp; tập trung vào việc phát triển chuyên môn, kỹ năng và phát triển công nghệ, đảm bảo được công tác quản lý,..
Những lợi ích mà doanh nghiệp tại những nước sở tại họ đều nhắm đến những mục tiêu như là cắt giảm được đáng kể những chi phí khi thực hiện kinh doanh và có thể giảm thiểu được tối đa với những rủi ro có thể xảy đến.
Ngoài ra thì FDI mang lại những lợi ích rõ rệt như là tạo được việc làm cho người lai động, khi người lao động có việc làm, quốc gia đó mới có thể phát triển được và đồng thời FDI giúp tăng những hoạt động, việc làm trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ nên tạo được nhiều công ăn việc làm hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tham gia FDI giảm tỷ lệ thất nghiệp ở trong nước.
Người lao động có việc làm, thu nhập của họ được tăng lên và khiến chi tiêu nhiều hơn, khi đó thúc đẩy nền kinh tế của nước đó phát triển hơn.
Kiến thức, kỹ năng của con người được nâng cao trong quá trình đào tạo, thúc đẩy giáo dục phát triển và có một nguồn vốn nhân lực hiệu quả cho quốc gia đó.
Khi quốc gia có dòng FDI, tỷ giá hối đoái của quốc gia đó sẽ ổn định hơn. FDI sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, phá vỡ những độc quyền trong nước. Khi có những cạnh tranh xảy ra thì những công ty này sẽ tăng cường, cải tiến những quy trình của họ, những sản phẩm họ sản xuất và tạo một sự đổi mới cho người tiêu dùng của họ.
4. Những hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Bên cạnh những lợi ích mà FDI mang lại thì FDI cũng có những hạn chế mà nhà đầu tư nên biết đó là:
- Khi đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được thực hiện thì nó sẽ gây trở ngại cho những đầu tư trong nước. Có một số công ty, doanh nghiệp có thể mất hứng thú khi tham gia đầu tư vào những sản phẩm trong nước họ
- Thay đổi về chính trị tại các quốc gia, những thay đổi này có thể gây khó khăn, cản trở những nhà đầu tư FDI. Tài sản của nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng khi có những thay đổi chính trị liên tục thì sự chiếm đoạt này sẽ xảy ra.
- FDI làm tỷ giá hối đoái có thể âm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi thế của một quốc gia và sự bất lợi của những quốc gia khác.
- Những chi phí khi tham gia đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có thể cao hơn, chi phí đầu tư vào máy móc thiết bị sẽ cao
- FDI đôi khi có thể có rủi ro và không khả thi về mặt kinh tế.
- Hiện vẫn còn nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ ba và lịch sử của nước chủ nghĩa thực dân, FDI có thể dẫn họ đến một chủ nghĩa thực dân thời hiện đại, những nước sở tại có thể bị tổn thất và lo sợ trước sự đầu tư, khai thác của những công ty nước ngoài.
- Có thể bị chỉ trích khi có những hành động thiếu kiến thức khi đầu tư FDI và điều kiện làm việc kém tại những nhà máy, doanh nghiệp nước ngoài.
5. Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về FDI, giúp bạn hiểu được FDI là gì, hiểu được những lợi ích cũng như là những rủi ro của FDI mang lại. Hy vọng những thông tin FDI được chia sẻ trên giúp bạn có thêm kiến thức về tài chính và có thể thực hiện đầu tư được hiệu quả nhất.