Internet of Things là gì? Vai trò và ứng dụng trong đời sống

Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thì mạng internet đã không còn xa lạ đối với con người. Vậy Internet of Things là gì? vai trò và ứng dụng của IoT trong đời sống như thế nào? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Internet of Things. Để giúp bạn biết cách sử dụng và phát huy tối đa chức năng hệ thống một cách tối ưu nhất.

1. Internet of Things là gì?

Internet of Things hay IoT là một mạng lưới vạn vật được kết nối với nhau thông qua Internet. Bao gồm đồ vật, con người được cung cấp một mật mã riêng và có thể truyền tải dữ liệu, thông tin với nhau.. Không cần sự trao đổi trực tiếp giữa con người với nhau hoặc với máy tính.

IoT đã phát triển nhờ vào các công nghệ không dây và quan trọng nhất là mạng internet. Nói một cách dễ hiểu thì Internet of Things tập hợp các thiết bị có thể kết nối lại với nhau bằng Internet để truyền tải một công việc hay mục đích nào đó.

internet of things là gì
niệm của Internet of Things

2. Tìm hiểu cấu trúc và nguyên tắc của Internet of Things

Chắc chắn để thực hiện việc kết nối và truyền tải dữ liệu thì IoT phải có cấu trúc và đảm bảo yêu cầu của hệ thống. Vậy cấu trúc và nguyên tắc như thế nào? Chi tiết có ngay sau đây.

2.1. Cấu trúc Internet of Things

Để kết nối mọi thứ lại với nhau đòi hỏi IoT phải có cấu trúc rất chặt chẽ. Một hệ thống Internet vạn vật này gồm có 4 thành phần chính: 

  • Thiết bị (Things), 
  • Trạm hoặc cổng kết nối (Gateways), 
  • Cơ sở hạ tầng mạng (Network and Cloud).
  • Cuối cùng là bộ phận xử lý các dữ liệu được truyền tải (Services-creation and Solution Layers).

Trong cấu trúc này, các cảm biến đóng vai trò chính giúp tiếp nhận các tín hiệu từ môi trường. Bao gồm mọi chuyển động, ánh sáng, nhiệt độ,… Để chuyển đổi thành một dữ liệu truyền tải trong môi trường internet. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận sẽ được con người xử lý và thay đổi. Quá trình này diễn ra rất nhanh chóng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng cho người dùng.

2.2. Các nguyên tắc của một hệ thống Internet of Things

Khác với hệ thống mạng khác, Internet vạn vật có những yêu cầu rất khắt khe. Đồng thời, phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau mới có thể thiết lập một IoT. Các yêu cầu cần có bao gồm:

  • Kết nối thông qua nhận biết: Một hệ thống trong việc truyền tải dữ liệu gồm con người hay thiết bị được gọi chung là “Things”. Để IoT hoạt động cần có sự hỗ trợ kết nối giữa “Things” và địa chỉ riêng của nó.
  • Khả năng quản lý: Hệ thống Internet of Things có thể tự hoạt động mà không cần tác động của con người. Tuy nhiên, mọi hoạt động hay truyền tải dữ liệu trong hệ thống phải có sự hỗ trợ và quản lý bởi “Things”.
  • Khả năng bảo mật: Trong IoT không chỉ một mà có rất nhiều Things kết nối với nhau. Chính vì điều này nên việc lộ thông tin cá nhân hay dữ liệu rất dễ xảy ra. Vì thế, hệ thống Internet vạn vật luôn đề cao yêu cầu bảo mật lên hàng đầu. Nhằm bảo vệ quyền riêng tư trong quá trình truy cập và truyền tải thông tin.
  • Dịch vụ thỏa thuận: Dịch vụ này có thể xử lý tự động dữ liệu của các “Things” với nhau. Tuy nhiên, dịch vụ này phải được thiết lập bởi người vận hành hoặc do người dùng tùy chỉnh.
  • Yêu cầu cộng tác: Cho phép hệ thống Internet of Things giao dịch trong cùng một mạng lưới dễ dàng, nhanh chóng.
  • Nguyên tắc về tự quản của mạng lưới: Mọi cấu hình hay khả năng tự khắc phục lỗi đều có thể tự bảo vệ. Như vậy, mạng lưới mới thích ứng với nhiều loại thiết bị khác nhau.
  • Khả năng dựa vào vị trí: Điều đặc biệt ở Internet of Things đó là có khả năng tự động nhận biết và theo dõi vị trí. Bởi vậy, mọi dịch vụ đều phải đảm bảo yêu cầu an ninh vì đã được kiểm soát và hạn chế bởi luật pháp.
  • Khởi động và sử dụng: IoT yêu cầu khắt khe về khả năng khởi động và sử dụng của các “Things”. Bắt buộc phải được diễn ra dễ dàng, nhanh chóng.
Cấu trúc của hệ thống IoT
Cấu trúc của hệ thống IoT

3. Những đặc trưng chính của Internet of Things

Hệ thống Internet vạn vật có những nét đặc trưng cơ bản sau đây.

  • Không đồng nhất: Mặc dù hệ thống IoT có thể kết nối với nhau nhờ mạng Internet nhưng chúng lại không đồng nhất. Bởi vì, mỗi loại sẽ có các hệ thống và phần cứng khác nhau.
  • Kết nối liên thông: Đối với hệ thống Internet vạn vật, mọi “Things” đều có khả năng kết nối được với nhau dựa vào một hệ thống cổng thông tin và các dịch vụ liên lạc cố định.
  • Các dịch vụ liên quan đến “Things”: Một trong những đặc trưng cơ bản được đánh giá cao của IoT đó là mọi dịch vụ liên quan đến “Things” đều được hệ thống cung cấp. Trong số đó có thể nhắc đến là quyền riêng tư, thiết bị vật lý và phần mềm.
  • IoT có quy mô lớn: Khác với các kết nối internet thông thường, Internet of Things có quy mô lớn hơn nên mọi thông tin được truyền tải nhanh và mở rộng hơn.
  • Có thể thay đổi linh hoạt: Tất cả các thiết bị trong hệ thống IoT đều dễ dàng thay đổi theo yêu cầu của con người.

4. Vai trò của Internet of Things trong đời sống

Có thể nói IoT là hệ thống giúp cuộc sống thông minh và tiện lợi hơn rất nhiều. Mọi vạn vật kết nối được với nhau giúp các doanh nghiệp nhìn nhận một cách khách quan hơn về thời gian, hiệu suất của máy móc,…

Đặc biệt, dựa vào kết nối này để các nhà đầu tư có thể tự động hóa các quy trình. Đồng thời, đưa ra phương hướng, chiến lược kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo công ty hoạt động tốt hơn, tiết kiệm chi phí sản xuất và minh bạch trong mọi giao dịch.

Do đó, Internet of Things thực sự đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống. Nhằm hỗ trợ, thúc đẩy mọi hoạt động để đưa cuộc sống ngày càng phát triển tốt đẹp.

internet of things là gì
Internet of Things có vai trò quan trọng trong đời sống và kinh doanh

5. Ứng dụng của Internet of Things

Hiện nay, hệ thống IoT có mặt trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống. Nó mang đến những ứng dụng tích cực trong nhiều khía cạnh và đa dạng đối tượng khác nhau. Cụ thể các ứng dụng của Internet vạn vật như sau:

  • Ứng dụng cho doanh nghiệp: Phục vụ cho ngành cảm biến để chăm sóc sức khỏe như: Nhà máy định vị, nhà máy phát điện,.. Và sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp và trong vấn đề về bảo vệ an ninh.
  • Ứng dụng cho người dùng: IoT hỗ trợ người dùng trong việc tìm kiếm, kết nối hay đo lường một cách dễ dàng, tiện dụng. Thậm chí, dựa vào đó con người có thể nhận biết được mức độ ô nhiễm của môi trường bằng các thiết bị thông minh như: Điện thoại, Ipad,..
  • Mua sắm trực tuyến: Con người không cần đến trực tiếp địa chỉ mua sắm mà thông qua hệ thống Internet vạn vật để mua sắm trực tuyến. Vừa nhanh chóng, tiện lợi và đảm bảo chất lượng hàng hóa.
internet of things là gì
Ứng dụng đối với doanh nghiệp và con người của IoT

6. Ưu, nhược điểm của Internet of Things

Bất kỳ một thiết bị thông minh nào cũng có ưu và nhược điểm của nó, IoT cũng không ngoại lệ. 

6.1. Ưu điểm của IoT

  • Truy cập thông tin nhanh chóng, chính xác mọi lúc mọi nơi.
  • Trong tất cả các giao tiếp hay trao đổi đều được kết nối với nhau dễ dàng.
  • Tiết được cả thời gian lẫn mọi chi phí nhờ việc sử dụng mạng Internet.
  • Các công ty, doanh nghiệp nhờ vào quy trình tự động hóa để xây dựng, phát triển chất lượng dịch vụ.

6.2. Nhược điểm của IoT

  • Có thể bị rò rỉ thông tin do kết nối giữa các thiết bị với nhau
  • Các doanh nghiệp phải thu thập và quản lý một hệ thống thiết bị IoT lớn.
  • Mọi thiết bị không thể kết nối khi nếu kết nối xảy ra lỗi từ hệ thống.

Trên đây là những chia sẻ về hệ thống Internet of Things là gì? Vai trò và ứng dụng của IoT. Hy vọng, qua đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về IoT để vận dụng hiệu quả trong đời sống cũng như trong lĩnh vực kinh doanh.

Tổng hợp: kinhnghiemchungkhoan.com