Phương pháp phân tích tương quan trong đầu tư chứng khoán

Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán ngoài những phương pháp phân tích phân kỹ thuật phổ biến thì cũng có rất nhiều người sử dụng phương phân tích tương quan cổ phiếu. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp phân tích tài chính này qua bài viết sau.                                                                                                                                                                                                                                                                       

Phân tích tương quan là gì?

Phân tích tương quan
Phân tích tương quan

Phân tích tương quan là một phép phân tích thường được sử dụng để đánh giá mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa hai biến số. Trong quá trình phân tích chứng khoán, kết quả của phép phân tích này sẽ cho chúng ta biết mối quan hệ tuyến tính giữa hai mã cổ phiếu với nhau.

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản hơn thì trong quá trình phân tích đầu tư tài chính phương pháp phân tích tương quan là chúng ta sẽ đi phân tích, so sánh sự tương quan giữa hai mã cổ phiếu

dựa trên sự tương đồng về các chỉ số, và các điều kiện tác động của hai mã cổ phiếu đó. Qua đó chúng ta sẽ tìm được ra mới liên kết giữa chúng là như thế nào. Mục đích chính của phương pháp này là dựa vào những biến động trong quá khứ của một mã cổ phiếu và kết quả của quá trình phân tích (Hay còn gọi là chỉ số tương quan) để đưa ra dự đoán tương đối chính xác về xu hướng biến động giá của mã cổ phiếu còn lại trong tương lai.

Trên thực tế trong quá trình đầu tư chứng khoán thì phương pháp phân tích sự tương quan giữa hai mã cổ phiếu thường được các nhà đầu tư sử dụng khi phân tích kỹ thuật. Nếu chúng ta đã thành thạo phương pháp phân tích này và lựa chọn được các mã cổ phiếu có sự tương đồng chính xác thì kết quả mà chúng ta thu được sẽ thực sự không khiến chúng ta thất vọng. Khi đó chúng ta sẽ trở thành một nhà đầu tư có con mắt nhìn trước tương lai, cụ thể là sự biến động giá của cổ phiếu. Đã có rất nhiều các nhà đầu tư ngoài kia áp dụng phương pháp này tính công và thu về những khoản lợi nhuận không hề nhỏ.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó là đưa ra kết quả dự báo tương đối chính xác thì nó cũng có một điểm hạn chế khá lớn đó là trên thị trường thì có rất nhiều các mã cổ phiếu khác nhau, vì vậy để tìm được hai mã cổ phiếu mang trong mình các chỉ số và điều kiện tương đồng là khá khó khăn, chúng ta sẽ tốn rất nhiều công sức và bỏ ra nhiêu thời gian đi tìm, chính vì vậy phương pháp phân tích tương quan sẽ phù hợp hơn đối với những nhà đầu tư lâu năm, đã có nhiều kinh nghiệm và tiếp xúc nhiều với các mã cổ phiếu trên thị trường. Nếu là nhà đầu tư mới và chưa có nhiều kinh nghiệm chúng ta nên lựa chọn một phương pháp phù hợp hơn để áp dụng trong đầu tư.

Hệ số tương quan 

Phân tích tương quan
Hệ số tương quan

Như đã đề cập ở trên, khi áp dụng phương pháp phân tích cổ phiếu bằng phương pháp phân tích tương quan chúng ta sẽ phải dựa vào những biến động trong quá khứ của một mã cổ phiếu và kết quả của quá trình phân tích (Hay còn gọi là chỉ số tương quan) để đưa ra dự đoán tương đối chính xác về xu hướng biến động giá của mã cổ phiếu còn lại trong tương lai. Trong đó hệ số tương quan chính là kết quả chúng ta thu được qua quá trình phân tích hai mã cổ phiếu. Nó sẽ cho chúng ta thấy được sự phù hợp và mối qua hệ tuyến tính giữa hai mã cổ phiếu mà chúng ta phân tính được biểu diễn thông qua các giá trị cụ thể nằm trong khoảng từ +1 đến -1. 

Cụ thể thì các kết quả thu được qua phép phân tích sẽ nằm trong ba trường hợp sau:

  • Nếu hệ số tương quan chúng ta thu được sau phép phân tích là một số nằm trong khoảng từ 0 đến +1 hay có giá trị dương thì đồng nghĩa với việc hai đối tượng mà chúng ta đang phân tích sẽ có sự tương quan thuận nhau. Tức là nếu trong một khoảng thời gian và các điều kiện gần giống nhau, nếu một giá trị nào đó của đối tượng này tăng thì sẽ làm cho đối tượng kia cũng sẽ tăng tương ứng với tỉ lệ tương quan so với đối tượng kia.
  • Nếu hệ số tương quan chúng ta thu được sau phép phân tích là giá trị bằng 0 điều này có nghĩa là hai đối tượng mà chúng ta đang phân tích sẽ không có bất kì mối liên hệ hay sự phụ thuộc tương quan nào với nhau.
  • Nếu hệ số tương quan chúng ta thu được sau phép phân tích là một số nằm trong khoảng từ -1 đến 0 hay có giá trị âm thì đồng nghĩa với việc hai đối tượng mà chúng ta đang phân tích sẽ có sự tương quan nghịch nhau. Tức là nếu trong một khoảng thời gian và các điều kiện gần giống nhau, nếu một giá trị nào đó của đối tượng này tăng thì sẽ làm cho đối tượng kia giảm đi tương ứng với tỉ lệ tương quan so với đối tượng kia.
Phân tích tương quan
Các trường hợp của hệ số tương quan

Trong lĩnh vực phân tích tài chính hệ số tương quan cũng thường được các nhà đầu tư, phân tích sử dụng như một công cụ đo lường về mức độ của mối quan hệ tương quan giữa hai chứng khoán cùng loại với nhau. Bên cạnh đó phân tích tương quan cũng rất hữu ích trong việc giúp chúng ta quản trị các danh mục đầu tư của mình. Tương tự khi chúng ta phân tích hai mã cổ phiếu nào đó trong quá trình đầu tư, thì kết quả trả về qua phép phân tích cũng sẽ là một hệ số tương quan nằm trong khoảng giá thị từ -1 đến +1. 

Khi hệ số tương quan là một số dương (Hệ số tương quan nằm trong khoảng từ 0 đến +!) tức là hai mã chứng khoán hoặc tài sản đang phân phân tích có sự tương quan đồng biến với nhau. Đặc biệt nếu hệ số tương quan bằng +1 thì chúng sẽ được coi là có mối tương quan hoàn hảo. Ví dụ trong cùng một khoảng thời gian được xét, nếu giá của mã chứng khoán này khi tăng lên một mức x nào đó thì mã cổ phiếu kia cũng sẽ tăng lên một mức đúng bằng giá trị x đó.

Khi hệ số tương quan là một số mang giá trị âm (Hệ số tương quan nằm trong khoảng từ -1 đến 0) đồng nghĩa rằng hai mã chứng khoán hoặc tài sản đang phân phân tích có sự tương quan nghịch biến với nhau. Đặc biệt nếu hệ số tương quan bằng +1 thì chúng sẽ được coi là có mối tương quan hoàn hảo. Ví dụ trong cùng một khoảng thời gian được xét, khi giá của mã chứng khoán này khi tăng lên một mức x nào đó thì mã cổ phiếu kia cũng sẽ giảm đi một mức đúng bằng giá trị x đó. 

Cũng tương tự theo đó, trường hợp cuối cùng nếu mà hệ số phân tích chứng khoán đạt giá trị đúng bằng 0 thì tức là hai mã cổ phiếu hoặc tài sản mà chúng ta đang xét sẽ không tương quan với nhau tức là chúng sẽ không có bất kỳ mối liên hệ tuyến tính nào qua lại với nhau. Trong thực tế thì khi phân tích tương quan sẽ rất khó để chúng ta có thể thu lại được chính xác một giá trị nguyên (-1, +1, 0) mà thường kết quả thu lại sẽ là các số thập phân, chúng ta sẽ phải tự qua đổi tỉ lệ đó ra để quy ra mức độ tương quan giữa các mã cổ phiếu.

Kết luận

Bài viết trên đây đã giới thiệu cho chúng ta về phương pháp phân tích tương quan và những trường hợp cụ thể phi chúng ta áp dụng phương pháp phân phân tích này trong quá trình áp dụng vào đầu tư, phân tích chứng khoán trong thực tế cũng như những trường hợp chúng ta có thể áp dụng. Hi vọng qua đây chúng ta đã có thêm một kiến thức bổ ích và nó có thể giúp ích được chúng ta phần nào dẫn tới thành công trong quá trình đầu tư của mình.