Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một trong những chỉ số phổ biến nhất đó là MACD. Công cụ này rất dễ sử dụng với nhiều nhà giao dịch và nó là một phần của hệ thống các giao dịch thành công. Bài viết sẽ giới thiệu cho bạn cách sử dụng chỉ số MACD, MACD được tính toán như thế nào và cách thiết lập cũng như sử dụng chỉ số MACD. Hãy theo dõi bài viết kèm những ví dụ thực tế khi áp dụng MACD trên các thị trường tài chính nhé.
1. Chỉ số MACD là gì?
MACD tên đầy đủ là Moving Average Convergence Divergence, trung bình động hội tụ phân kỳ là một trong những chỉ báo động lượng phổ biến được các nhà giao dịch sử dụng trong việc phân tích kỹ thuật, xác định những đường trung bình động khi có một xu hướng mới xuất hiện.
Trong bất kỳ một phân tích nào, đều ưu tiên tìm ra một xu hướng mới để đầu tư vì đó là nơi có thể đem lại được nhiều lợi nhuận, nhiều tiền nhất cho các nhà đầu tư.
Cái tên của chỉ báo đã mô tả toàn diện về chỉ báo ngoại hối MACD này. MACD được phát triển vào cuối năm 1979 bởi Gerald Appel. Chỉ báo được hình thành để xác định sự khác biệt giữa hai khoảng thời gian.
Chỉ báo MACD tính toán sự khác biệt giữa các đường EMA trong 26 ngày và 12 ngày của một công cụ. Đường trung bình EMA 12 ngày sẽ nhanh hơn và đường EMA 26 ngày sẽ chậm hơn.
Trong quá trình tính toán những giá trị khác biệt của hai khoảng thời gian này thì đường trung bình động đều sử dụng mức giá đóng cửa, thời gian có thể lấy bất kỳ hai khoảng thời gian nào.
Trên biểu đồ của chỉ báo MACD, đường EMA 9 ngày cũng sẽ được vẽ và nó cũng có thể hoạt động như một yếu tố để kích họa các quyết định đầu tư mua bán của nhà giao dịch.
Khi MACD di chuyển trên đường EMA 9 ngày thì nó sẽ tạo ra một tín hiệu tăng giá, và khi di chuyển xuống dưới đường EMA 9 ngày thì nó sẽ gửi cho nhà phân tích một tín hiệu bán đi.
2. Thành phần của chỉ số MACD
Có ba thành phần chính của chỉ báo đó là:
- Đường MACD hiển thị được sự khác biệt nhau giữa hai đường trung bình động EMA
- Đường tín hiệu được xem là một đường trung bình động của chỉ báo MACD
- Và biểu đồ thể hiện được những đồ họa của khoảng cách giữa đường MACD và đường tín hiệu giúp nhà phân tích định hướng được chính xác xu hướng mới sẽ xuất hiện trên bản đồ.
Do đó, ta có thể thấy chỉ báo MACD là một trong những công cụ được nhiều nhà giao dịch thực hiện phổ biến và được ưa chuộng nhất,
3. Cách hoạt động của chỉ số MACD
Khi chỉ số MACD di chuyển lên trên 0 được xem là tăng giá và khi di chuyển cắt xuống dưới là giảm giá. Khi MACD tăng từ dưới 0 nó được xem là tăng. Khi nó giảm từ trên 0 xuống thì nó được hiểu là đang giảm giá.
Đường chỉ số MACD di chuyển từ trên xuống dưới đường tín hiệu, đường chỉ báo được xem là đang có xu hướng giảm giá. Khi đường di chuyển càng xa đường 0 thì tín hiệu càng mạnh.
Trong những khoảng giao dịch thì chỉ số MACD sẽ cắt ngang và di chuyển qua lại nhanh chóng trên đường EMA. Khi phân tích thì các nhà giao dịch sẽ tránh những giao dịch trong tình huống này hoặc họ sẽ đóng bớt những vị thế để có thể giảm bớt được sự biến động trong danh mục đầu tư của họ.
Khi có sự giao nhau giữa MACD và hành động giá thì đó là một tín hiệu mạnh cho các nhà giao dịch.
4. Ứng dụng của chỉ số MACD
Bây giờ chúng ta hãy xem cách sử dụng chỉ báo MACD như thế nào, nó được ứng dụng ra sao nhé. Công cụ này cho phép các nhà phân tích nhận được nhiều loại tín hiệu trong cùng lúc đó, có thể là phân kỳ, giao điểm của các đường, vị trí của những biểu đồ MACD, phân kỳ.
Một trong những tín hiệu chính đó là sự phân kỳ mạnh giữa các đường cong, đó là điều kiện mua bán quá mức với những chứng khoán trên thị trường.
Bởi vì có hai tốc độ khác nhau của hai đường trung bình động, với đường trung bình nhanh thì sẽ phản ứng nhanh hơn so với biến động giá của đường trung bình chậm hơn.
Khi có những biến động và có xu hướng mới xảy ra thì đường chỉ báo MACD nhanh hơn sẽ phản ứng đầu tiên và vượt qua đường MACD chậm hơn.
Khi có sự giao nhau xảy ra thì đường nhanh sẽ giao với đường chậm và phân kỳ ra khỏi và dần dần xuất hiện một xu hướng mới.
Qua đó, ta có thể thấy rằng đường nhanh sẽ vượt qua dưới đường chậm và sẽ xác định đường một xu hướng mới sắp bắt đầu.
5. Những chiến lược giao dịch với chỉ số MACD
Các nhà đầu tư cần sử dụng nhiều chiến lược với chỉ báo MACD khác nhau khi thực hiện giao dịch với thị trường Forex. Trong bài viết này sẽ giới thiệu bạn một số chiến lược giao dịch với MACD.
- Nhà giao dịch có thể thực hiện giao dịch mua bán tại giao điểm MACD khi thấy được xu hướng trên bản đồ. Đây được xem là một chiến lược theo xu hướng. Một đường chỉ báo dịch chuyển cắt ngang quan đường tín hiệu và sẽ xuất hiện một xu hướng mới. Tại thời điểm này thì nhà giao dịch đang có được cơ hội để tham gia thị trường một cách thành công.
- Chỉ báo MACD có thể giúp nhà giao dịch xác định được những điểm đảo chiều của thị trường, dựa vào những tín hiệu này, nhà giao dịch có thể thực hiện chiến lược giao dịch hiệu quả.
- Tìm kiếm những điểm yếu của chỉ báo MACD để dự phòng cho mình khi có sự đảo chiều. Xu hướng được đảo ngược thường sẽ ở mức cao nhất hoặc thấp nhất của biểu đồ. Thời điểm đảo chiều có thể tạo cho nhà đầu tư một vị thế đầu tư tốt.
- Nhà giao dịch có thể sử dụng chỉ báo MACD để thực hiện lọc những xu hướng khi tìm kiếm những điểm có lợi để tham gia thị trường.
Cách ứng dụng dễ nhất để thực hiện chỉ số MACD trong thị trường Forex là đi theo xu hướng mới. Ngay cả những nhà giao dịch mới cũng có thể thực hiện được phương pháp này để thực hiện những bước đầu tiên khi thực hiện giao dịch.
Nên mua khi đường nhanh cắt đường tín hiệu từ dưới lên và biểu đồ chỉ báo MACD tăng trên 0, điều này sẽ có kết quả tích cực. Và nên bán khi đường nhanh cắt đường tín hiệu từ trên xuống và biểu đồ của chỉ báo MACD giảm xuống dưới mức 0 vì nó sẽ có kết quả không tốt.
Nhà giao dịch có thể cắt điểm cắt lỗ và có thể đóng vị thế giao dịch của mình khi có tín hiệu từ bản đồ để đảm bảo được có thể chốt lời được hiệu quả nhất
Trên đây là những ví dụ về những chiến lược khi thực hiện chỉ báo MACD vào giao dịch trong thị trường Forex bạn có thể tham khảo, ngoài ra còn nhiều chiến lược khác có thể nhận biết được những điểm tín hiệu có lợi thế khác.
6. Lời kết
Bài viết đã giới thiệu cho bạn những thông tin về chỉ số MACD khi thực hiện giao dịch trong thị trường Forex. Có một cách tiếp cận hợp lý, phương pháp giao dịch và các quy tắc quản lý tài chính rõ ràng sẽ giúp bạn có được một vị thế đầu tư tốt. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm được về những chỉ số và giúp bạn thực hiện giao dịch thành công.