Sàn Upcom là gì? Tần tật tần thông tin cần biết về Upcom

Upcom đã khá quen thuộc đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nó tạo ra môi trường giao dịch an toàn, chuyên nghiệp và lợi nhuận cao. Vậy sàn Upcom là gì? Cách thức giao dịch trên sàn như thế nào? Ưu nhược điểm ra sao? Đừng bỏ qua bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn tất tần tật những thông tin cần biết về Upcom. 

Upcom là sàn gì?

Sàn Upcom có tên đầy đủ bằng tiếng Anh là Unlisted Public Company Market. Đây là sàn giao dịch chứng khoán dành cho các công ty đại chúng mà cổ phiếu chưa được niêm yết. Hiện tại, sàn giao dịch Upcom do sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý.

Từ khi mới thành lập, Upcom chỉ thu hút được 10 doanh nghiệp tham gia. Thế nhưng, trải qua hơn 11 năm hoạt động và phát triển, sàn Upcom Hà Nội đã đạt được lượng giao dịch tăng đáng kể. Đặc biệt, sàn mở ra để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu và trái phiếu mà chưa được niêm yết. Hoặc không đủ điều kiện để tham gia vào các sàn chứng khoán lớn mạnh.

Có thể nói, đây là một nơi để các nhà đầu tư tham gia giao dịch mua bán an toàn, rõ ràng và minh bạch. Đồng thời, sàn còn cung cấp những thông tin chứng khoán chính xác giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

sàn Upcom
Tìm hiểu sàn Upcom là gì?

Những công ty tham gia vào sàn Upcom 

Upcom mở ra để cho các công ty chứng khoán tham gia giao dịch. Thế nhưng, không có nghĩa công ty nào cũng có thể tham gia. Dưới đây là những công ty đang tham gia vào Upcom chứng khoán.

  • Các công ty đại chúng chưa được niêm yết về cổ phiếu do không đủ điều kiện.
  • Các công ty đã được niêm yết cổ phiếu nhưng chưa đăng ký và được sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phê duyệt.
  • Công ty có cổ phiếu được niêm yết nhưng đã hủy bỏ. Đồng thời, để giao dịch trên sàn Upcom cần phải đăng ký vào sàn và được xác nhận là công ty đại chúng.

Ngoài ra, hiện tại sàn giao dịch Upcom gồm có 3 nhóm cổ phiếu chính dành cho các nhà đầu tư tham gia tại sàn. Gồm:

  • Cổ phiếu của các doanh nghiệp phát hành với số vốn ít nhất là 1000 tỷ đồng được xếp vào nhóm Upcom Large. Đây là cổ phiếu lớn nhất trên sàn Upcom.
  • Cổ phiếu được phát hành với vốn điều lệ từ 300 đến dưới 1000 tỷ đồng được gọi là cổ phiếu Medium.
  • Còn lại, cổ phiếu của công ty phát hành có mức đầu tư từ 10 tỷ đến dưới 300 tỷ đồng gọi là Upcom Small.

Tìm hiểu cách thức giao dịch trên sàn Upcom 

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách giao dịch trên sàn giao dịch Upcom. Chúng tôi xin gửi đến bạn những nội dung sau đây.

Điều kiện để đăng ký giao dịch tại sàn Upcom 

Để có thể thực hiện mọi giao dịch tại Upcom chứng khoán, các công ty hay doanh nghiệp cần đảm bảo 2 tiêu chí gồm:

  • Doanh nghiệp phải là công ty đại chúng và cổ phiếu không niêm yết tại hai sàn HNX và Hose. 
  • Trước khi đưa chứng khoán lên sàn cần phải được trung tâm lưu ký xác nhận đã đăng ký.

Chỉ cần đảm bảo hai yêu cầu trên bạn có thể dễ dàng giao dịch tại sàn Upcom mà không lo lắng vi phạm bất kỳ điều gì.

Thời gian giao dịch tại sàn Upcom Hà Nội

Tương tự như các sàn giao dịch từ nhỏ đến lớn khác, Upcom mở cửa tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Riêng hai ngày cuối tuần và các dịp lễ, tết sẽ nghỉ theo quy định của nhà nước. Vì vậy, bạn cần nắm bắt thời gian giao dịch chính xác để không ảnh hưởng đến quá trình đầu tư.

Đối với sàn Upcom sẽ chia ra khớp lệnh liên tục và khớp lệnh thỏa thuận ở hai thời điểm khác nhau. Đối với khớp lệnh liên tục đầu tiên sẽ từ 9h00 đến 11h30 phút. Khớp lệnh thứ hai bắt đầu vào lúc 15 giờ. Thời gian còn lại từ 11h30 đến 13h00 sàn sẽ nghỉ giữa phiên.

Trong đó, khớp lệnh liên tục và khớp lệnh thỏa thuận được thực hiện cùng nhau theo khung giờ trên. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến nguyên tắc khớp lệnh của hai hình thức liên tục và thỏa thuận. Mỗi hình thức sẽ có các nguyên tắc khác nhau nhằm đảm bảo giao dịch diễn ra công bằng và hiệu quả.

Cụ thể, giá sẽ được ưu tiên đầu tiên trong trường hợp nếu giá bán thấp hơn sẽ giao dịch trước và ngược lại. Tiếp theo sẽ ưu tiên về thời gian, người nào đặt lệnh trước sẽ được thực hiện giao dịch trước với điều kiện khi mức giá ngang nhau.

Đơn vị giao dịch thực hiện trên sàn Upcom 

Đối với cổ phiếu của các doanh nghiệp giao dịch trên sàn Upcom sẽ được chia thành lô chẵn và lẻ. Mỗi lô sẽ có quy định về cổ phiếu kèm theo đơn vị giao dịch riêng. 

  • Lô chẵn: Là lô giao dịch với 100 cổ phiếu và đảm bảo chia hết cho 100.
  • Lô lẻ: Ngược lại với lô chẵn, tức là cổ phiếu từ 1 – 99 nhưng chỉ được phép mua khi trên sàn có giao dịch lô lẻ. Lô lẻ trên sàn Upcom có tỷ lệ thấp nên kéo theo tính thanh khoản cũng bị giảm. Do đó, rất ít nhà đầu tư thực hiện giao dịch theo lô này trừ khi có các cổ phiếu đặc biệt.

Đơn vị giao dịch của sàn là 100 đồng. Tức là bạn có thể đặt lệnh với 12.500, 12.600,… nhưng 12.550 thì không đặt được. Các mức đặt đòi hỏi phải chênh lệch nhau 100 đồng.

sàn Upcom
Các hình thức giao dịch trên sàn giao dịch Upcom

Phương thức giao dịch của sàn Upcom 

Đây là điều mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng quan tâm khi tham gia vào sàn Upcom. Tính đến thời điểm hiện tại, sàn cung cấp cho các nhà đầu tư hai hình thức giao dịch chính đó là thỏa thuận thông thường và bằng điện tử. Cùng tìm hiểu chi tiết từng phương thức dưới đây.

  • Thỏa thuận thông thường: Cho phép thỏa thuận trao đổi giữa bên mua và bên bán mà không cần thông qua bất kỳ trung gian nào. Sau khi thỏa thuận thành công sẽ được nhập lên hệ thống để khớp lệnh giao dịch để xác nhận thỏa thuận.
  • Thỏa thuận điện tử: Khác với thỏa thuận thông thường, mỗi nhà đầu tư sẽ nhập vào hệ thống trên sàn Upcom điều kiện và thời gian phù hợp sao cho khớp lệnh giao dịch.

Đánh giá ưu, nhược điểm của sàn Upcom 

Khi đã hiểu hơn về sàn Upcom là gì. Hãy cùng chúng tôi điểm lại một vài ưu điểm và những hạn chế của sàn để giúp bạn có hướng đầu tư phù hợp.

Ưu điểm của sàn Upcom 

Điểm nổi trội nhất của sàn chứng khoán Upcom đó là rõ ràng và minh bạch. Do được sự quản lý của trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội nên sàn được xem là Upcom Hà Nội uy tín nhất. Thậm chí tính minh bạch còn cao hơn cả các sàn lớn như OTC.

Hơn nữa, sàn Upcom có biên độ dao động rất đáng để đầu tư lên đến trên dưới 15%. So với các sàn chứng khoán Việt Nam như HNX hay Hose thì Upcom nổi trội hơn hẳn.

Nhược điểm của sàn Upcom 

Ngoài những ưu điểm nổi bật thì sàn giao dịch Upcom còn tồn tại một số mặt hạn chế. Đó chính là tính thanh khoản khá thấp và độ bảo mật chưa cao nên có thể nhà đầu tư gặp phải rủi ro. Tuy nhiên, xét về hai mặt thì điều này cũng có lợi cho nhà đầu tư. Bởi vì, khi tính rủi ro cao các doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá giao dịch thấp hơn. Đây cũng là cơ hội tốt để kiếm lợi nhuận dễ dàng khi giao dịch tại sàn Upcom.

sàn Upcom
Đánh giá chi tiết sàn chứng khoán Upcom

Nhưng dù thế nào, tốt nhất bạn hãy suy nghĩ và tính toán thật kỹ trước khi đầu tư. Như vậy mới có thể vừa mang lại lợi nhuận lại vừa hạn chế tối đa rủi ro không mong muốn.

Chắc hẳn, qua bài viết trên bạn đã biết được sàn Upcom là gì và cách thức giao dịch trên sàn. Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ đó, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cơ bản để quyết định đầu tư đúng đắn.