P/B là gì? Kiến thức cơ bản, cách tính chỉ số P/B chi tiết

P/B là một chữ số được rất nhiều nhà đầu tư áp dụng trong quá trình phân tích kỹ thuật đối với các cổ phiếu và nó đóng vai trò quan trọng. Cùng tìm hiểu chỉ số P/B là gì, những mức nào thì chỉ số cho kết quả tốt và mức nào thì chỉ số cho kết quả không tốt và những kiến thức cơ bản về chỉ số P/B ngay sau đây, cùng theo dõi bài viết nhé.

1. P/B là gì?

P/B được viết tắt của những từ sau “Price to book ratio”, nó thể hiện giá của các cổ phiếu của một doanh nghiệp có liên quan đến những giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu. Giá trị sổ sách này thường đề cập đến những giá trị về tài chính của một công ty.

Chỉ số P/B được các nhà đầu tư sử dụng trong việc phân tích có thể định giá được cổ phiếu của một doanh nghiệp nào đó trên thị trường chứng khoán, xem xét giá cổ phiếu đó hiện tại đang cao hơn hay thấp hơn bao nhiêu lần so với tài sản ròng của công ty trong hiện tại.

Khi áp dụng chỉ số P/B vào việc phân tích cổ phiếu thì chính nó sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau trong thị trường ví dụ như tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh,…

Do đó, P/B là một công cụ phân tích hữu ích dành cho các nhà đầu tư cổ phiếu trong việc xem xét giá trị thực của cổ phiếu đó trong thời điểm hiện tại để ra quyết định có nên tiếp tục giao dịch mua hoặc bán hay không.

p/b
Tìm hiểu về chỉ số P/B

2. Nội dung, ý nghĩa của P/B

Khi sử dụng chỉ số P/B trên trong phân tích chứng khoán nhà đầu tư có thể biết được cổ phiếu của họ đang phân tích hiện đang có giá cao hơn hay có giá thấp hơn so với giá trị mà ghi trong sổ sách của công ty đó.

Nếu kết quả của chỉ số P/B là cao thì có thể hiểu rằng doanh nghiệp mà bạn phân tích đang có một cơ hội phát triển tốt trong tương lai và sự kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai cao. Do đó nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số P/B để xem xét và mua cổ phiếu này để để đầu tư có được lợi nhuận.

Ngược lại nếu kết quả của chỉ số P/B là thấp thì thị trường không có nhiều kỳ vọng đối với cổ phiếu của doanh nghiệp này và tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại đang không có nhiều khả quan. Do đó nếu nhà đầu tư chọn mua họ chỉ có thể mua cổ phiếu ở mức giá rất thấp.

Hoặc trong trường hợp khác thì có thể được hiểu rằng doanh nghiệp này đang trong quá trình từ một bước khủng hoảng và đang trên đà hồi phục, và việc hồi phục này sẽ dẫn đến một kết quả kinh doanh cao hơn trong tương lai. Do đó giá trị của cổ phiếu trong tương lai cũng sẽ sẽ có lợi nếu như nhà đầu tư mua chúng và tìm kiếm lợi nhuận từ trường hợp này.

3. Công thức tính chỉ số P/B

Để tính P/B đầu tiên hãy xem xét về giá trị sổ sách của một công ty, giá trị sổ sách bằng giá trị thị trường hiện tại của một công ty chia cho giá trị của tất cả các cổ phiếu của công ty đó. 

Nhà đầu tư cần xác định được hai yếu tố đó là giá trị của thị trường hiện tại của công ty và giá trị chị của cổ phiếu ghi trên sổ sách của công ty. Và xác định được cách tính tỷ lệ P/B.

p/b
Công thức tính chỉ số P/B

Trong các thành phần trên Giá trị của một cổ phiếu bằng tổng giá trị tài sản trừ giá trị tài sản vô hình và trừ nợ, sau đó chia cho số lượng cổ phiếu hiện đang được lưu hành của công ty đó 

4. Chỉ số P/B bao nhiêu thì hiệu quả?

Chỉ số P/B được sử dụng rất nhiều trong quá trình phân tích cổ phiếu của thị trường chứng khoán. Do đó khi sử dụng P/B thì các nhà đầu tư có thể biết được giá trị và tiềm năng sinh lợi của những cổ phiếu, xem xét cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng hay không để có được quyết định đầu tư chính xác nhất.

Thực ra thì không có một kết quả nào để chứng minh được là cổ phiếu đang tốt hay xấu, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, do thị trường chứng khoán là một thị trường đầy biến động. Tuy nhiên thì các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm và thâm niên trên thị trường chứng khoán cho rằng những công ty có được sự tăng trưởng và phát triển cao, có doanh thu lớn thì có thể xác định được chỉ số P/B cao

Và để đảm bảo có được sự ổn định và giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia đầu tư thì khi phân tích dựa vào chỉ số P/B này nhà đầu tư nên lựa chọn những doanh nghiệp mà mình phân tích có chỉ số P/B nhỏ hơn 1,5.

Tại sao lại chọn chỉ số P/B nhỏ hơn 1,5? Lý do là những doanh nghiệp này khi xui rủi có xảy ra sự cố thì họ có thể giải quyết được một cách nhanh chóng hơn.

p/b
Kết quả cho chỉ số P/B bao nhiêu thì tốt?

5. Tầm quan trọng của chỉ số P/B

Nói đến đây thì bạn đã biết được tầm quan trọng của chỉ số P/B trong việc phân tích cổ phiếu. Từ đó P/B giúp các nhà đầu tư có thể ra quyết định đầu tư được chính xác hơn

Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số P/B so sánh hai trong nhiều công ty khác nhau trong cùng lĩnh vực hoạt động để xác định được công ty nào hiện đang có giá cổ phiếu hợp lý nhất để đầu tư. 

Trong việc phân tích chứng khoán thì chỉ số P/B rất quan trọng và nó có thể giúp các nhà đầu tư phân tích cổ phiếu chính xác. Tuy nhiên, nhà đầu tư không quá lạm dụng vào mỗi chỉ số P/B để phân tích mà nên lựa chọn nhiều chỉ số hoặc những công cụ khác để phân tích để có được độ chính xác cao hơn.

Mặc dù P/B rất quan trọng và được sử dụng rất nhiều nhưng chỉ số P/B cũng có những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế của tỷ lệ P/B như là: chỉ số P/B chỉ phản ánh những giá trị tài sản hữu hình của một công ty, những thông tin của doanh nghiệp được công bố trên sổ sách cũng không thể phản ánh chính xác được đúng giá trị thị trường của những tài sản của công ty.

Do đó, nhà đầu tư không thể chỉ sử dụng mỗi chỉ số P/B để phân tích vì không thể kết luận được chính xác khi những thông tin này không có được những thông tin xác thực và rõ ràng. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm những kiến thức về chỉ số P/B về đầu tư chứng khoán, cách phân tích cổ phiếu và tìm hiểu những công cụ phân tích cổ phiếu để có được những kết quả giao dịch tốt hơn.

6. Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về chỉ số P/B giúp bạn hiểu được P/B là gì, ý nghĩa của chỉ số P/B và biết được công thức tính chỉ số P/B một cách chi tiết nhất. Nhà đầu tư nên kết hợp với nhiều chỉ số khác để có được những kết quả phân tích chính xác và có được những quyết định đầu tư chính xác. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm được kiến thức về phân tích chứng khoán, chúc bạn đầu tư thành công.