Khái niệm stock return là gì và làm thế nào để tính được nó?

Có thể nói trong quá trình đầu tư cổ phiếu thì điều quan trọng nhất chính là stock return. Để có được cái nhìn tổng quát nhất và hiểu rõ hơn về stock return là gì và cách tính chính xác nhất cho stock return chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Stock return là gì

Stock return là gì? là tổng lợi nhuận của một mã cổ phiếu mà chúng ta thu được, bao gồm tất cả những khoản tiền chúng ta thu được trong cả quá trình đầu tư cổ phiếu. Cụ thể tổng lợi nhuận của cổ phiếu bằng tổng của giá trị chênh lệch về giá và khoản lợi tức thu được.

Stock return là gì
Stock return là gì?

Trên thực tế thì khi chúng ta đầu tư vào những mã cổ phiếu thường so với những mã cổ phiếu được chia cổ tức sẽ có sự khác nhau rất lớn. Điểm khác nhau lớn nhất của hai loại cổ phiếu này cũng giống như tên gọi của chúng chính là cổ phiếu được chia cổ tức thì trong quá trình đầu tư cổ phiếu bên ngoài khoản lợi nhuận thu được từ sự chênh lệch về giá của cổ phiếu thì chúng ta sẽ được chia thêm một khoản cổ tức từ việc chúng ta trở thành cổ đông. Khoản cổ tức này cũng được tính vào lợi nhuận của nhà đầu tư và tùy thuộc vào cách chia cổ tức mà công ty phát hành cổ phiếu quy định.

Như vậy đối với những mã cổ phiếu được chia cổ tức, trong quá trình đầu tư bên cạnh việc chúng ta phải theo dõi biểu đồ giá của cổ phiếu thì cổ tức được chia theo cổ phiếu cũng là điều chúng ta phải hết sức quan tâm để có thể tối đa hóa lợi nhuận. Trên thực tế theo các chuyên gia nghiên cứu và phân tích tài chính lấu năm thì khoản cổ tức được chia theo cổ phiếu này sẽ trực tiếp đóng góp vào khoảng trên một phần ba tổng giá trị lợi nhuận mà chúng ta đạt được trong một khoảng thời gian đầu tư dài hạn. Đặc biệt đối với các mã cổ phiếu đầu tư trong khoảng thời gian càng lâu dài thì khoản lợi nhuận đến từ việc trả cổ tức theo cổ phiếu càng đóng vai trò quan trọng.

Trên thực tế trong lĩnh vực đầu tư cổ phiếu sẽ có nhiều những nhà đầu tư sẽ nhầm lẫn trong việc phân biệt hoặc hiểu sai về hai khái niệm stock return là gì với tổng giá trị thu được dựa vào sự chênh lệch giá của cổ phiếu, đặc biệt là những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường vào chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa tiếp xúc trực tiếp với các mã cổ phiếu được chia cổ tức kèm theo trong quá trình đầu tư. Hai khoản tài chính là tổng lợi nhuận thu được từ việc giao dịch đầu tư cổ phiếu với tổng giá trị thu được dựa vào sự chênh lệch giá của cổ phiếu sẽ chỉ bằng nhau nếu mã cổ phiếu chúng ta đầu tư không được chia cổ tức.

Công thức tính tổng lợi nhuận cổ phiếu

Stock return là gì
Công Công thức tính tổng lợi nhuận cổ phiếu: Stock return là gì?

Như đã đề cập ở nội dung của phần trên thì tổng lợi nhuận thu được từ việc giao dịch đầu tư cổ phiếu với tổng giá trị thu được dựa vào sự chênh lệch giá của cổ phiếu là khác nhau, cụ thể thì đối với những mã cổ phiếu có được chia lợi nhuận đến từ cổ tức kèm theo cổ phiếu thì tổng lợi nhuận thu được từ việc giao dịch đầu tư cổ phiếu sẽ bằng tổng của giá trị thu được khi giao dịch cổ phiếu (dựa vào sự chênh lệch giá của cổ phiếu) cộng với khoản lợi tức mà công ty phát hành chi trả cho chúng ta (cổ đông của công ty) trong khoảng thời gian chúng ta là cổ đông đó. Cụ thể công thức tính stock return là gì:

                           Tổng lợi nhuận cổ phiếu: R =  (P2 – P1) + D 

Trong đó:

  • R Chính là giá trị tổng lợi nhuận cổ phiếu thu được trong suốt quá trình đầu tư
  • P1 là số vốn ban đầu chúng ta bỏ ra để mua cổ phiếu
  • P2 là tổng giá trị của số cổ phiếu chúng ta đang nắm giữ ở thời điểm hiện tại
  • D chính là tổng giá trị cổ tức sau thuế chúng ta được nhận trong suốt quá trình nắm giữ cổ phiếu, D sẽ phụ thuộc vào cách thức công ty phát hành cổ phiếu chia cổ tức cho cổ đông của mình.
Stock return là gì
Total stock return

Trong công thức trên đã cho chúng ta thấy bản chất stock return là gì, có thể thấy tổng lợi nhuận cổ phiếu thu được trong suốt quá trình đầu tư sẽ phụ thuộc vào giá trị (P2 – P1) và D, trên thực tế thì giá của cổ phiếu sẽ có thể tăng lên hoặc giảm đi so với lúc ban đầu chúng ta bỏ tiền ra để mua cổ phiếu. Chính vì vậy giá trị (P2 – P1) có thể mang giá trị âm hoặc mang giá trị dương. Nếu giá trị (P2 – P1) là một số dương tức là chúng ta đang có lãi nhờ vào sự chênh lệch giá của cổ phiếu hay tức là giá trị của cổ phiếu tăng, ngược lại giá trị (P2 – P1) là một số âm thì tức là chúng ta đang lỗ bởi sự chênh lệch giá của cổ phiếu.

Ví dụ tính tổng lợi nhuận cổ phiếu

Chúng ta sẽ áp dụng công thức nào vào một dụ về một trường hợp cụ thể để biết được stock return là gì đối với một mã cổ phiếu có áp dụng chia cổ tức như sau: Ví dụ nhà đầu tư đã quan tâm và đầu tư vào  20 nghìn mã cổ phiếu A của công ty X từ lâu. Với mã chứng khoán này thì công ty X sẽ chia cổ tức cho những cổ đông nắm giữ cổ phiếu A, sau mỗi năm tài chính với mỗi 10 nghìn cổ phiếu A trở nên thì cổ đông sẽ được chia 1 nghìn cổ phiếu. tại thời điểm mua cổ phiếu X của công ty A phát hành trên sàn chứng khoán thì giá của cổ phiếu A đang là 20 nghìn đồng. Hiện tại sau một năm thì giá của cổ phiếu A là 25 nghìn đồng.

Đến đây với những dữ kiện trong trường hợp cụ thể ở trên thì để tính được tổng lợi nhuận cổ phiếu mà nhà đầu tư này thu được sau một năm đầu tư vào mã cổ phiếu A thì chúng ta sẽ phải áp dụng công thức: Tổng lợi nhuận cổ phiếu: R =  (P2 – P1) + D cụ thể các bước tính tổng lợi nhuận cổ phiếu A bao gồm như sau:

  • Bước 1: Tính tổng vốn mà nhà đầu tư đã bỏ ra để mua 20 nghìn cổ phiếu với giá ban đầu là 20 nghìn đồng. P1 = 20.000 x 20.000 = 400.000.000 đồng
  • Bước 2: Tính tổng giá trị mà nhà đầu tư thu lại được sau một năm đầu tư cổ phiếu A. Giá bán lúc này là 25.000 đồng. P2 = 20.000 x 25.000 = 500.000.000 đồng.
  • Bước 3: Tiếp theo chúng ta phải xác định được chính là khoản lợi nhuận đến từ cổ tức sau thuế chúng ta được nhận trong suốt quá trình nắm giữ cổ phiếu. Vì nhà đầu tư đã sở hữu 20.000 cổ phiếu A tức là trên 10.000 theo quy định trả cổ tức là thời hạn nắm giữ đã được 1 năm tài chính nên lượng cổ tức mà nhà đầu tư được trả sẽ là 2.000 cổ phiếu. Vậy tổng giá trị cổ tức chúng ta được nhận D = 2.000 x 25.000 = 50.000.000 đồng.
  • Bước 4: Vậy áp dụng công thức tính tổng lợi nhuận cổ phiếu: C =  (P2 – P1) + D  ta được R = (500.000.000 – 400.000.000) + 50.000.000 = 150.000.000 đồng tiền lãi.

Kết luận

Bài viết trên đây đã mang tới cho chúng ta những kiến thức về “stock return” ( Tổng lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu) đây là những nội dung căn bản và khái quát nhất để giúp chúng ta có thể nắm được stock return là gì và tại sao stock return lại quan trọng trong suốt quá trình đầu tư cổ phiếu của mình cũng như làm thẻ nào để chúng ta có thể tính được stock return. Hi vọng qua những nội dung này chúng ta sẽ có thêm những chiến lược đầu tư tốt hơn.