Cách đọc các dạng biểu đồ kỹ thuật trong chứng khoán

Để phân tích cho kết quả được đúng đắn nhất thì các nhà giao dịch sử dụng các công cụ khác nhau để đưa ra quyết định khi giao dịch trên thị trường chứng khoán. Một trong những công cụ đó chính là biểu đồ chứng khoán. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về các dạng biểu đồ, đặc điểm của từng loại biểu đồ, nó giúp gì cho các nhà giao dịch trước khi thực hiện đầu tư chứng khoán. 

1. Biểu đồ chứng khoán là gì?

Biểu đồ là một biểu diễn đồ họa bao gồm nhiều dạng khác nhau, nó thể hiện chuyển động giá và khối lượng của một cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định. Trong biểu đồ này, một trục thể hiện khoảng thời gian, trục còn lại thể hiện chuyển động giá.

Có các loại biểu đồ với nhiều hình dạng và nhiều kích cỡ khác nhau. Thời gian hiển thị trên biểu đồ có thể là ngày, tháng hoặc năm, tùy vào loại hình đầu tư của nhà giao dịch.

Giá cổ phiếu trên biểu đồ đã thể hiện tất cả những thông tin có liên quan trên thị trường. Giá cổ phiếu có xu hướng di chuyển theo xu hướng của thị trường. 

Nếu giá cổ phiếu di chuyển theo các mô hình trên biểu đồ, thì việc nghiên cứu các mô hình này để các nhà giao dịch ra quyết định giao dịch tốt hơn có thể rất hữu ích. Đó là lý do tại sao biểu đồ chứng khoán cực kỳ hữu ích khi phân tích giao dịch.

2. Các dạng biểu đồ

Hiện tại có nhiều dạng biểu đồ, có các dạng biểu đồ được các nhà giao dịch chứng khoán thực hiện để phân tích nhiều nhất.

Cách đọc các dạng biểu đồ kỹ thuật trong chứng khoán
Các dạng biểu đồ phổ biến được sử dụng để phân tích kỹ thuật chứng khoán

Dưới đây là thông tin chi tiết về các dạng biểu đồ này.

2.1 Biểu đồ đường (Line charts)

Biểu đồ đường có lẽ là loại biểu đồ phổ biến nhất. Biểu đồ này theo dõi giá đóng cửa của cổ phiếu trong một khoảng thời gian đã được xác định cụ thể.

Mỗi điểm tại giá đóng cửa được biểu thị bằng một dấu chấm. Và tất cả các dấu chấm được kết nối bằng các đường để có được biểu diễn đồ họa được thể hiện trên biểu đồ đó.

Cách đọc các dạng biểu đồ kỹ thuật trong chứng khoán
Hình dạng biểu đồ đường

Mặc dù được coi là khá đơn giản so với các dạng biểu đồ khác, biểu đồ đường giúp các nhà giao dịch xác định xu hướng trong chuyển động giá. Tuy nhiên, vì nó theo dõi giá đóng cửa, nên nó không cung cấp nhiều thông tin liên quan đến biến động giá trong ngày.

Các loại biểu đồ đường bao gồm biểu đồ đường đơn giản (chỉ có một đường được vẽ trên biểu đồ); biểu đồ có nhiều đường (chứa hai hoặc nhiều dòng biểu thị nhiều hơn một biến trong tập dữ liệu); biểu đồ đường ghép cũng là một trong các loại biểu đồ thống kê (một phần mở rộng của biểu đồ đường đơn giản, được sử dụng khi xử lý các nhóm dữ liệu khác nhau từ một tập dữ liệu lớn hơn).

Biểu đồ đường giúp các nhà giao dịch nghiên cứu được những dữ liệu chứng khoán trong một khoảng thời gian nào đó nhưng thường thì trong khoảng thời gian ngắn, không thuận tiện khi xử lý các dữ liệu phân số hay số thập phân.

2.2 Biểu đồ thanh (bar charts)

Biểu đồ thanh khá giống với biểu đồ đường. Tuy nhiên, nó cung cấp nhiều thông tin hơn. Thay vì một dấu chấm, mỗi điểm trong biểu đồ được biểu diễn bằng một đường thẳng đứng. Đường này có hai đường ngang kéo dài từ hai bên.

Phần trên cùng của đường thẳng đứng thể hiện mức giá cao nhất mà cổ phiếu đã giao dịch trong ngày. Biểu đồ thanh đặc biệt hiệu quả khi bạn có dữ liệu có thể được chia thành nhiều danh mục.

Phần dưới của biểu đồ thanh đại diện cho giá giao dịch thấp nhất. Phần mở rộng bên trái đại diện cho giá mà tại đó cổ phiếu đã mở trong khi phần mở rộng bên phải đại diện cho giá đóng cửa trong ngày.

Bạn có thể sử dụng chúng để nhanh chóng so sánh dữ liệu giữa các danh mục, làm nổi bật sự khác biệt, hiển thị xu hướng và ngoại lệ, đồng thời tiết lộ mức cao và mức thấp trong lịch sử.

Biểu đồ thanh có các dạng biểu đồ nhỏ như biểu đồ thanh được nhóm lại, biểu đồ thanh xếp chồng (được sử dụng để hiển thị các nhóm con trong tập dữ liệu), biểu đồ thanh được phân đoạn (nó hiển thị phần trăm giá trị riêng biệt của nó so với tổng giá trị).

Lợi ích khi sử dụng biểu đồ thanh là có thể tóm tắt được một số dữ liệu lớn dễ hiểu hơn và có thể tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. Biểu đồ thanh cũng cung cấp thông tin chi tiết về sự biến động. Nếu đường này dài hơn, điều đó có nghĩa là có sự biến động lớn hơn trong giao dịch cổ phiếu.

Nhưng nhược điểm của biểu đồ thanh là nó không tiết lộ các giả định về các nguyên nhân, ảnh hưởng của các dữ liệu khi phân tích như các dạng biểu đồ khác.

2.3 Biểu đồ hình nến

Biểu đồ hình nến được các nhà giao dịch sử dụng rất phổ biến trong việc xem xét kỹ thuật. Nó cung cấp rất nhiều thông tin một cách rất chính xác. Biểu đồ này thể hiện biến động giá mỗi ngày của thị trường chứng khoán.

Cách đọc các dạng biểu đồ kỹ thuật trong chứng khoán
Biểu đồ nến là một trong các dạng biểu đồ được sử dụng phổ biến

Nó tương tự như biểu đồ thanh vì nó đại diện cho bốn điểm dữ liệu: cao, thấp, mở và đóng. Biểu đồ nến cung cấp nhiều thông tin trong khoảng thời gian lớn, còn biểu đồ thanh thì chỉ phân tích trong một ngày giao dịch. Những màu nến khác nhau thể hiện giá của tài sản khác nhau.

2.4 Biểu đồ Renko

Đây là một biểu đồ mới được phát minh gần đây,  một trong những loại biểu đồ chính trong phân tích kỹ thuật, nó chỉ tập trung vào sự thay đổi của giá cả và sử dụng các khối hình giá để biểu thị một biến động giá cố định. 

Các nhà giao dịch sử dụng biểu đồ Renko có thể xác định các mức kháng cự, cắt lỗ hiệu quả và giúp họ thấy được rõ các xu hướng dịch chuyển bằng việc di chuyển của những viên gạch Renko và nó thể hiện mức giá tăng giảm qua các màu của viên gạch.

2.5 Biểu đồ Heikin Ashi

Biểu đồ Heikin Ashi là một trong các dạng biểu đồ kỹ thuật được nhiều nhà giao dịch lựa chọn phân tích. Nó khá giống với các biểu đồ nến, giúp các nhà giao dịch xác định xu hướng dễ dàng hơn và cung cấp điểm nhấn rõ ràng hơn, xác nhận các xu hướng hiện tại.

Khi có các chốt HA màu xanh lục liên tục mà không có bóng dưới, thì đó là sự phản ánh của một xu hướng mạnh.

Mặt khác, khi có các chốt màu đỏ liên tục mà không có bóng trên, nó phản ánh một xu hướng giảm mạnh. Vì các thanh của biểu đồ Heikin Ashi được tính trung bình, không có giá mở và đóng cửa chính xác trong một khoảng thời gian cụ thể.

Khi sử dụng biểu đồ này chúng giúp cô lập xu hướng tốt hơn và không bị phức tạp khi xem xét.

2.6 Biểu đồ điểm và hình

Đây cũng là một biểu đồ được nhiều nhà giao dịch thực hiện trong các phân tích kỹ thuật. Nó sử dụng hàng loạt các hàng dọc của X’s và O’s. Khi giá cổ phiếu tăng lên, nó được biểu thị trong hàng chữ X’s. Ngược lại, khi nó di chuyển xuống, nó hiển thị trên hàng O’s.

Biểu đồ này dễ sử dụng, dễ vẽ và các mẫu cũng dễ theo dõi, có thể giúp các nhà giao dịch dễ dàng xác định được các điểm vào và ra hợp lý.

3. Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về các dạng biểu đồ sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Là một nhà giao dịch trên thị trường, điều quan trọng là bạn phải có đầy đủ những kiến thức và biết cách đọc các biểu đồ, đồng thời hiểu được những thông tin mà biểu đồ đó cung cấp cho bạn. Từ đó, giúp bạn xác định được xu hướng và có được những quyết định đúng đắn khi đầu tư.

Tổng hợp: kinhnghiemchungkhoan.com